NATO: “Quân Nga đã trở lại biên giới Ukraine”
NATO đã nhìn thấy “ít nhất vài nghìn quân Nga” đã được triển khai tới biên giới Ukraine
Người đứng đầu Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, tổ chức này đã phát hiện thấy Nga tập trung quân trở lại ở khu vực gần biên giới với Ukraine. Theo NATO, đây là “một bước lùi rất đáng tiếc” trong tiến trình tháo ngòi cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói, NATO đã nhìn thấy “ít nhất vài nghìn quân Nga” đã được triển khai tới biên giới Ukraine và hoạt động luyện tập của binh lính Nga ở khu vực.
Cách đây chưa lâu, Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga tập trung 40.000 quân dọc biên giới với Ukraine và quan ngại Moscow sẽ có hành động quân sự. Tuy nhiên, vào đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Vào thời điểm đó, động thái này của người đứng đầu điện Kremlin được xem như một tín hiệu cho thấy Nga cam kết giảm căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bởi vậy, việc Nga đưa quân trở lại biên giới, dù chỉ là vài nghìn quân, cũng khiến cơ hội cho kế hoạch hòa bình mà tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đề ra trở nên mong manh. Đồng thời, việc quân Nga trở lại cũng làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng Ukraine giành lại được quyền kiểm soát đối với đường biên giới của nước này.
“Tôi xem đây là một bước lùi rất đáng tiếc và có vẻ như Nga vẫn duy trì khả năng can thiệp sâu hơn” vào Ukraine, ông Rasmussen nói.
Theo ông Rasmussen, số lính Nga nói trên “chẳng may” không được triển khai để ngăn chặn dòng vũ khí và chiến binh từ Nga sang Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow tiếp tay cho các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí và nhân sự cho các lực lượng này. Về phần mình, Nga phủ nhận những cáo buộc như vậy.
Ông Rasmussen nói, cộng đồng quốc tế sẽ đáp trả cứng rắn nếu Nga can thiệp sâu hơn vào Ukraine. “Các lệnh trừng phạt mạnh hơn sẽ được áp dụng, gây ra những tác động tiêu cực với Nga”, ông Rasmussen nói.
Tại Berlin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew cũng cảnh báo sẽ áp thêm lệnh trừng phạt lên Nga. Ông Lew kêu gọi ông Putin chấp nhận kế hoạch ngừng bắn mà Tổng thống Ukraine Poroshenko đề ra, đồng thời thúc giục Moscow dừng việc hỗ trợ cho các lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố đã sẵn sàng công bố sớm một lệnh ngừng bắn tạm thời, đơn phương, nhưng chỉ sau khi các lực lượng của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực biên giới. Hiện một phần lớn khu vực biên giới Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng ly khai.
Đến hôm qua, các phần tử nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã từ chối lời kêu gọi hạ vũ khí mà Kiev đưa ra. Giao tranh ác liệt giữa quân ly khai và quân Chính phủ tiếp tục diễn ra ở khu vực này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen nói, NATO đã nhìn thấy “ít nhất vài nghìn quân Nga” đã được triển khai tới biên giới Ukraine và hoạt động luyện tập của binh lính Nga ở khu vực.
Cách đây chưa lâu, Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga tập trung 40.000 quân dọc biên giới với Ukraine và quan ngại Moscow sẽ có hành động quân sự. Tuy nhiên, vào đầu tháng này, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rút quân khỏi biên giới với Ukraine. Vào thời điểm đó, động thái này của người đứng đầu điện Kremlin được xem như một tín hiệu cho thấy Nga cam kết giảm căng thẳng trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bởi vậy, việc Nga đưa quân trở lại biên giới, dù chỉ là vài nghìn quân, cũng khiến cơ hội cho kế hoạch hòa bình mà tân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đề ra trở nên mong manh. Đồng thời, việc quân Nga trở lại cũng làm dấy lên những nghi ngờ về khả năng Ukraine giành lại được quyền kiểm soát đối với đường biên giới của nước này.
“Tôi xem đây là một bước lùi rất đáng tiếc và có vẻ như Nga vẫn duy trì khả năng can thiệp sâu hơn” vào Ukraine, ông Rasmussen nói.
Theo ông Rasmussen, số lính Nga nói trên “chẳng may” không được triển khai để ngăn chặn dòng vũ khí và chiến binh từ Nga sang Ukraine. Kiev và phương Tây cáo buộc Moscow tiếp tay cho các phần tử nổi dậy ở miền Đông Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí và nhân sự cho các lực lượng này. Về phần mình, Nga phủ nhận những cáo buộc như vậy.
Ông Rasmussen nói, cộng đồng quốc tế sẽ đáp trả cứng rắn nếu Nga can thiệp sâu hơn vào Ukraine. “Các lệnh trừng phạt mạnh hơn sẽ được áp dụng, gây ra những tác động tiêu cực với Nga”, ông Rasmussen nói.
Tại Berlin, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jacob Lew cũng cảnh báo sẽ áp thêm lệnh trừng phạt lên Nga. Ông Lew kêu gọi ông Putin chấp nhận kế hoạch ngừng bắn mà Tổng thống Ukraine Poroshenko đề ra, đồng thời thúc giục Moscow dừng việc hỗ trợ cho các lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Tổng thống Poroshenko đã tuyên bố đã sẵn sàng công bố sớm một lệnh ngừng bắn tạm thời, đơn phương, nhưng chỉ sau khi các lực lượng của Kiev giành lại quyền kiểm soát khu vực biên giới. Hiện một phần lớn khu vực biên giới Ukraine đang nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng ly khai.
Đến hôm qua, các phần tử nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine đã từ chối lời kêu gọi hạ vũ khí mà Kiev đưa ra. Giao tranh ác liệt giữa quân ly khai và quân Chính phủ tiếp tục diễn ra ở khu vực này.