Nguồn vốn bị thắt chặt, giá nhà có thể “leo thang”

Phan Nam
Chia sẻ

Nếu các ngân hàng tiếp tục thắt chặt cho vay tín dụng bất động sản thì doanh nghiệp bất động sản và hàng loạt doanh nghiệp tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn do không tiếp cận được nguồn vốn để hoạt động. Giá nhà đất có thể leo thang và cơ hội tiếp cận nhà ở của người dân sẽ giảm...

Phát biểu tại tọa đàm “Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản – Chính sách và tác động” diễn ra ngày 11/5, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, đánh giá rằng quy mô bất động sản và xây dựng nước ta vẫn còn khiêm tốn so với nhiều nước, vì thế còn nhiều tiềm năng để phát triển. Trong khi đó, vai trò thu hút vốn của bất động sản vô cùng quan trọng đối với 35 ngành nghề khác nhau liên quan đến bất động sản với các hệ số khác nhau.

“NGHẼN” DÒNG VỐN, MẤT CÂN ĐỐI CUNG - CẦU SẼ TĂNG 

Trên thực tế, doanh nghiệp có 6 nguồn huy động vốn, gồm: Ngân sách Nhà nước (vốn mồi, vốn ưu đãi, giảm thuế); Nguồn vốn nước ngoài (vay, phát hành trái phiếu, bán cổ phần); Huy động từ thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, từ các nền tảng công nghệ); Nguồn vốn tín dụng; Vốn tự có; Vốn đối tác trả chậm.

 

Thị trường bất động sản đóng vai trò rất quan trọng; tuy nhiên trong năm 2021 và đầu năm 2022 cho thấy, nguồn cung bất động sản tại các địa phương trên cả nước đều hạn chế và có xu hướng giảm rõ rệt, đặc biệt thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp. Trong khi giá nhà ở bất động sản tăng cao so với nguồn thu nhập của người dân. Tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cũng là giải pháp thúc đẩy, tăng cường nguồn cung cho thị trường và giảm giá bất động sản".

Ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Nhưng về nguồn vốn tư nhân, theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, đến hết tháng 4/2022, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới là 3.606 doanh nghiệp, tăng 32,2%, số doanh nghiệp hoạt động lại tăng 73,2%.

Cùng thời gian này, vốn FDI đăng ký mới vào bất động sản đạt gần 2,8 tỷ USD chiếm khoảng 26,5%, đứng thứ 2 trong số các lĩnh vực thu hút FDI lớn, riêng góp vốn, mua cổ phần đạt 1,04 tỷ USD (chiếm 9,69%); Phát hành trái phiếu: toàn thị trường phát hành 72.000 tỷ đồng; trong đó doanh nghiệp bất động sản phát hành 27.000 tỷ đồng, xếp thứ nhất, chiếm 37,3%...
Riêng nguồn vốn tín dụng bất động sản: tính đến hết quý 1/2022 tăng khoảng 2,4% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng bất động sản khoản 2,23 triệu tỷ đồng chiếm khoảng 20% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong đó, cho vay nhà ở ước đạt 65% (1,45 triệu tỷ đồng), còn lại là tín dụng kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 35% (0,78 triệu tỷ đồng).

Trả lời cho câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu nghẽn dòng vốn đối với doanh nghiệp bất động sản?, TS. Cấn Văn Lực cho rằng: "Doanh nghiệp lo lắng, lưỡng lự triển khai đầu tư dự án; Làm tăng tình trạng mất cân đối cung cầu bất động sản; Dự án có thể bị dở dang, thanh khoản thị trường bất động sản giảm; Nợ xấu theo đó tăng, giảm đà phục hồi kinh tế… Do vậy kiểm soát hợp lý là rất quan trọng".

Cũng nói về vấn đề này, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, thực tế vừa qua, một số vụ việc đã xảy ra, các Ngân hàng thương mại đã cho dừng cho vay tín dụng bất động sản. Từ đó, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, bởi đây là “ bà đỡ ” cho các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án để đến giai đoạn đủ điều kiện huy động vốn của khách hàng.

CẦN RÀ SOÁT, PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

“Bài học thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng năm 2008 và bài học về thắt chặt tiền tệ, thắt tín dụng năm 2011 dẫn đến thị trường bất động sản hai lần bị đóng băng trong hơn 10 năm qua là những bài học đáng giá mà chúng ta cần phải rút ra", Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhấn mạnh và thừa nhận việc chúng ta có lộ trình hạn chế tín dụng vào lĩnh vực bất động sản là cần thiết, nhưng mà nên giảm tiến độ này cho đến cuối năm 2023.

 

"Khi một dự án được hình thành, các chủ đầu tư phải bỏ 50% vốn cho các thủ tục đầu tư, đóng thuế, chuẩn bị đầu tư, giải phóng đền bù… Giai đoạn hoàn thiện là 50% vốn còn lại – chủ đầu tư mới bắt đầu được huy động vốn. Đây là thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp. Các chủ đầu tư phải có nguồn vốn tự có từ 10 – 15%, sau đó mới là từ vay tín dụng, phát hành trái phiếu… và chỉ được huy động sau khi xong hạ tầng, nền móng. Như vậy, đây cũng là điểm khó cho doanh nghiệp".

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta cần rà soát lại sửa đổi các quy định phát luật để việc phát hành trái phiếu một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các nhà đầu tư, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng cái lỏng lẻo trong phát hành trái phiếu để trục lợi, thậm chí để lừa đảo. "Chúng ta không đi từ cực đoan này đến cực đoan khác mà cần phải có chính sách một cách tỉnh táo, để tiếp tục cung ứng nguồn vốn tín dụng ở mức độ cần thiết cho thị trường bất động sản, cho những nhà đầu tư có năng lực”, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị.

Đồng quan điểm với các ý kiến trên, từ góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Hoán, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Việt, nhìn nhận nếu tín dụng bị khóa đột ngột, nhiều dự án dở dang sẽ gặp khó, doanh nghiệp không trả được nợ vay, ngân hàng lại đối diện với nguy cơ nợ xấu.

Bởi vậy, ngân hàng cần rà soát, phân loại dự án để có hướng quản lý phù hợp mà không gây tác động xấu tới thị trường. Những dự án có thể tạo nguồn cung, có tính thanh khoản cao thì cần tiếp tục đảm bảo cấp tín dụng. Những dự án không có khả năng thanh khoản, đặc biệt là những dự án hình thành trong tương lai, không có khả năng tạo nguồn cung thì phải siết, chờ thị trường ổn định rồi xem xét tiếp.

“Bên cạnh đó, cũng cần có những cơ chế cho vay ưu đãi và khuyến khích các doanh nghiệp đang phát triển các dự án nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền (1 – 2 tỷ đồng/căn) dành cho nhu cầu ở thực. Ngoài ra, cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng tín dụng tiêu dùng mua nhà dành cho khách hàng cá nhân mua nhà lần đầu, mua nhà để ở chứ không phải để đầu cơ”, ông Hoán đề xuất.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con