Nhà đầu tư cá nhân tung gần 3.400 tỷ đồng gom hàng trong tuần qua, mua toàn cổ phiếu bất động sản
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1541.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 3339.1 tỷ đồng.Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản...
Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 15/2024 tại 1.276,6 điểm, tăng +21,49 điểm tương đương +1,71% so với mức đóng cửa tuần thứ 14 với thanh khoản giảm mạnh.
Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên (tính trên cả 3 sàn) trong tuần 15 đạt 21.358 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 18.334 tỷ đồng, giảm -32,4% so với tuần trước và -32,9% so với trung bình 5 phiên.
Xét theo ngành, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm ở tất cả các ngành chủ chốt, trong đó giảm mạnh nhất ở ngành Bất động sản, Chứng khoán, Ngân hàng, Xây dựng, Thép, Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ Thông tin. Trong đó, chỉ có Ngân hàng, Thép, Bán lẻ, Công nghệ thông tin tăng điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1371.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 1681.1 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bán lẻ, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, HPG, HCM, SSI, DPG, DGC, BID, PHR, KBC, CTR.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, NVL, VNM, PDR, HSG, MSN, VRE, PVD, FUEVFVND.
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1541.2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 3339.1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 10/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, STB, VNM, NVL, PDR, HSG, TCB, MSN, VIB, VRE.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 8/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bán lẻ, Dịch vụ tài chính. Top bán ròng có: MWG, PC1, HCM, KDH, EVF, HPG, DGC, PTB, VIX.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 483.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 490.1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có STB, VIB, CTG, TCB, SSI, MWG, VND, NLG, VRE, POW.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có KDH, FUEVFVND, EVF, PNJ, ACB, FPT, EIB, HCM, VJC, NVL.
Tự doanh bán ròng 932.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1168.1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Xây dựng và Vật liệu, Dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm PC1, ASM, PTB, PVD, CRE, FCN, E1VFVN30, EVF, PAC, VTP.
Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm STB, MBB, VPB, TCB, FPT, HPG, MWG, PNJ, ACB, MSN
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng lên ở ngành Ngân hàng, Ngân hàng, Dầu khí, Chuyển phát nhanh, Dịch vụ hàng không trong khi giảm ở ngành Chứng khoán, Thép, Xây dựng, Hóa chất, Công nghệ Thông tin, Dệt may.
Tỷ trọng giá trị giao dịch tăng mạnh ở nhóm vốn hóa lớn VN30 trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.
Trong tuần 15/2024, dòng tiền tập trung ở nhóm VN30 khi tỷ trọng giá trị giao dịch đạt 45%, tăng từ mức 39,1% trong tuần 14 trước đó. Tiếp đến là nhóm VNMID và VNSML, với tỷ trọng giảm lần lượt về 39,3% và 8,9%.
Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm ở cả 3 nhóm vốn hóa, trong đó giảm mạnh nhất ở nhóm VNMID (giảm 3.987 tỷ đồng tương đương -34,9%). Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân ở nhóm VNSML và VN30 giảm lần lượt -28,9% và -14%.
Về biến động giá, chỉ số VN30 và VNMID có hiệu suất tốt hơn VNINDEX, tăng lần lượt +2,14% và +2,23%. Ngược lại, chỉ số VNSML giảm nhẹ -0,04%.