Nhà ở xã hội: “Sẽ cố gắng hạn chế tiêu cực”
Chính sách nhà ở xã hội đang được kỳ vọng là sẽ làm nên một cuộc cách mạng về nhà ở cho những người thu nhập thấp
Chính sách nhà ở xã hội đang được kỳ vọng là sẽ làm nên một cuộc cách mạng về nhà ở cho những người thu nhập thấp.
Thế nhưng, đối với những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng, để chính sách này được triển khai có hiệu quả lại là một chuyện không hề đơn giản, trong đó không loại trừ khả năng xảy ra nhiều tiêu cực, tình trạng xin cho cả ở khâu đầu vào lẫn đầu ra.
Cũng chính vì thế mà khi trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam - người được xem là "đứng mũi chịu sào" trong việc triển khai chính sách nhà ở xã hội đã buộc phải dùng đến những từ “có thể”, “cố gắng” - những từ mà có lẽ ít ai thuộc đối tượng hưởng chính sách này muốn thấy được phát đi từ phía các cơ quan quản lý.
Ông Nam nói:
- Việc triển khai chính sách nhà ở xã hội vào thời điểm này là rất cần thiết. Hiện cả nước có gần 400 trường đại học và cao đẳng và khoảng 340 trường cao đẳng, trung cấp nghề với gần 3 triệu học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 22% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được ở trong ký túc xá.
Còn các khu công nghiệp thì đều thiếu nhà ở cho công nhân vì số lượng lao động tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 194 khu công nghiệp, trong đó mới chỉ có khoảng 20% có chỗ ở ổn định, còn lại đều phải thuê chỗ trọ ở tạm bợ, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.
Chính vì vậy mà lần này, Chính phủ quyết định sẽ dùng ngân sách để xây nhà cho sinh viên, học sinh, còn nhà cho công nhân sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia theo tinh thần xã hội hóa.
Ưu tiên hơn cho người chưa có thu nhập
Thưa ông, đối tượng sinh viên và công nhân đều có vai trò quan trọng và đều rất cần chỗ ở. Vậy tại sao Nhà nước lại chỉ hỗ trợ vốn để xây nhà ở cho sinh viên, còn nhà ở cho công nhân thì lại kêu gọi doanh nghiệp làm?
Sinh viên là đối tượng nghèo và cũng là đối tượng chưa có thu nhập. Hơn nữa, đây là những người chủ tương lai của đất nước nên trong điều kiện nguồn ngân sách đang hạn hẹp thì chỉ tập trung vào những đối tượng chưa có thu nhập.
Còn những người thu nhập thấp thì cũng là đã có thu nhập. Do vậy, đối tượng này thì Nhà nước chỉ ban hành cơ chế ưu đãi. Song, về bản chất thì cơ chế cũng chính là tiền, là vốn.
Chẳng hạn, nếu không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế thì đấy chính là Nhà nước đã đưa tiền cho doanh nghiệp.
Do vậy, về thực chất thì Nhà nước cũng đã bỏ tiền ra cho tất cả các đối tượng trên. Ngoài ra sẽ kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia. Thủ tướng chỉ đạo trước hết là kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có kinh nghiệm và tiềm lực.
Nhưng trên thực tế thì trong thời gian qua, các chương trình nhà ở xã hội của các địa phương đều gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, thưa ông?
Như tôi đã nói trên, cơ chế thực chất cũng là tiền. Mấy năm trước đây hoàn toàn là chưa có cơ chế. Hiện nay, chúng tôi được biết là các địa phương đang tham gia tích cực vào chương trình này nếu các đề xuất trong nghị quyết của Chính phủ được thông qua.
Thứ trưởng nói Nhà nước sẽ tạo điều kiện về cơ chế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, nhưng hiện nay có một số doanh nghiệp muốn tham gia nhưng lại vướng phải điều kiện là “chưa có quỹ đất sạch"...
Thực ra, đây đang là giai đoạn đầu triển khai chính sách nên buộc phải ưu tiên nhanh cho những doanh nghiệp có quỹ đất sạch. Sau này Nhà nước sẽ có quy hoạch tạo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, tức là Nhà nước sẽ chủ động trong quy hoạch. Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chủ động trong quy hoạch và tạo quỹ đất lâu dài để phát triển nhà ở xã hội.
Công nhân làng nghề chưa vào "vùng phủ sóng"
Chính sách nhà ở xã hội lại chỉ tập trung cho các công nhân trong khu công nghiệp. Vậy nhà ở cho các công nhân ở các làng nghề thì sao, thưa ông?
Đúng là bên cạnh công nhân trong các khu công nghiệp thì chúng ta cũng có một lượng khá lớn công nhân trong các làng nghề.
Mong muốn thì vô cùng, nhưng hiện nay thì chúng ta cũng mới đang thí điểm một số chính sách nên cũng chỉ tập trung vào làm thí điểm trong các khu công nghiệp và sẽ chú ý rút kinh nghiệm để triển khai đại trà.
Người dân cũng phải thông cảm rằng, hiện chúng ta có tới 200 khu công nghiệp, do đó, ngay cả chỉ xây nhà cho công nhân các khu công nghiệp thì đến 2015 cũng cố gắng đạt được mục tiêu là 50% có chỗ ở ổn định.
Còn những đối tượng nhỏ lẻ là cán bộ, công nhân, lao động thuộc các thành phần kinh tế khác có thu nhập thấp thì vẫn có cơ hội tiếp cận theo tinh thần của nghị quyết.
Thế đối với công nhân khu công nghiệp thì sẽ phân loại như thế nào, những người có gia đình vợ con có được tiếp cận hay không?
Trước mắt thì chúng ta chỉ nhắm vào đối tượng là công nhân độc thân, còn công nhân có gia đình thì cũng sẽ giải quyết bằng cách khác.
Thu nhập thấp, ở ngoại thành?
Hiện nay, nhiều người đang băn khoăn về vị trí của nhà ở xã hội. Nếu xây bây giờ ở những khu ngoại thành, trong khi các trường đại học, cao đẳng vẫn chưa thể di dời được sẽ gây khó khăn cho họ. Còn nếu xây gần trung tâm thì sau này sẽ bỏ phí, thưa ông?
Nghị quyết của Chính phủ đã chỉ rõ, việc xây dựng này phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và khu công nghiệp.
Chẳng hạn, như ở Tp.HCM thì sẽ có 3 cụm trường đại học. Một cụm ở Thủ Đức (phía bắc), một cụm ở phía đông và một ở Miền Tây. Cho nên khi xây nhà ở sẽ tập trung xây ở khu này để tạo thuận lợi cho sinh viên.
Thế còn những công chức thu nhập thấp thì cũng phải chuyển ra ngoại thành, thưa ông?
Người thu nhập thấp thì sẽ khó có điều kiện ở khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm hay Ba Đình được. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng hết sức tránh tình trạng người thu nhập thấp bị đẩy ra các vùng xa xôi, hẻo lánh, thành những khu toàn người nghèo ở với nhau.
Hiện nay Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng đã tính đến. Những dự án có quy mô trên 5 ha trở lên thì phải dành ra 10% để Nhà nước gom lại giao cho các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội. Vì thế, chúng ta sẽ có những khu tập trung với hạ tầng đầy đủ, nhưng cũng có những khu lẻ đan xen ở trong nội thành bên cạnh những khu đô thị, khu dân cư thương mại để họ cũng được hưởng hạ tầng và phúc lợi bình đẳng.
Nhưng nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, chi phí để có những khu đất là không hề nhỏ, nên thà họ chấp nhận chịu phạt để giữ 10% đất đấy còn hơn là phải cắt lại cho Nhà nước?
Chính phủ đã kiên quyết, không thu tiền phạt mà sẽ thu hồi. Tuy nhiên, đối với các dự án mà có suất đầu tư cao thì chúng tôi sẽ có giải pháp tình thế. Tức là quy định một một dự án có suất đầu tư nào đấy trở lên thì sẽ cho phép nộp tiền chênh lệch. Còn dưới mức đấy thì sẽ bắt buộc là phải xây đan xen nhau.
Không thể đòi hỏi nhà 200 triệu như nhà tiền tỷ
Thưa ông, Chính phủ quyết là làm ngay trong năm nay, nhưng việc triển khai những dự án xây dựng từ trước đến nay lại không hề đơn giản?
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở điều tra của Bộ Xây dựng, đó là các quỹ đất để xây nhà ở xã hội ở các thành phố lớn đã có. Chẳng hạn, hiện Hà Nội đã có trên 70 ha đất đang để không, quy hoạch cũng đã sẵn sàng, doanh nghiệp, vật liệu… đã sẵn sàng nên hoàn toàn có thể khởi công ngay trong năm 2009, đến nửa đầu năm 2010 sẽ phải hoàn thành 200.000 chỗ ở cho sinh viên.
Vậy còn vấn đề chất lượng của những loại nhà này thì sao, Nhà nước có bảo đảm cho người dân khi mua hay thuê không, thưa ông?
Chắc chắn là chúng tôi sẽ giám sát và hậu kiểm về chất lượng cũng như quá trình phân phối.
Bản thân tôi cũng đã từng nhiều năm làm kinh doanh xây dựng nên tôi biết, với mức giá khoảng 200 triệu đồng hoàn toàn có thể xây được một căn nhà không phải là đẹp với những tiện nghi ở mức trung bình, nhưng chất lượng có thể đảm bảo.
Tất nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi hay so sánh một căn nhà 200 triệu với những chung cư cao cấp hay biệt thự có giá hàng tỷ đồng được.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã hoàn thành các dự án nhà ở giá thấp. Nhưng nếu để đưa những dự án này vào diện nhà ở xã hội thì phải chờ đợi cơ chế, thẩm duyệt… làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của họ?
Vấn đề này cũng đã được chúng tôi tính đến. Nếu chúng ta kêu gọi doanh nghiệp tham gia rồi sau đó lại chờ chính quyền thẩm duyệt, kiểm tra thì sẽ làm cho doanh nghiệp nản.
Hiện Bộ Xây dựng đang đề xuất là Chính quyền đưa ra tiêu chí cho người thu nhập thấp, thứ tự ưu tiên… Các doanh nghiệp, trên cơ sở những tiêu chí đó sẽ tự xét duyệt, bán cho người dân và chính quyền sẽ hậu kiểm.
Vẫn có thể xảy ra tiêu cực
Nhiều người vẫn lo ngại rằng, sẽ có tình trạng mua bán vòng vo và người dân sẽ khó tiếp cận được nhà?
Trước hết phải khẳng định là chúng ta phải làm nhanh và nhiều những loại nhà này, rồi sau đó mới tính đến việc chia, bán. Còn khi mà cung vẫn nhỏ hơn cầu thì tình trạng mua bán lòng vòng, tiêu cực có thể vẫn sẽ xảy ra. Chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế tình trạng này.
Mặt khác, để hạn chế tình trạng trục lợi từ chính sách, Chính phủ đã quy định, nhà ở xã hội không được chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, nếu trong một gia đình thì bố mẹ, anh chị em vẫn có thể thừa kế cho nhau, miễn là chưa tách khẩu.
Vậy làm thế nào để người thu nhập thấp tiếp cận được nhà, thưa ông?
Chính phủ xác định, người thu nhập thấp có hai hướng để tiếp cận nhà ở xã hội.
Thứ nhất, đối với người không có khả năng mua được nhà thì sẽ cho thuê. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy thuê nhà. Ở Việt Nam ai cũng muốn sở hữu nhà nhưng trên thế giới thì hầu hết là đi thuê nhà, ngay cả với những người thu nhập cao.
Thứ hai, đối với những ai có khả năng mua hoặc gần đủ tiền thì Nhà nước sẽ bán, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho vay hoặc bán trả góp.
Thế nhưng, đối với những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng, để chính sách này được triển khai có hiệu quả lại là một chuyện không hề đơn giản, trong đó không loại trừ khả năng xảy ra nhiều tiêu cực, tình trạng xin cho cả ở khâu đầu vào lẫn đầu ra.
Cũng chính vì thế mà khi trao đổi với báo giới, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam - người được xem là "đứng mũi chịu sào" trong việc triển khai chính sách nhà ở xã hội đã buộc phải dùng đến những từ “có thể”, “cố gắng” - những từ mà có lẽ ít ai thuộc đối tượng hưởng chính sách này muốn thấy được phát đi từ phía các cơ quan quản lý.
Ông Nam nói:
- Việc triển khai chính sách nhà ở xã hội vào thời điểm này là rất cần thiết. Hiện cả nước có gần 400 trường đại học và cao đẳng và khoảng 340 trường cao đẳng, trung cấp nghề với gần 3 triệu học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, hiện mới chỉ có khoảng 22% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được ở trong ký túc xá.
Còn các khu công nghiệp thì đều thiếu nhà ở cho công nhân vì số lượng lao động tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2008, cả nước đã có 194 khu công nghiệp, trong đó mới chỉ có khoảng 20% có chỗ ở ổn định, còn lại đều phải thuê chỗ trọ ở tạm bợ, không đảm bảo điều kiện sống tối thiểu.
Chính vì vậy mà lần này, Chính phủ quyết định sẽ dùng ngân sách để xây nhà cho sinh viên, học sinh, còn nhà cho công nhân sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia theo tinh thần xã hội hóa.
Ưu tiên hơn cho người chưa có thu nhập
Thưa ông, đối tượng sinh viên và công nhân đều có vai trò quan trọng và đều rất cần chỗ ở. Vậy tại sao Nhà nước lại chỉ hỗ trợ vốn để xây nhà ở cho sinh viên, còn nhà ở cho công nhân thì lại kêu gọi doanh nghiệp làm?
Sinh viên là đối tượng nghèo và cũng là đối tượng chưa có thu nhập. Hơn nữa, đây là những người chủ tương lai của đất nước nên trong điều kiện nguồn ngân sách đang hạn hẹp thì chỉ tập trung vào những đối tượng chưa có thu nhập.
Còn những người thu nhập thấp thì cũng là đã có thu nhập. Do vậy, đối tượng này thì Nhà nước chỉ ban hành cơ chế ưu đãi. Song, về bản chất thì cơ chế cũng chính là tiền, là vốn.
Chẳng hạn, nếu không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế thì đấy chính là Nhà nước đã đưa tiền cho doanh nghiệp.
Do vậy, về thực chất thì Nhà nước cũng đã bỏ tiền ra cho tất cả các đối tượng trên. Ngoài ra sẽ kêu gọi doanh nghiệp cùng tham gia. Thủ tướng chỉ đạo trước hết là kêu gọi các doanh nghiệp Nhà nước lớn, có kinh nghiệm và tiềm lực.
Nhưng trên thực tế thì trong thời gian qua, các chương trình nhà ở xã hội của các địa phương đều gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, thưa ông?
Như tôi đã nói trên, cơ chế thực chất cũng là tiền. Mấy năm trước đây hoàn toàn là chưa có cơ chế. Hiện nay, chúng tôi được biết là các địa phương đang tham gia tích cực vào chương trình này nếu các đề xuất trong nghị quyết của Chính phủ được thông qua.
Thứ trưởng nói Nhà nước sẽ tạo điều kiện về cơ chế cho doanh nghiệp xây nhà ở xã hội, nhưng hiện nay có một số doanh nghiệp muốn tham gia nhưng lại vướng phải điều kiện là “chưa có quỹ đất sạch"...
Thực ra, đây đang là giai đoạn đầu triển khai chính sách nên buộc phải ưu tiên nhanh cho những doanh nghiệp có quỹ đất sạch. Sau này Nhà nước sẽ có quy hoạch tạo quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, tức là Nhà nước sẽ chủ động trong quy hoạch. Hiện Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương chủ động trong quy hoạch và tạo quỹ đất lâu dài để phát triển nhà ở xã hội.
Công nhân làng nghề chưa vào "vùng phủ sóng"
Chính sách nhà ở xã hội lại chỉ tập trung cho các công nhân trong khu công nghiệp. Vậy nhà ở cho các công nhân ở các làng nghề thì sao, thưa ông?
Đúng là bên cạnh công nhân trong các khu công nghiệp thì chúng ta cũng có một lượng khá lớn công nhân trong các làng nghề.
Mong muốn thì vô cùng, nhưng hiện nay thì chúng ta cũng mới đang thí điểm một số chính sách nên cũng chỉ tập trung vào làm thí điểm trong các khu công nghiệp và sẽ chú ý rút kinh nghiệm để triển khai đại trà.
Người dân cũng phải thông cảm rằng, hiện chúng ta có tới 200 khu công nghiệp, do đó, ngay cả chỉ xây nhà cho công nhân các khu công nghiệp thì đến 2015 cũng cố gắng đạt được mục tiêu là 50% có chỗ ở ổn định.
Còn những đối tượng nhỏ lẻ là cán bộ, công nhân, lao động thuộc các thành phần kinh tế khác có thu nhập thấp thì vẫn có cơ hội tiếp cận theo tinh thần của nghị quyết.
Thế đối với công nhân khu công nghiệp thì sẽ phân loại như thế nào, những người có gia đình vợ con có được tiếp cận hay không?
Trước mắt thì chúng ta chỉ nhắm vào đối tượng là công nhân độc thân, còn công nhân có gia đình thì cũng sẽ giải quyết bằng cách khác.
Thu nhập thấp, ở ngoại thành?
Hiện nay, nhiều người đang băn khoăn về vị trí của nhà ở xã hội. Nếu xây bây giờ ở những khu ngoại thành, trong khi các trường đại học, cao đẳng vẫn chưa thể di dời được sẽ gây khó khăn cho họ. Còn nếu xây gần trung tâm thì sau này sẽ bỏ phí, thưa ông?
Nghị quyết của Chính phủ đã chỉ rõ, việc xây dựng này phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và khu công nghiệp.
Chẳng hạn, như ở Tp.HCM thì sẽ có 3 cụm trường đại học. Một cụm ở Thủ Đức (phía bắc), một cụm ở phía đông và một ở Miền Tây. Cho nên khi xây nhà ở sẽ tập trung xây ở khu này để tạo thuận lợi cho sinh viên.
Thế còn những công chức thu nhập thấp thì cũng phải chuyển ra ngoại thành, thưa ông?
Người thu nhập thấp thì sẽ khó có điều kiện ở khu vực trung tâm như quận Hoàn Kiếm hay Ba Đình được. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cố gắng hết sức tránh tình trạng người thu nhập thấp bị đẩy ra các vùng xa xôi, hẻo lánh, thành những khu toàn người nghèo ở với nhau.
Hiện nay Chính phủ và Bộ Xây dựng cũng đã tính đến. Những dự án có quy mô trên 5 ha trở lên thì phải dành ra 10% để Nhà nước gom lại giao cho các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội. Vì thế, chúng ta sẽ có những khu tập trung với hạ tầng đầy đủ, nhưng cũng có những khu lẻ đan xen ở trong nội thành bên cạnh những khu đô thị, khu dân cư thương mại để họ cũng được hưởng hạ tầng và phúc lợi bình đẳng.
Nhưng nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, chi phí để có những khu đất là không hề nhỏ, nên thà họ chấp nhận chịu phạt để giữ 10% đất đấy còn hơn là phải cắt lại cho Nhà nước?
Chính phủ đã kiên quyết, không thu tiền phạt mà sẽ thu hồi. Tuy nhiên, đối với các dự án mà có suất đầu tư cao thì chúng tôi sẽ có giải pháp tình thế. Tức là quy định một một dự án có suất đầu tư nào đấy trở lên thì sẽ cho phép nộp tiền chênh lệch. Còn dưới mức đấy thì sẽ bắt buộc là phải xây đan xen nhau.
Không thể đòi hỏi nhà 200 triệu như nhà tiền tỷ
Thưa ông, Chính phủ quyết là làm ngay trong năm nay, nhưng việc triển khai những dự án xây dựng từ trước đến nay lại không hề đơn giản?
Quyết định này được đưa ra trên cơ sở điều tra của Bộ Xây dựng, đó là các quỹ đất để xây nhà ở xã hội ở các thành phố lớn đã có. Chẳng hạn, hiện Hà Nội đã có trên 70 ha đất đang để không, quy hoạch cũng đã sẵn sàng, doanh nghiệp, vật liệu… đã sẵn sàng nên hoàn toàn có thể khởi công ngay trong năm 2009, đến nửa đầu năm 2010 sẽ phải hoàn thành 200.000 chỗ ở cho sinh viên.
Vậy còn vấn đề chất lượng của những loại nhà này thì sao, Nhà nước có bảo đảm cho người dân khi mua hay thuê không, thưa ông?
Chắc chắn là chúng tôi sẽ giám sát và hậu kiểm về chất lượng cũng như quá trình phân phối.
Bản thân tôi cũng đã từng nhiều năm làm kinh doanh xây dựng nên tôi biết, với mức giá khoảng 200 triệu đồng hoàn toàn có thể xây được một căn nhà không phải là đẹp với những tiện nghi ở mức trung bình, nhưng chất lượng có thể đảm bảo.
Tất nhiên, chúng ta cũng không thể đòi hỏi hay so sánh một căn nhà 200 triệu với những chung cư cao cấp hay biệt thự có giá hàng tỷ đồng được.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã hoàn thành các dự án nhà ở giá thấp. Nhưng nếu để đưa những dự án này vào diện nhà ở xã hội thì phải chờ đợi cơ chế, thẩm duyệt… làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của họ?
Vấn đề này cũng đã được chúng tôi tính đến. Nếu chúng ta kêu gọi doanh nghiệp tham gia rồi sau đó lại chờ chính quyền thẩm duyệt, kiểm tra thì sẽ làm cho doanh nghiệp nản.
Hiện Bộ Xây dựng đang đề xuất là Chính quyền đưa ra tiêu chí cho người thu nhập thấp, thứ tự ưu tiên… Các doanh nghiệp, trên cơ sở những tiêu chí đó sẽ tự xét duyệt, bán cho người dân và chính quyền sẽ hậu kiểm.
Vẫn có thể xảy ra tiêu cực
Nhiều người vẫn lo ngại rằng, sẽ có tình trạng mua bán vòng vo và người dân sẽ khó tiếp cận được nhà?
Trước hết phải khẳng định là chúng ta phải làm nhanh và nhiều những loại nhà này, rồi sau đó mới tính đến việc chia, bán. Còn khi mà cung vẫn nhỏ hơn cầu thì tình trạng mua bán lòng vòng, tiêu cực có thể vẫn sẽ xảy ra. Chúng tôi sẽ cố gắng hạn chế tình trạng này.
Mặt khác, để hạn chế tình trạng trục lợi từ chính sách, Chính phủ đã quy định, nhà ở xã hội không được chuyển nhượng tự do. Tuy nhiên, nếu trong một gia đình thì bố mẹ, anh chị em vẫn có thể thừa kế cho nhau, miễn là chưa tách khẩu.
Vậy làm thế nào để người thu nhập thấp tiếp cận được nhà, thưa ông?
Chính phủ xác định, người thu nhập thấp có hai hướng để tiếp cận nhà ở xã hội.
Thứ nhất, đối với người không có khả năng mua được nhà thì sẽ cho thuê. Chúng ta cần phải thay đổi tư duy thuê nhà. Ở Việt Nam ai cũng muốn sở hữu nhà nhưng trên thế giới thì hầu hết là đi thuê nhà, ngay cả với những người thu nhập cao.
Thứ hai, đối với những ai có khả năng mua hoặc gần đủ tiền thì Nhà nước sẽ bán, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho vay hoặc bán trả góp.