Lập tổ công tác nghiên cứu việc thí điểm dùng cát biển làm vật liệu xây dựng hạ tầng giao thông

Anh Tú
Chia sẻ

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng”...

Cát biển có thể khai thác với trữ lượng 400 triệu m3 và đáp ứng ngay nhu cầu thi công đường cao tốc và công trình xây dựng.
Cát biển có thể khai thác với trữ lượng 400 triệu m3 và đáp ứng ngay nhu cầu thi công đường cao tốc và công trình xây dựng.

Theo đó, tổ công tác nghiên cứu, đánh giá thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông được thành lập gồm 28 thành viên. Tổ trưởng là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Duy Lâm. Tổ phó là ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

26 thành viên trong tổ công tác gồm: 16 thành viên là đại diện các Cục, Vụ thuộc các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Khoa học và công nghệ; 4 thành viên là đại diện Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải; 5 thành viên là các chuyên gia và 1 thành viên là đại diện doanh nghiệp.

BA NHIỆM VỤ CỦA TỔ CÔNG TÁC

Quyết định cũng nêu rõ, tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ba nội dung chính.

Cụ thể, một là, xây dựng, triển khai các nội dung chi tiết nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng” gồm: phạm vi khai thác, sử dụng; yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu vật lý, hóa, công nghệ xử lý cát nhiễm mặn, hiệu quả kinh tế kỹ thuật và bảo vệ môi trường, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, áp dụng thí điểm cát biển sử dụng trong công trình dân dụng và giao thông.

Hai là, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về vật liệu cát biển sử dụng trong công trình dân dụng và giao thông.

Ba là, báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, công nghệ xử lý cát nhiễm mặn, ứng dụng thí điểm việc sử dụng cát biển trong công trình dân dụng và giao thông.

Cùng với đó, báo cáo, tham mưu cho Chính phủ về khả năng sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng trong công trình dân dụng và giao thông.

HÀNG LOẠT CÔNG TRÌNH LO THIẾU CÁT

Qua khảo sát, nguồn cát từ khai thác cát lòng sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% cho các công trình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng cát biển là vật liệu xây dựng được đặt ra rất cấp bách.

Theo tính toán, nhu cầu vật liệu cát đắp nền đường cho các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khởi công trong giai đoạn 2022 - 2025 lên tới 40 triệu m3. Trong đó, năm 2023 cần khoảng 17 triệu m3, năm 2024 - 2025 cần khoảng 23 triệu m3.

Ngoài ra, nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 lên tới hàng trăm triệu m3.

Với hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau, theo tính toán, tổng nhu cầu cát đắp nền đường phục vụ thi công khoảng 18,5 triệu m3.

Trong đó, năm 2023, nhu cầu vật liệu cho hai dự án thành phần khoảng gần 11 triệu m3.

Tuy nhiên, hiện tại, các địa phương mới có chủ trương bố trí khoảng 3 triệu m3 trong năm 2023, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn bị nguồn vật liệu đắp nền (cát, đất…) cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long " để đánh giá tài nguyên cát biển.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cam kết sẽ có kết quả giai đoạn 1 trong tháng 8/2023 và báo cáo toàn bộ tài nguyên trữ lượng tại khu vực trong tháng 12/2023. Dự kiến, cuối năm 2023 có thể công bố kết quả việc sử dụng cát biển có đáp ứng, bảo đảm điều kiện kỹ thuật, an toàn môi trường xung quanh trong sử dụng đắp nền thi công cao tốc.

Với điều kiện khai thác thuận lợi có thể đạt mục tiêu 400 triệu m3 và đáp ứng ngay nhu cầu những đoạn tuyến cấp bách thi công đường cao tốc và các công trình hạ tầng quan trọng ở đồng bằng sông Cửu Long

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con