Người sáng lập Tencent lấy lại ngôi giàu nhất Trung Quốc

Ngọc Trang
Chia sẻ

Ông Mã Hóa Đằng (Pony Ma), người đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Tencent Holdings Ltd., vùa giành lại ngôi vị giàu nhất Trung Quốc...

Ông Mã Hóa Đằng - Ảnh: Getty Images
Ông Mã Hóa Đằng - Ảnh: Getty Images

Theo xếp hạng 500 người giàu nhất hành tinh Bloomberg Billionaires Index, trong phiên giao dịch ngày 16/9, ông Mã vượt qua tỷ phú Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shanshan), ông chủ hãng nước đóng chai Nongfu Spring, trở thành người giàu nhất Trung Quốc với tài sản 43,9 tỷ USD.

Dữ liệu ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khiến nhiều cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông, trong đó có Nongfu Spring, sụt giảm. Theo đó, ông Chung tụt xuống vị trí thứ ba, còn Trương Nhất Minh (Zhang Yiming), người sáng lập công ty chưa niêm yết ByteDance, giữ vị trí thứ hai.

Thời gian gần đây, tài sản của ông Mã tăng lên đáng kể khi Tencent đạt lợi nhuận vượt trội hơn so với các đối thủ có quy mô tương đương nhờ sự hồi sinh của thị trường game Trung Quốc. Thành công của các tựa game bom tấn từ DnF Mobile đến Black Myth: Wukong, cùng cam kết hỗ trợ ngành game từ Bắc Kinh, đã đưa Tencent lên tầm cao mới chưa từng thấy kể từ giai đoạn đỉnh cao của ngành internet thời Coid-19.  

Sự tăng trưởng này diễn ra sau gần 2 năm Trung Quốc có nhiều biện pháp siết quản lý với các công ty công nghệ quyền lực nhất đất nước như Alibaba và Didi Global, cũng như nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp. Chiến dịch này của Bắc Kinh tác động nghiêm trọng tới niềm tin của nhà đầu tư cũng như của tầng lớp doanh nhân, đồng thời thổi luồng gió lạnh vào lĩnh vực tư nhân vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phép màu kinh tế Trung Quốc nhiều thập kỷ qua.

Ông Mã, từng là một trong những biểu tượng của nhóm tỷ phú công nghệ Trung Quốc, cũng bị “sờ gáy”. Nhưng khác với những doanh nhân nổi bật khác, người đồng sáng lập Tencent vốn luôn sống ẩn dật, tránh xa sự chú ý và điều hành hoạt động của tập đoàn từ phía sau.

Dù giành lại vị trí giàu nhất Trung Quốc, tài sản của ông hiện vẫn thấp hơn khoảng 40% so với mức đỉnh ghi nhận vào tháng 1/2021. Ông là người thứ ba đạt được vị trí này kể từ tháng 7 đến nay, sau khi các đợt bán tháo kỷ lục “thổi bay” hàng tỷ USD tài sản của nhóm người giàu nhất Trung Quốc và cho thấy mối lo ngại ngày một sâu sắc hơn của các nhà đầu tư về nền kinh tế nước này.

Vào tháng trước, ông Hoàng Tranh (Colin Huang), người sáng lập công ty thương mại điện tử PDD, giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc chỉ trong 18 ngày, trước khi gây bất ngờ cho các nhà đầu tư về triển vọng ảm đạm của công ty.

Ông Mã thành lập Tencent vào năm 1998 bằng số tiền 500.000 nhân dân tệ (70.450 USD) kiếm được từ một công ty khởi nghiệp trước, tương đương tiền lương trung bình 62 năm ở Trung Quốc thời điểm đó. Xuất thân từ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, ông theo học ngành khoa học máy tính của Đại học Thẩm Quyến và là nhà phát triển phần mềm trước khi đồng sáng lập Tencent với 4 người khác.

Là nhà phát hành game lớn nhất thế giới, Tencent từng phát triển bùng nổ trong nhiều năm trước khi Chính phủ bắt đầu chiến dịch siết kiểm soát với ngành công nghệ. Ở thời đỉnh cao, công ty này từng đạt giá trị vốn hóa lớn thứ 5 thế giới. Tencent cũng nắm cổ phần tại nhiều công ty như Tesla, Reddit, Snap, Spotify cùng nhiều thương hiệu giải trí khác. Khi đó, ông Mã là một trong những tỷ phú công nghệ sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ông từng là người giàu nhất Trung Quốc vào tháng 6/2020. Hiện phần lớn tài sản của ông vẫn đến từ cổ phần tại Tencent, theo Bloomberg Billionaires Index.

Sau khi Chính phủ Trung Quốc bắt đầu chiến dịch kiểm soát nói trên, Tencent thu hẹp quy mô bằng cách thoái vốn hoặc bán cổ phần tại các doanh nghiệp thương mại điện tử và game. Vào cuối năm 2022, Bắc Kinh phát đi tín hiệu nới lỏng kiểm soát, một phần do cần huy động sức mạnh của các doanh nghiệp tư nhân để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Năm ngoái, cơ quan chức năng nước này chấm dứt việc giám sát kéo dài suốt nhiều năm nhằm vào công ty Ant Group cũng như lĩnh vực công nghệ tài chính với các khoản phạt trị giá tổng cộng hơn 1 tỷ USD.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con