“Nhập khẩu than không phải là bất bình thường”
Thông tin Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012 đã làm không ít người băn khoăn
Thông tin Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012 đã làm không ít người băn khoăn.
>>Việt Nam có thể phải nhập than từ năm 2012 / Việt Nam sẽ khủng hoảng thiếu năng lượng, nếu...
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) để làm rõ hơn về thông tin này.
Theo tính toán, trữ lượng than của Việt Nam có thể khai thác tới thời điểm nào, thưa ông?
Theo ước tính, riêng trữ lượng than ở khu vực Quảng Ninh ở độ sâu từ 300-1.000m có thể lên tới 10 tỷ tấn. Ngoài ra, tại khu vực đồng bằng sông Hồng trữ lượng than còn lớn hơn nhiều lần.
Tuy nhiên, trữ lượng và khả năng khai thác là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chưa thể khẳng định là chúng ta sẽ có thể khai thác than trong thời gian bao lâu.
Cũng có thể trong thời gian tới, chúng ta lại phát hiện thêm những mỏ than mới hoặc sẽ tính toán chính xác hơn về trữ lượng.
Năm 2008, sản lượng khai thác của ngành than sẽ đạt khoảng bao nhiêu triệu tấn? Trong đó sản lượng xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm?
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã đăng ký với Bộ Công Thương, trong năm 2008 sản lượng khai thác sẽ vào khoảng 40 triệu tấn. Sản lượng xuất khẩu là 19,5 triệu tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng.
Trong khi đó, theo tính toán, tới năm 2012, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than. Ông có thể lý giải điều này?
Đây không phải là điều bất bình thường.
Trên thực tế để đạt được sản lượng từ 47-50 triệu tấn than nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước vào năm 2010, ngay từ bây giờ, ngành than đã phải tập trung đầu tư vào máy móc trang thiết bị, xây dựng hầm lò để tăng dần sản lượng qua các năm.
Tuy nhiên, hiện nhu cầu trong nước vẫn chưa thực sự tăng mạnh. Thêm vào đó do cấu tạo địa chất, có nhiều loại than khi khai thác lên mà công nghệ trong nước chưa thể sử dụng thì những loại than này được xuất ra nước ngoài để tái đầu tư cho sản xuất cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi nền kinh tế của chúng ta phát triển mạnh thì nhu cầu đối với các loại nhiên liệu sẽ tăng cao. Đặc biệt là một số loại than nhiệt sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện mà trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, chúng ta sẽ phải nhập khẩu.
Khi đã lường trước được điều này, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tại sao ngành than lại không cân đối một cách hài hòa nhất để kéo dài thời gian trước khi phải nhập khẩu than?
Trong chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn tới năm 2025 mà Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và giảm dần xuất khẩu để đẩy lùi thời điểm nhập khẩu càng chậm lại càng tốt.
Rất có thể, thời điểm đó là vào năm 2015 chứ không phải là năm 2012.
Tuy nhiên, việc xác định trước thời điểm chúng ta sẽ phải nhập khẩu than cũng là để cho Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có sự chuẩn bị trước cho các cuộc tham khảo thị trường và đàm phán trước với các đối tác; cũng như định hướng phát triển ngành, sử dụng những công nghệ phù hợp để sàng tuyển ra những loại than phù hợp với nhu cầu sử dụng trong nước.
Khi than phải nhập khẩu, liệu các hộ sử dụng lớn trong nước có được chủ động tìm đối tác cung cấp cho mình?
Trong quan điểm của cơ quan quản lý, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vẫn là đơn vị đầu mối. Tập đoàn sẽ phối hợp với các đơn vị này để cân đối và lập kế hoạch nhập khẩu than hàng năm theo quy định.
>>Việt Nam có thể phải nhập than từ năm 2012 / Việt Nam sẽ khủng hoảng thiếu năng lượng, nếu...
VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) để làm rõ hơn về thông tin này.
Theo tính toán, trữ lượng than của Việt Nam có thể khai thác tới thời điểm nào, thưa ông?
Theo ước tính, riêng trữ lượng than ở khu vực Quảng Ninh ở độ sâu từ 300-1.000m có thể lên tới 10 tỷ tấn. Ngoài ra, tại khu vực đồng bằng sông Hồng trữ lượng than còn lớn hơn nhiều lần.
Tuy nhiên, trữ lượng và khả năng khai thác là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, chưa thể khẳng định là chúng ta sẽ có thể khai thác than trong thời gian bao lâu.
Cũng có thể trong thời gian tới, chúng ta lại phát hiện thêm những mỏ than mới hoặc sẽ tính toán chính xác hơn về trữ lượng.
Năm 2008, sản lượng khai thác của ngành than sẽ đạt khoảng bao nhiêu triệu tấn? Trong đó sản lượng xuất khẩu chiếm bao nhiêu phần trăm?
Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã đăng ký với Bộ Công Thương, trong năm 2008 sản lượng khai thác sẽ vào khoảng 40 triệu tấn. Sản lượng xuất khẩu là 19,5 triệu tấn, chiếm khoảng 50% sản lượng.
Trong khi đó, theo tính toán, tới năm 2012, Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu than. Ông có thể lý giải điều này?
Đây không phải là điều bất bình thường.
Trên thực tế để đạt được sản lượng từ 47-50 triệu tấn than nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước vào năm 2010, ngay từ bây giờ, ngành than đã phải tập trung đầu tư vào máy móc trang thiết bị, xây dựng hầm lò để tăng dần sản lượng qua các năm.
Tuy nhiên, hiện nhu cầu trong nước vẫn chưa thực sự tăng mạnh. Thêm vào đó do cấu tạo địa chất, có nhiều loại than khi khai thác lên mà công nghệ trong nước chưa thể sử dụng thì những loại than này được xuất ra nước ngoài để tái đầu tư cho sản xuất cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đến một giai đoạn nhất định, khi nền kinh tế của chúng ta phát triển mạnh thì nhu cầu đối với các loại nhiên liệu sẽ tăng cao. Đặc biệt là một số loại than nhiệt sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện mà trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, chúng ta sẽ phải nhập khẩu.
Khi đã lường trước được điều này, trong quá trình sản xuất kinh doanh, tại sao ngành than lại không cân đối một cách hài hòa nhất để kéo dài thời gian trước khi phải nhập khẩu than?
Trong chiến lược phát triển ngành than năm 2015 tầm nhìn tới năm 2025 mà Bộ Công Thương vừa trình Thủ tướng Chính phủ, đã định hướng ngành than phải đặc biệt quan tâm tới việc đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và giảm dần xuất khẩu để đẩy lùi thời điểm nhập khẩu càng chậm lại càng tốt.
Rất có thể, thời điểm đó là vào năm 2015 chứ không phải là năm 2012.
Tuy nhiên, việc xác định trước thời điểm chúng ta sẽ phải nhập khẩu than cũng là để cho Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam có sự chuẩn bị trước cho các cuộc tham khảo thị trường và đàm phán trước với các đối tác; cũng như định hướng phát triển ngành, sử dụng những công nghệ phù hợp để sàng tuyển ra những loại than phù hợp với nhu cầu sử dụng trong nước.
Khi than phải nhập khẩu, liệu các hộ sử dụng lớn trong nước có được chủ động tìm đối tác cung cấp cho mình?
Trong quan điểm của cơ quan quản lý, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam vẫn là đơn vị đầu mối. Tập đoàn sẽ phối hợp với các đơn vị này để cân đối và lập kế hoạch nhập khẩu than hàng năm theo quy định.