Người siêu giàu Việt gia tăng cùng tình trạng bất bình đẳng

Nguyên Vũ
Chia sẻ

Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người Việt Nam nghèo nhất trong 10 năm

<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px; text-align: -webkit-center;">Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu tại buổi công bố báo cáo về bất bình đẳng ở Việt Nam</span>
<span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 15px; text-align: -webkit-center;">Bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phát biểu tại buổi công bố báo cáo về bất bình đẳng ở Việt Nam</span>
Tình trạng gia tăng bất bình đẳng tại Việt Nam đang đe dọa thành tựu phát triển của đất nước trong nhiều thập kỷ qua.

Đây là một trong những phát hiện của nghiên cứu sâu về tình trạng bất bình đẳng tại Việt Nam do Oxfam tiến hành trong khuôn khổ Chiến dịch thu hẹp khoảng cách tại Việt Nam.

Báo cáo về nội dung này đã được Oxfam công bố sáng 12/1 tại Hà Nội.

Báo cáo nêu rõ, bất bình đẳng kinh tế ở Việt Nam đang tăng với mọi thước đo. Số liệu Ngân hàng Thế giới cho thấy bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam tăng trong hai thập kỷ qua, và đáng chú ý hơn là số người giàu đang chiếm phần thu nhập quá lớn. 

Vào năm 2012 tại Việt Nam, nhóm 10% giàu nhất có thu nhập cao gấp 1,74 lần nhóm 40% thu nhập thấp nhất. Khoảng cách giữa nhóm 20% giàu nhất và các nhóm khác đang mở rộng từ năm 2004, và số người siêu giàu cũng tăng. Năm 2014, 210 người siêu giàu (có trên 30 triệu USD) ở Việt Nam có tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương 12% GDP cả nước. Knight Frank ước tính số người siêu giàu sẽ tăng đáng kể ở Việt Nam, lên đến 403 vào năm 2025. 

Tính toán của Oxfam cho thấy mức độ thay đổi khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam là khá lớn. Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người Việt Nam nghèo nhất trong 10 năm. 

Cùng với khối tài sản lớn là tiềm năng nguồn thu nhập từ tiết kiệm và tài sản cũng lớn. Trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5.000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam chi hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu 

Thông tin được nhấn mạnh là bất bình đẳng kinh tế đi kèm với bất bình đẳng về tiếng nói và cơ hội, khiến nhóm nghèo nhất bị lề hóa khi lợi ích tập trung vào nhóm giàu. Việc không được tiếp cận với các dịch vụ công như y tế và giáo dục do thu nhập thấp và bị phân biệt đối xử đang làm kìm hãm sự tiến bộ của nhóm hộ nghèo. 

Người nghèo có xu hướng sử dụng các dịch vụ y tế ít hơn người khá giả, trong khi các nhóm thu nhập cao hơn có thể sử dụng nhiều loại dịch vụ nội và ngoại trú và cũng có nhiều cơ hội khám và điều trị hơn. Các nhóm thu nhập thấp hơn thường hay sử dụng các dịch vụ y tế công, chủ yếu là trung tâm y tế xã/phường có chất lượng kém hơn. 

Nghiên cứu cũng tập trung rà soát bốn trụ cột của khung chính sách về bình đẳng, bao gồm hệ thống thuế, xã hội hóa các dịch vụ công, chi tiêu công cho y tế và giáo dục, và chính sách cho người lao động. Các chính sách hiện hành của Việt Nam theo bốn lĩnh vực này cho thấy cả điểm mạnh và những điểm cần cải thiện.   

Theo bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, nghèo đói và bất bình đẳng không phải là vấn đề tất yếu. Mô hình kinh tế của Việt Nam thời kỳ  sau Đổi Mới đã rất thành công trong việc tạo ra mức tăng trưởng cao, trong khi vẫn giúp phần lớn người dân Việt Nam thoát nghèo và có cuộc sống khá giả hơn. 

Tuy nhiên, khung chính sách hiện hành chưa đủ để giải quyết các dạng bất bình đẳng đang ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam, như bất bình đẳng theo vùng, giữa các giới và nhóm dân tộc, và các dạng chênh lệch về tiếng nói và cơ hội. 

“Để ngăn chặn nghèo và giảm nghèo mạnh hơn nữa, Chính phủ cần  nhìn nhận tất cả các dạng bất bình đẳng về kinh tế và cơ hội đang gia tăng tại Việt nam và có các biện pháp chính sách để giảm bất bình đẳng. Nếu không, những người nghèo nhất, và những người  thiệt thòi, sẽ không được hưởng lợi từ thành quả phát triển kinh tế”” bà Lefur phát biểu.

Hành động giảm bất bình đẳng hiện nay là chưa đủ, thách thức giải quyết tình trạng bất bình đẳng là rất bức thiết và Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải đối mặt với nó, bà Lefur nhấn mạnh.

Sau khi công bố báo cáo, cùng ngày Oxfam cũng phát động chiến dịch chống bất bình đẳng tại Việt Nam với tên gọi Thu hẹp khoảng cách giai đoạn 2016-2019.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con