Nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ “chết”
Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ “chết” vì không có ai đỡ đầu
Ông Lưu Duy Dần, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ “chết” vì không có ai đỡ đầu.
Hiện làng nghề Việt Nam đang đứng trước nhiều vướng mắc do những khó khăn chung của nền kinh tế đem lại. Xin ông nói rõ hơn về những điều này?
Trước đây, bản thân các làng nghề đã tồn tại 3 điểm yếu là thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường và công nghệ lạc hậu. Trong thời kỳ hiện nay các làng nghề lại bộc lộ thêm 2 vấn đề cần giải quyết đó là: vấn đề về nguồn nhân lực khi phần lớn nhân lực có tay nghề cao tìm cách chạy ra khỏi làng đến làm cho những doanh nghiệp có mức lương cao hơn; vấn đề môi trường, khi nền sản xuất nhỏ, phân tán nên xử lý công nghệ môi trường rất khó.
Thực tế là hiện nay các làng nghề có quá nhiều điểm yếu và thiếu động lực để phát triển.
Khó khăn chính trong giai đoạn hiện nay là giá nguyên liệu cho sản xuất tăng cao trong khi vốn của các làng nghề quá ít để có thể chạy theo việc tăng giá này. Hiện hàng loạt các làng nghề tại Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng... đang rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề phải bỏ nghề, một số chuyển sang sản xuất đồ thủ công đơn thuần để cầm cự.
Từ phía quản lý, đầu tư của Nhà nước thì sao, thưa ông?.
Hiện nước ta chưa bộ ngành nào chính thức quản lý làng nghề, mỗi bộ ngành chỉ liên quan một chút đến lĩnh vực quản lý của mình còn quản lý chung thì không. Nhà nước phải chú ý hơn nữa mặt bằng nông thôn, không chỉ đơn thuần là việc quy hoạch làng nghề, quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề như hiện nay.
Thời gian qua các địa phương đua nhau làm cụm công nghiệp làng nghề một cách tự phát, không có sự đầu tư xứng tầm. Ví dụ như việc năm 2007. Nhà nước đem 192 tỷ đồng đi tổ chức xúc tiến thương mại khắp nơi nhưng hiệu quả không cao, nếu số tiền này mà đầu tư vào phát triển các làng nghề để nâng cấp công nghệ, giải quyết lao động nông thôn sẽ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội sẽ cao hơn nhiều.
Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ “chết” vì không có ai đỡ đầu.
Làng nghề giải quyết vấn đề lao động nông thôn, vấn đề xã hội rất lớn lại không được quan tâm nhiều. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD thì trong đó chỉ có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các làng nghề như gốm sứ, mây tre đan…
Nếu đem so sánh thì lợi nhuận không lớn, nhưng các làng nghề hiện nay giải quyết trên 10 triệu lao động ở nông thôn, nhìn vào vấn đề xã hội là rất lớn.
Ta chưa coi trọng ngành nghề thủ công, trong khi đất đai dành nhiều cho các dự án lớn và sẽ thừa ra con người nông thôn thiếu việc làm, chỉ làng nghề là nơi giải quyết tốt nhất số lao động nông thôn mất đất này. Theo tôi, đến hết năm 2008 sẽ có trên 50% doanh nghiệp làng nghề trong cả nước phải giải thể do không trụ vững được, và điều đó đồng nghĩa với gần 5 triệu lao động làng nghề bị thiếu việc làm.
Như vậy điểm yếu của các làng nghề là thiếu vốn đầu tư. Theo ông, các làng nghề cần làm gì để tạo vốn cho sản xuất?
Việc tiếp cận các nguồn vốn của làng nghề, của các doanh nghiệp làng nghề là rất khó. Đất đai cấp đất cho làng nghề cũng khó trong khi doanh nghiệp khác về là có đất ngay. Như ở Đồng Kỵ, có 120 doanh nghiệp làng nghề nhưng 7 tháng vừa qua chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động được còn lại chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu vốn.
Nhìn lại thời gian gần đây các làng nghề thông qua các doanh nghiệp trong làng của mình đã biết đi vào mảng thông tin tìm hiểu thị trường, cơ cấu quan hệ xã hội của làng nghề nông thôn bắt đầu hình thành. Trong mối quan hệ đó nảy sinh ra nguồn vốn liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng nghề với nhau, giữa cá thể với tổ chức.
Thông thường mỗi làng nghề có khoảng 4 đến 5 doanh nghiệp đứng đầu, có tầm về tài chính, thông tin thị trường và công nghệ vững mạnh. Chính các doanh nghiệp làng nghề này sẽ hỗ trợ được cho nhau, hỗ trợ cho người dân làm nghề thủ công…
Như tại làng nghề Bát Tràng có 105 doanh nghiệp làng nghề thì trong đó có khoảng 5 doanh nghiệp mạnh về vốn, về thị trường đầu ra... Chính các doanh nghiệp đầu tàu này sẽ là cán cân vực dậy làng nghề của mình và kéo theo đó là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong làng phát triển. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề vững mạnh đầu tư vốn cho nuôi trồng nguyên liệu, sản xuất hàng hoá tại các làng nghề.
Từ lâu nay các chính sách vốn của Nhà nước chỉ đến được với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp làng nghề rất khó tiếp cận với nguồn vốn Nhà nước nên chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia thị trường.
Trong khi chờ đợi những chính sách về vốn của Nhà nước các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cần tạo ra dòng vốn liên kết giữa những doanh nghiệp đầu tàu với các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất trong làng để tạo đà phát triển.
Hiện làng nghề Việt Nam đang đứng trước nhiều vướng mắc do những khó khăn chung của nền kinh tế đem lại. Xin ông nói rõ hơn về những điều này?
Trước đây, bản thân các làng nghề đã tồn tại 3 điểm yếu là thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường và công nghệ lạc hậu. Trong thời kỳ hiện nay các làng nghề lại bộc lộ thêm 2 vấn đề cần giải quyết đó là: vấn đề về nguồn nhân lực khi phần lớn nhân lực có tay nghề cao tìm cách chạy ra khỏi làng đến làm cho những doanh nghiệp có mức lương cao hơn; vấn đề môi trường, khi nền sản xuất nhỏ, phân tán nên xử lý công nghệ môi trường rất khó.
Thực tế là hiện nay các làng nghề có quá nhiều điểm yếu và thiếu động lực để phát triển.
Khó khăn chính trong giai đoạn hiện nay là giá nguyên liệu cho sản xuất tăng cao trong khi vốn của các làng nghề quá ít để có thể chạy theo việc tăng giá này. Hiện hàng loạt các làng nghề tại Hà Nội, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng... đang rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, nhiều hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề phải bỏ nghề, một số chuyển sang sản xuất đồ thủ công đơn thuần để cầm cự.
Từ phía quản lý, đầu tư của Nhà nước thì sao, thưa ông?.
Hiện nước ta chưa bộ ngành nào chính thức quản lý làng nghề, mỗi bộ ngành chỉ liên quan một chút đến lĩnh vực quản lý của mình còn quản lý chung thì không. Nhà nước phải chú ý hơn nữa mặt bằng nông thôn, không chỉ đơn thuần là việc quy hoạch làng nghề, quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề như hiện nay.
Thời gian qua các địa phương đua nhau làm cụm công nghiệp làng nghề một cách tự phát, không có sự đầu tư xứng tầm. Ví dụ như việc năm 2007. Nhà nước đem 192 tỷ đồng đi tổ chức xúc tiến thương mại khắp nơi nhưng hiệu quả không cao, nếu số tiền này mà đầu tư vào phát triển các làng nghề để nâng cấp công nghệ, giải quyết lao động nông thôn sẽ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội sẽ cao hơn nhiều.
Nhiều làng nghề đang đứng trước nguy cơ “chết” vì không có ai đỡ đầu.
Làng nghề giải quyết vấn đề lao động nông thôn, vấn đề xã hội rất lớn lại không được quan tâm nhiều. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 35 tỷ USD thì trong đó chỉ có 714 triệu USD là xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của các làng nghề như gốm sứ, mây tre đan…
Nếu đem so sánh thì lợi nhuận không lớn, nhưng các làng nghề hiện nay giải quyết trên 10 triệu lao động ở nông thôn, nhìn vào vấn đề xã hội là rất lớn.
Ta chưa coi trọng ngành nghề thủ công, trong khi đất đai dành nhiều cho các dự án lớn và sẽ thừa ra con người nông thôn thiếu việc làm, chỉ làng nghề là nơi giải quyết tốt nhất số lao động nông thôn mất đất này. Theo tôi, đến hết năm 2008 sẽ có trên 50% doanh nghiệp làng nghề trong cả nước phải giải thể do không trụ vững được, và điều đó đồng nghĩa với gần 5 triệu lao động làng nghề bị thiếu việc làm.
Như vậy điểm yếu của các làng nghề là thiếu vốn đầu tư. Theo ông, các làng nghề cần làm gì để tạo vốn cho sản xuất?
Việc tiếp cận các nguồn vốn của làng nghề, của các doanh nghiệp làng nghề là rất khó. Đất đai cấp đất cho làng nghề cũng khó trong khi doanh nghiệp khác về là có đất ngay. Như ở Đồng Kỵ, có 120 doanh nghiệp làng nghề nhưng 7 tháng vừa qua chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động được còn lại chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu vốn.
Nhìn lại thời gian gần đây các làng nghề thông qua các doanh nghiệp trong làng của mình đã biết đi vào mảng thông tin tìm hiểu thị trường, cơ cấu quan hệ xã hội của làng nghề nông thôn bắt đầu hình thành. Trong mối quan hệ đó nảy sinh ra nguồn vốn liên kết giữa các doanh nghiệp trong làng nghề với nhau, giữa cá thể với tổ chức.
Thông thường mỗi làng nghề có khoảng 4 đến 5 doanh nghiệp đứng đầu, có tầm về tài chính, thông tin thị trường và công nghệ vững mạnh. Chính các doanh nghiệp làng nghề này sẽ hỗ trợ được cho nhau, hỗ trợ cho người dân làm nghề thủ công…
Như tại làng nghề Bát Tràng có 105 doanh nghiệp làng nghề thì trong đó có khoảng 5 doanh nghiệp mạnh về vốn, về thị trường đầu ra... Chính các doanh nghiệp đầu tàu này sẽ là cán cân vực dậy làng nghề của mình và kéo theo đó là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất trong làng phát triển. Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp làng nghề vững mạnh đầu tư vốn cho nuôi trồng nguyên liệu, sản xuất hàng hoá tại các làng nghề.
Từ lâu nay các chính sách vốn của Nhà nước chỉ đến được với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp làng nghề rất khó tiếp cận với nguồn vốn Nhà nước nên chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia thị trường.
Trong khi chờ đợi những chính sách về vốn của Nhà nước các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề cần tạo ra dòng vốn liên kết giữa những doanh nghiệp đầu tàu với các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất trong làng để tạo đà phát triển.