“Nên đưa công nghiệp lọc dầu về Bà Rịa - Vũng Tàu”
“Lợi thế tự nhiên từ khai thác dầu thô đến lọc dầu và hóa dầu đã không được tận dụng”
GS.TS Nguyễn Mại, chuyên gia hàng đầu về FDI, nói nên đưa công nghiệp lọc dầu về Bà Rịa Vũng Tàu, thay vì làm “rải rác” ở các địa phương.
Trong bản tham luận tại Diễn đàn Kinh tế biển 2013, ông Mại nói hiện tại phần lớn trữ lượng dầu khí của Việt Nam nằm ngoài khơi Vũng Tàu, do đó, đáng ra nhà máy lọc dầu đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1995 trên địa bàn tỉnh này.
Nhưng sau đó, “Trung ương quyết định chuyển đi nơi khác, lúc đầu là Văn Phong, hiện nay là Dung Quất, do đó lợi thế tự nhiên từ khai thác dầu thô đến lọc dầu và hóa dầu đã không được tận dụng”.
“Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội, liệu có nên đề xuất với Trung ương về việc hình thành liên hiệp khai thác dầu thô - lọc dầu - hóa dầu tại địa phương này?”, ông đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh rằng việc xây dựng các nhà máy lọc dầu ở các địa phương khác, như trường hợp Dung Quất, là “không hiệu quả về kinh tế”.
Vị chuyên gia giàu trải nghiệm cũng nói rằng tư duy phát triển kinh tế - trong một đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới - không những đòi hỏi việc phát huy lợi thế so sánh động của quốc gia, mà còn là việc phát huy bản sắc, lợi thế tự nhiên và xã hội của từng vùng kinh tế.
Từ tư duy đó, đòi hỏi Chính phủ, các bộ phải có quy hoạch ngành kinh tế gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ; mỗi địa phương phải khai thác và phát huy tối đa lợi thế tự nhiên và xã hội.
“Nước ta có trên 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất na ná như nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều lắm. Nếu nhìn rộng ra cơ cấu kinh tế từng địa phương thì mỗi tỉnh, thành phố của nước ta là một “ vương quốc” có đủ cảng biển, nhiều nơi đã có hoặc sắp có sân bay, sản xuất từ sắt thép đến quần áo, dày dép, xi măng, nhưng lại chưa hình thành được kinh tế vùng lãnh thổ - yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao”, ông đề xuất.
Ông dẫn chứng rằng Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có những lợi thế riêng của từng tỉnh, đồng thời có những lợi thế chung của cả vùng Bắc Trung Bộ nếu có sự phân công, hợp tác trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các ngành công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường sinh thái trong toàn vùng.
Tuy nhiên, hiện nay Nghệ An đã có sân bay, Thanh Hóa cũng đang xây dựng sân bay, cả ba tỉnh đều có cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Theo thống kê năm 2012, hiện nay dân số của ba tỉnh này khoảng 7,6 triệu người, diện tich đất tự nhiên là 33.000 km2; với quy mô dân số và diện tich đó mà có sự hợp tác, phân công hợp lý thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ cao hơn, ứng phó các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giữ gìn đa dạng sinh học cả vùng và xử lý môi trường biển sẽ có hiệu quả hơn.
“Đã đến lúc cần đề ra chương trình nghiên cứu liên tỉnh để tận dụng có hiệu quả hơn các cơ sở kinh tế- xã hội hiện có, hợp tác cùng phát triển hợp lý các cơ sở sẽ được đầu tư xây dựng vì lợi ích của từng tỉnh và lợi ích chung của vùng Bắc Trung Bộ”, ông nhấn mạnh.
Trong bản tham luận tại Diễn đàn Kinh tế biển 2013, ông Mại nói hiện tại phần lớn trữ lượng dầu khí của Việt Nam nằm ngoài khơi Vũng Tàu, do đó, đáng ra nhà máy lọc dầu đầu tiên đã được xây dựng từ năm 1995 trên địa bàn tỉnh này.
Nhưng sau đó, “Trung ương quyết định chuyển đi nơi khác, lúc đầu là Văn Phong, hiện nay là Dung Quất, do đó lợi thế tự nhiên từ khai thác dầu thô đến lọc dầu và hóa dầu đã không được tận dụng”.
“Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội, liệu có nên đề xuất với Trung ương về việc hình thành liên hiệp khai thác dầu thô - lọc dầu - hóa dầu tại địa phương này?”, ông đặt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh rằng việc xây dựng các nhà máy lọc dầu ở các địa phương khác, như trường hợp Dung Quất, là “không hiệu quả về kinh tế”.
Vị chuyên gia giàu trải nghiệm cũng nói rằng tư duy phát triển kinh tế - trong một đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới - không những đòi hỏi việc phát huy lợi thế so sánh động của quốc gia, mà còn là việc phát huy bản sắc, lợi thế tự nhiên và xã hội của từng vùng kinh tế.
Từ tư duy đó, đòi hỏi Chính phủ, các bộ phải có quy hoạch ngành kinh tế gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ; mỗi địa phương phải khai thác và phát huy tối đa lợi thế tự nhiên và xã hội.
“Nước ta có trên 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất na ná như nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều lắm. Nếu nhìn rộng ra cơ cấu kinh tế từng địa phương thì mỗi tỉnh, thành phố của nước ta là một “ vương quốc” có đủ cảng biển, nhiều nơi đã có hoặc sắp có sân bay, sản xuất từ sắt thép đến quần áo, dày dép, xi măng, nhưng lại chưa hình thành được kinh tế vùng lãnh thổ - yếu tố cấu thành nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao”, ông đề xuất.
Ông dẫn chứng rằng Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh có những lợi thế riêng của từng tỉnh, đồng thời có những lợi thế chung của cả vùng Bắc Trung Bộ nếu có sự phân công, hợp tác trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các ngành công nghiệp, dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực và xử lý môi trường sinh thái trong toàn vùng.
Tuy nhiên, hiện nay Nghệ An đã có sân bay, Thanh Hóa cũng đang xây dựng sân bay, cả ba tỉnh đều có cảng biển, khu kinh tế, khu công nghiệp, các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
Theo thống kê năm 2012, hiện nay dân số của ba tỉnh này khoảng 7,6 triệu người, diện tich đất tự nhiên là 33.000 km2; với quy mô dân số và diện tich đó mà có sự hợp tác, phân công hợp lý thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sẽ cao hơn, ứng phó các vấn đề chung như biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giữ gìn đa dạng sinh học cả vùng và xử lý môi trường biển sẽ có hiệu quả hơn.
“Đã đến lúc cần đề ra chương trình nghiên cứu liên tỉnh để tận dụng có hiệu quả hơn các cơ sở kinh tế- xã hội hiện có, hợp tác cùng phát triển hợp lý các cơ sở sẽ được đầu tư xây dựng vì lợi ích của từng tỉnh và lợi ích chung của vùng Bắc Trung Bộ”, ông nhấn mạnh.