Ngân hàng Nhà nước lo rủi ro cho vay dự án giao thông
Thống đốc chỉ thị các ngân hàng tăng cường kiểm soát rủi ro khi cho vay dự án BOT, BT giao thông
Ngày 15/7/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án giao thông theo mô hình BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) hoặc BT (xây dựng - chuyển giao).
Chỉ thị này nêu rõ, trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đầu tư một nguồn vốn lớn tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông và có xu hướng gia tăng tại nhiều ngân hàng.
“Nguồn vốn ngân hàng góp phần đảm bảo tiến độ, khối lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn một số bất cập, chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro có liên quan”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 2/7/2015 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 6/2015, Chính phủ đã giao cơ quan này thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm cơ cấu tín dụng phù hợp, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; giám sát chặt chẽ khi cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài…).
Do đó, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững theo đúng mục tiêu đã đề ra, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, đặc biệt các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc cơ quan mình và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai các công việc liên quan định hướng trên.
Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tham mưu cho Thống đốc, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với các dự án BOT, BT giao thông theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.
Cụ thể, các đầu mối trên tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm gồm: kiểm soát chặt chẽ tình hình tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng, đặc biệt đối với các dự án BOT, BT giao thông; cung cấp thông tin và kịp thời cảnh báo cho các tổ chức tín dụng về những rủi ro phát sinh; tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải giám sát thường xuyên diễn biến hoạt động ngân hàng để phát hiện các vi phạm; cảnh báo và xử lý kịp thời các sai phạm của tổ chức tín dụng. Giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng trong cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là các dự án BOT, BT giao thông có thời gian thu hồi vốn kéo dài.
Cùng đó, các đầu mối trên phải xem xét thận trọng, chặt chẽ đối với các đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của các tổ chức tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Đối với các tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng khi xem xét cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; đặc biệt lưu ý các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông; đồng thời, kiểm soát thời hạn cho vay, tương ứng với thời hạn huy động vốn, không để xảy ra rủi ro kỳ hạn và thanh khoản.
Khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lưu ý các tổ chức tín dụng thẩm định kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư, chỉ xem xét cho vay đối với các dự án lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, đảm bảo có đủ vốn tự có tham gia dự án theo đúng quy định của pháp luật…
Chỉ thị trên có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2015.
Chỉ thị này nêu rõ, trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại đã đầu tư một nguồn vốn lớn tài trợ cho các dự án hạ tầng giao thông và có xu hướng gia tăng tại nhiều ngân hàng.
“Nguồn vốn ngân hàng góp phần đảm bảo tiến độ, khối lượng đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông còn một số bất cập, chưa đánh giá đầy đủ những rủi ro có liên quan”, Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tại Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 2/7/2015 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 6/2015, Chính phủ đã giao cơ quan này thúc đẩy tăng trưởng tín dụng gắn với bảo đảm cơ cấu tín dụng phù hợp, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; giám sát chặt chẽ khi cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài…).
Do đó, để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững theo đúng mục tiêu đã đề ra, giảm thiểu rủi ro trong việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, đặc biệt các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc cơ quan mình và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai các công việc liên quan định hướng trên.
Đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tham mưu cho Thống đốc, chủ động triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường kiểm soát rủi ro trong cho vay đối với các dự án BOT, BT giao thông theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.
Cụ thể, các đầu mối trên tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm gồm: kiểm soát chặt chẽ tình hình tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng, đặc biệt đối với các dự án BOT, BT giao thông; cung cấp thông tin và kịp thời cảnh báo cho các tổ chức tín dụng về những rủi ro phát sinh; tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phải giám sát thường xuyên diễn biến hoạt động ngân hàng để phát hiện các vi phạm; cảnh báo và xử lý kịp thời các sai phạm của tổ chức tín dụng. Giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng trong cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là các dự án BOT, BT giao thông có thời gian thu hồi vốn kéo dài.
Cùng đó, các đầu mối trên phải xem xét thận trọng, chặt chẽ đối với các đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của các tổ chức tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Đối với các tổ chức tín dụng, Thống đốc yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng khi xem xét cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; đặc biệt lưu ý các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức tín dụng vào các dự án BOT, BT giao thông; đồng thời, kiểm soát thời hạn cho vay, tương ứng với thời hạn huy động vốn, không để xảy ra rủi ro kỳ hạn và thanh khoản.
Khi xem xét hồ sơ vay vốn của khách hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lưu ý các tổ chức tín dụng thẩm định kỹ năng lực tài chính của chủ đầu tư, chỉ xem xét cho vay đối với các dự án lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, đảm bảo có đủ vốn tự có tham gia dự án theo đúng quy định của pháp luật…
Chỉ thị trên có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2015.