Mỹ: FED có thể dùng luật đặc biệt để làm rõ tình trạng thiếu chip
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết, chính quyền Biden đang xem xét viện dẫn luật an ninh quốc gia thời Chiến tranh Lạnh để buộc các công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn cung cấp thông tin về tình hình tồn kho và bán chip...
Mục tiêu của chính quyền Mỹ là để giảm bớt những tắc nghẽn đã khiến ngành sản xuất ô tô của Mỹ bị ảnh hưởng không nhỏ và gây ra tình trạng thiếu hụt thiết bị điện tử tiêu dùng, đồng thời xác định khả năng tích trữ,
Các nhân viên của bà Gina Raimondo trong nhiều tháng qua đã tìm kiếm sự minh bạch trong cách các công ty phân bổ nguồn cung cấp chất bán dẫn của họ. Nhưng dù đã triệu tập các công ty từ các lĩnh vực công nghiệp khác, nhiều công ty đã từ chối giao dữ liệu kinh doanh cho Chính phủ Mỹ.
Trước thực trạng này, Bộ Thương mại hiện đang yêu cầu các công ty trả lời các câu hỏi liên quan với thời hạn 45 ngày để cung cấp thông tin về chuỗi cung ứng.
Mặc dù yêu cầu là "tự nguyện" nhưng Raimondo cho biết bà đã cảnh báo các đại diện trong ngành rằng, có thể viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng hoặc các công cụ khác để buộc họ phải thực hiện nếu các công ty không phản hồi.
“Chúng tôi không muốn phải làm bất cứ điều gì bắt buộc nhưng nếu họ không tuân thủ thì không có lựa chọn nào khác”, bà Gina Raimondo nhấn mạnh.
Đạo luật sản Sản xuất Quốc phòng Mỹ trao cho tổng thống quyền chỉ đạo sản xuất công nghiệp trong các cuộc khủng hoảng. Thực tế, chính quyền Trump và Biden từng viện dẫn nó để đẩy nhanh việc sản xuất và phân phối vắc xin coronavirus cùng các vật tư y tế khác liên quan đến đại dịch.
Tuy nhiên, không rõ chính xác cách bà Raimondo có thể sử dụng luật để lấy thông tin từ các nhà sản xuất chất bán dẫn hoặc khách hàng của họ như thế nào. Bà Gina Raimondo cũng từ chối nêu tên bất kỳ công ty cụ thể nào.
Sự thiếu hụt toàn cầu về chip cung cấp năng lượng cho mọi thứ từ máy tính xách tay đến ô tô tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp và việc tìm kiếm các giải pháp trung, dài hạn đã được ưu tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.
Mới đây, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia, Brian Deese, đã tổ chức cuộc họp với các công ty đầu ngành để nhấn mạnh lại quan điểm đó.
Về các cuộc họp đó, bà Raimondo cho biết đã “diễn ra rất tốt” và những người tham gia “cực kỳ xây dựng”.
Bà Raimondo nói thêm: “Có những cáo buộc về việc một số công ty mua gấp hai hoặc ba lần những gì họ cần và dự trữ. Chúng tôi không thể đánh giá chính xác bởi vì người tiêu dùng đang tích trữ, vì vậy cũng không thể biết nhu cầu chính xác là gì”.
Việc buộc các công ty tiết lộ chi tiết về kho dự trữ của họ sẽ được các nhà đầu tư quan tâm. Một trong những mối lo ngại lớn nhất về sự gia tăng lớn về doanh thu và thu nhập của ngành là tình hình hoảng sợ dẫn đến mua nhiều hơn mức họ cần và việc tích tụ hàng tồn kho không sử dụng sẽ gây ra sự cố.
Các vấn đề mà chuỗi cung ứng phải đối mặt hiện nay chủ yếu xoay quanh sự lây lan của biến thể coronavirus ở các nước Đông Nam Á như Malaysia và Việt Nam, nơi các nhà máy bán dẫn phải đóng cửa vì dịch bệnh bùng phát và hiện đang hoạt động với công suất giảm.
Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao, cùng với các đại sứ quán Mỹ, cho hay cũng sẽ thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm để đảm bảo rằng những gián đoạn liên quan đến tình hình dịch bệnh ảnh hưởng trong sản xuất có thể được giải quyết nhanh hơn.