Nghiên cứu phương án mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án giao thông trọng điểm

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải lên kế hoạch cụ thể về nhu cầu vật liệu san lấp của từng dự án giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng ở phía nam theo tiến độ thi công, trữ lượng và công suất khai thác hiện nay của các mỏ cát; đồng thời nghiên cứu phương án mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án giao thông trọng điểm...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủ trì cuộc làm việc giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam chiều 11/5, tại TP.Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc bảo đảm vật liệu san lấp là điều kiện quyết định đến tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, kết nối liên vùng, đang được triển khai trên cả nước.

Do đó, các địa phương phải nhận thức rõ trách nhiệm chính trị trong bảo đảm cung cấp cát san lấp cho những tuyến đường huyết mạch trọng điểm vì sự phát triển của cả vùng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, cho biết giai đoạn 2021-2025, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án giao thông trọng điểm được áp dụng chính sách đặc thù cho việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án này khoảng 70 triệu m3. Đến nay đã xác định được nguồn cung 37 triệu m3, còn thiếu 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn. Trong đó, đủ điều kiện khai thác là 18,3 triệu m3.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc bảo đảm vật liệu san lấp là điều kiện quyết định đến tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, kết nối liên vùng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc bảo đảm vật liệu san lấp là điều kiện quyết định đến tiến độ của các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, kết nối liên vùng.

Về cát biển, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải thông tin, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện kết quả đã được bàn giao cho tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m3. Việc khai thác số cát này để cung ứng cho các dự án là khả thi.

Ông Thắng cho biết Bộ đã chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu hoàn tất các thủ tục khảo sát, lập hồ sơ đăng ký khu vực và khối lượng khai thác; hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường, phương án khai thác trình UBND tỉnh Sóc Trăng.

Dự kiến Sóc Trăng sẽ cấp Bản xác nhận khối lượng khai thác trước ngày 15/5/2024 và sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển, nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (thuế, phí), sẽ khai thác trong tháng 5/2024.

Tại cuộc họp, lãnh đạo các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long… báo cáo cụ thể nguồn cát cung cấp cho những dự án giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, gồm những mỏ cát đã sẵn sàng khai thác, hoặc đang hoàn thành thủ tục; khó khăn, vướng mắc, tồn tại cần được giải quyết, tháo gỡ.

Nghiên cứu phương án mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án giao thông trọng điểm - Ảnh 1

Phó Thủ tướng gợi mở cho một số địa phương như Bến Tre, Vĩnh Long nghiên cứu phương án nạo vét các bãi bồi, cồn cát đang làm cản trở dòng chảy trên các sông, nằm ở vị trí không ảnh hưởng đến dân cư, công trình hạ tầng để bổ sung nguồn cát san lấp.

Cùng với đó đề nghị các chủ đầu tư, nhà thầu đăng ký nhu cầu cát biển sử dụng làm vật liệu san lấp bù đắp cho nguồn cát sông còn thiếu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải lên kế hoạch cụ thể về nhu cầu vật liệu san lấp của từng dự án giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng ở phía nam theo tiến độ thi công, trữ lượng và công suất khai thác hiện nay của các mỏ cát; nghiên cứu phương án mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án giao thông trọng điểm.

Đối với các địa phương, cần khẩn trương chuẩn bị phương án, thủ tục liên quan để có thể thực hiện ngay sau khi Chính phủ ban hành nghị định mới về phân cấp thẩm quyền, điều kiện thực hiện và giám sát đối với hoạt động nạo vét luồng lạch bảo đảm giao thông thuỷ an toàn, đồng thời bổ sung nguồn vật liệu nạo vét này phục vụ san lấp.

Phó Thủ tướng yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".

 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con