Nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, phải kiểm soát đặc biệt

Kiều Linh
Chia sẻ

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cho biết, một số khoản đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, đưa vào diện kiểm soát đặc biệt...

Tổng công ty Điện lực TKV với Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng.
Tổng công ty Điện lực TKV với Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng.

Tại báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước cho biết, năm 2021, đơn vị này đã kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2020 của 73 doanh nghiệp thuộc 16 Tập đoàn, Tổng công ty và công ty.

Kết quả kiểm toán cho thấy, năm 2020, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp đã thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống, sức khỏe của nhân dân. Kết quả kiểm toán cho thấy 15/16 Tập đoàn, Tổng công ty, công ty được kiểm toán sản xuất kinh doanh có lãi; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tại một số đơn vị đạt tương đối cao.

Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp được kiểm toán còn một số hạn chế, tồn tại.

Cụ thể, một số đơn vị chưa được góp đủ vốn điều lệ hoặc có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định; không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, mất cân đối tài chính hoặc bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Danh sách các công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn như Công ty mẹ - Vinachem; các công ty mất cân đối tài chính như VNS: Công ty mẹ, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ- VNSteel.

Danh sách các doanh nghiệp bị đưa vào diện kiểm sát đặc biệt như VNS: Công ty CP Thép tấm Miền Nam, Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ- VNSteel, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH Tư vấn MDC-VNSteel, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung, Công ty CP Thép tấm lá Thống Nhất, Công ty CP Tân Thành Mỹ, Công ty TNHH Natsteelvina.

Một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, thua lỗ lớn như Công ty mẹ - Vinachem với 5/22 công ty con lỗ lũy kế đến 31/12/2020 là 15.473,64 tỷ đồng và 1 công ty con đang dừng hoạt động.

VNS: Công ty mẹ với 4 công ty con, 5 công ty liên kết và 3 khoản đầu tư khác lỗ lũy kế 898,88 tỷ đồng, trong đó 2 đơn vị đang tạm dừng hoạt động; Công ty CP Gang thép Thái Nguyên với 3 công ty con, liên kết không hoạt động, không có khả năng phục hồi sản xuất; 

Công ty mẹ - PVGAS với 2/6 công ty con lỗ lũy kế 602,37 tỷ đồng. Công ty mẹ - Petrolimex với Công ty TNHH MTV Petrolimex Lào lỗ lũy kế 114,82 tỷ đồng, âm vốn chủ sở hữu 57 tỷ đồng.

Tổng công ty Điện lực TKV với Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả lỗ lũy kế 1.771,1 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT với 2 công ty con, liên doanh lỗ lũy kế 78,8 tỷ đồng;....

Đồ hoạ: An Nhiên.
Đồ hoạ: An Nhiên.

Báo cáo Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, một số khoản đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn.

Cụ thể, tại Công ty mẹ - PVFCCo có 2/3 công ty liên kết lỗ lũy kế tại 31/12/2020 là 6.474,84 tỷ đồng, 1/2 khoản đầu tư dài hạn khác lỗ năm 2020 là 45,47 tỷ đồng.

Tại Công ty mẹ - HUD: 04/05 công ty liên kết, đầu tư khác lỗ năm 2019 và năm 2020 là 55,49 tỷ đồng; Vinachem: Công ty mẹ có 2/9 công ty liên kết lỗ lũy kế 123,69 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam có 2/5 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 95,25 tỷ đồng, Công ty CP Phân bón và Hóa chất Cần Thơ có 1 khoản đầu tư phải trích lập dự phòng 9,83 tỷ đồng.

Tại Công ty mẹ - PVGAS: 1/2 công ty liên kết lỗ năm 2020 là 47,41 tỷ đồng; Petrolimex: TCT Gas Petrolimex - CTCP, Petajico Hà Nội - TCT Dịch vụ Xăng dầu Petrolimex, TCT Hóa dầu Petrolimex - CTCP, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Vipco - TCT Vận tải thủy Petrolimex phải trích lập dự phòng tổng cộng 132,37 tỷ đồng; Công ty mẹ - VNPT với 2 khoản đầu tư tại các đơn vị đang trong quá trình giải thể, phá sản tiềm ẩn rủi ro mất vốn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con