Mỹ đưa 7 công ty, tổ chức siêu máy tính Trung Quốc vào danh sách đen

Diệp Vũ
Chia sẻ

Bộ Thương mại Mỹ ngày 8/4 đưa 7 công ty và tổ chức trong lĩnh vực siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.
Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Bộ Thương mại Mỹ ngày 8/4 đưa 7 công ty và tổ chức trong lĩnh vực siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen trên cơ sở mối lo an ninh quốc gia.

Theo tin từ CNBC, các công ty và tổ chức Trung Quốc bị Bộ Thương mại liệt kê vào danh sách đen lần này bao gồm công ty Công nghệ thông tin Tianjin Phytium, Trung tâm Thiết kế bảng mạch hiệu năng cao Thượng Hải, công ty Sunway Microelectronics, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Tế Nam, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thẩm Quyến, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Vô Tích, và Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Trịnh Châu.

7 thực thể bị đưa vào danh sách đen vì "chế tạo siêu máy tính phục vụ cho quân đội Trung Quốc, với mục đích hiện đại hóa quân đội nhằm gây mất ổn định, và/hoặc các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt".

Giới chức Mỹ từ lâu cho rằng các công ty Trung Quốc chịu sự chi phối của Chính phủ nước này và thu thập thông tin nhạy cảm cho quân đội Trung Quốc - một cáo buộc mà Bắc Kinh phủ nhận.

"Năng lực siêu máy tính có ý nghĩa sống còn đối với việc phát triển nhiều, nếu không muốn nói là gần như tất cả, vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, chẳng hạn vũ khí hạt nhân và vũ khí siêu thanh", Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo phát biểu.

"Bộ Thương mại sẽ sử dụng tối đa thẩm quyền của mình để ngăn việc Trung Quốc lợi dụng công nghệ Mỹ để hậu thuẫn những nô lực hiện đại hóa quân đội gây mất ổn định", bà Raimondo nói thêm.

Lệnh hạn chế xuất khẩu của Mỹ đối với các thực thể vừa bị đưa vào danh sách đen sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Tuy nhiên, lệnh cấm không áp dụng đối với hàng hóa từ các nhà cung cấp Mỹ đang trên đường giao hàng đến các thực thể này.

Thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã đưa hàng loạt công ty Trung Quốc vào danh sách đen, bao gồm tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei, hãng chip lớn nhất Trung Quốc SMIC và công ty sản xuất thiết bị bay không người lái (drone) lớn nhất nước này SZ DJI Technology.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con