Nhật ký nghị trường: Lấy phiếu tín nhiệm và “phương án an toàn”
Tâm tư của đại biểu Quốc hội trước thềm việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt
Sáng thứ Bảy, khá nhiều ghế trống khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Cư trú tại hội trường. Buổi chiều, các tổ cũng bàn thảo về công tác xây dựng pháp luật.
Sau Chủ Nhật - ngày nghỉ ngơi duy nhất trong tuần này - bắt đầu từ sáng thứ Hai (10/6), các vị đại biểu có lẽ cũng sẽ có chút hồi hộp khi bước vào phần việc lần đầu tiên được tiến hành ở Quốc hội: lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Đây cũng là chủ đề luôn luôn được cánh phóng viên đề cập mỗi khi có cơ hội tiếp cận các vị đại diện cho dân, dù không phải vị nào cũng sẵn sàng bày tỏ quan điểm trên báo chí.
Nhưng dù có trả lời phỏng vấn hay chỉ trao đổi, chia sẻ, nỗi băn khoăn canh cánh của nhiều vị vẫn là xử lý thông tin liên quan đến các nhân vật chính của lá phiếu.
Trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm thì ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (nếu có) sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban Thường vụ Quốc để gửi đến đại biểu Quốc hội.
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Vũ Trọng Kim sáng nay nói với VnEconomy rằng, hiện tại chưa có ý kiến nào của cử tri liên quan đến việc này. "Chắc là do làm lần đầu tiên, nên cử tri cũng chưa có ý kiến", ông Kim nói.
Thông tin này cũng được Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận với VnEconomy ngay sau đó ít phút.
Dù cử tri không có ý kiến trực tiếp, nhưng theo nữ đại biểu Nguyễn Thị Khá thì thông tin từ các cuộc tiếp xúc cử tri vẫn là kênh quan trọng giúp đại biểu tự tin hơn. Bởi “nếu chỉ dựa trên các báo cáo của chính các vị được lấy phiếu thì không thể yên tâm được”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá cũng chia sẻ rằng, chỉ “tự tin tương đối’ khi tiến hành đánh giá mức độ tín nhiệm của nhiều người như vậy. Nhưng việc làm này “không nhằm mục đích hạ uy tín của ai”, bà nói.
"Cái chính là đánh giá kết quả cho chính xác chứ không phải cứ ra kết quả nhiều người tín nhiệm thấp hoặc có ai thấp hẳn mới là tốt" cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc khi chia sẻ với báo chí sáng nay.
Công việc chuẩn bị được tiến hành chu đáo, không có ý kiến phản ánh nào về "chạy" tín nhiệm, cũng chưa có đề nghị nào của cử tri liên quan đến những người được lấy phiếu, báo cáo đã đầy đủ cả…, không khí trước thềm công việc lần đầu tiên được thực hiện tại cơ quan quyền lực cao nhất xem ra khá yên ả.
Yên ả, nhưng chưa hẳn đã yên tâm.
Một vị đại biểu có thâm niên và dày dạn bản lĩnh nghị trường khá trầm tư khi bày tỏ, rằng ông đang lo lắm. Vì nếu không thực hiện đến nơi đến chốn, thì chính Quốc hội sẽ mất tín nhiệm với cử tri ngay lần đầu tiên thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Hỏi cách nào để có thể tự tin tiến hành việc khó này mà không “ngược ý dân” như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ông bảo, quả thực cũng chưa tìm thấy cách nào. Bởi cùng cơ quan với nhau thì còn biết được, chứ các đại biểu từ trình độ, lĩnh vực, địa bàn công tác... đều khác nhau, nên không hề đơn giản để đánh giá độ tín nhiệm của một con người cụ thể.
Ông nói vui là có thể ví von khập khiễng nhưng trong ngành tòa án, mỗi khi xét xử nếu có vấn đề gì chưa rõ thì giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo. Nên trong điều kiện thông tin chưa đầy đủ thì rất nhiều khả năng nhiều vị sẽ chọn “phương án an toàn” khi lấy phiếu tín nhiệm.
Và cho dù mục tiêu lấy phiếu tín nhiệm là không nhằm “hạ ông này, hất ông kia”, nhưng chọn "phương án an toàn" cũng có thể không làm nhiều cử tri hài lòng, vị đại biểu đó băn khoăn.
Lại nhớ, mươi ngày trước, “ông nghị” Dương Trung Quốc cũng đã từng nói với báo chí rằng, ông không nghĩ nhiều đến kết quả được công bố sau khi lấy phiếu, mà nghĩ rằng người cho điểm cuối cùng là nhân dân.
Vị đại biểu này cũng mong mọi người hãy chia sẻ những khó khăn của đại biểu Quốc hội, và đừng quá kỳ vọng vào việc lấy phiếu tín nhiệm, vì nếu quá kỳ vọng thì cũng có thể dễ thất vọng.
Sau Chủ Nhật - ngày nghỉ ngơi duy nhất trong tuần này - bắt đầu từ sáng thứ Hai (10/6), các vị đại biểu có lẽ cũng sẽ có chút hồi hộp khi bước vào phần việc lần đầu tiên được tiến hành ở Quốc hội: lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Đây cũng là chủ đề luôn luôn được cánh phóng viên đề cập mỗi khi có cơ hội tiếp cận các vị đại diện cho dân, dù không phải vị nào cũng sẵn sàng bày tỏ quan điểm trên báo chí.
Nhưng dù có trả lời phỏng vấn hay chỉ trao đổi, chia sẻ, nỗi băn khoăn canh cánh của nhiều vị vẫn là xử lý thông tin liên quan đến các nhân vật chính của lá phiếu.
Trong quy trình lấy phiếu tín nhiệm thì ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan trực tiếp đến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (nếu có) sẽ được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp gửi đến người được lấy phiếu tín nhiệm và Ủy ban Thường vụ Quốc để gửi đến đại biểu Quốc hội.
Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Vũ Trọng Kim sáng nay nói với VnEconomy rằng, hiện tại chưa có ý kiến nào của cử tri liên quan đến việc này. "Chắc là do làm lần đầu tiên, nên cử tri cũng chưa có ý kiến", ông Kim nói.
Thông tin này cũng được Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận với VnEconomy ngay sau đó ít phút.
Dù cử tri không có ý kiến trực tiếp, nhưng theo nữ đại biểu Nguyễn Thị Khá thì thông tin từ các cuộc tiếp xúc cử tri vẫn là kênh quan trọng giúp đại biểu tự tin hơn. Bởi “nếu chỉ dựa trên các báo cáo của chính các vị được lấy phiếu thì không thể yên tâm được”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá cũng chia sẻ rằng, chỉ “tự tin tương đối’ khi tiến hành đánh giá mức độ tín nhiệm của nhiều người như vậy. Nhưng việc làm này “không nhằm mục đích hạ uy tín của ai”, bà nói.
"Cái chính là đánh giá kết quả cho chính xác chứ không phải cứ ra kết quả nhiều người tín nhiệm thấp hoặc có ai thấp hẳn mới là tốt" cũng là quan điểm của Chủ nhiệm Văn phòng Nguyễn Hạnh Phúc khi chia sẻ với báo chí sáng nay.
Công việc chuẩn bị được tiến hành chu đáo, không có ý kiến phản ánh nào về "chạy" tín nhiệm, cũng chưa có đề nghị nào của cử tri liên quan đến những người được lấy phiếu, báo cáo đã đầy đủ cả…, không khí trước thềm công việc lần đầu tiên được thực hiện tại cơ quan quyền lực cao nhất xem ra khá yên ả.
Yên ả, nhưng chưa hẳn đã yên tâm.
Một vị đại biểu có thâm niên và dày dạn bản lĩnh nghị trường khá trầm tư khi bày tỏ, rằng ông đang lo lắm. Vì nếu không thực hiện đến nơi đến chốn, thì chính Quốc hội sẽ mất tín nhiệm với cử tri ngay lần đầu tiên thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
Hỏi cách nào để có thể tự tin tiến hành việc khó này mà không “ngược ý dân” như lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, ông bảo, quả thực cũng chưa tìm thấy cách nào. Bởi cùng cơ quan với nhau thì còn biết được, chứ các đại biểu từ trình độ, lĩnh vực, địa bàn công tác... đều khác nhau, nên không hề đơn giản để đánh giá độ tín nhiệm của một con người cụ thể.
Ông nói vui là có thể ví von khập khiễng nhưng trong ngành tòa án, mỗi khi xét xử nếu có vấn đề gì chưa rõ thì giải thích theo hướng có lợi cho bị cáo. Nên trong điều kiện thông tin chưa đầy đủ thì rất nhiều khả năng nhiều vị sẽ chọn “phương án an toàn” khi lấy phiếu tín nhiệm.
Và cho dù mục tiêu lấy phiếu tín nhiệm là không nhằm “hạ ông này, hất ông kia”, nhưng chọn "phương án an toàn" cũng có thể không làm nhiều cử tri hài lòng, vị đại biểu đó băn khoăn.
Lại nhớ, mươi ngày trước, “ông nghị” Dương Trung Quốc cũng đã từng nói với báo chí rằng, ông không nghĩ nhiều đến kết quả được công bố sau khi lấy phiếu, mà nghĩ rằng người cho điểm cuối cùng là nhân dân.
Vị đại biểu này cũng mong mọi người hãy chia sẻ những khó khăn của đại biểu Quốc hội, và đừng quá kỳ vọng vào việc lấy phiếu tín nhiệm, vì nếu quá kỳ vọng thì cũng có thể dễ thất vọng.