Nhiều nước mở lại biên giới, hàng không châu Á quay cuồng khôi phục đường bay quốc tế

Ngọc Trang
Chia sẻ

Khi các nước đang bắt đầu mở cửa trở lại, hàng không châu Á đang quay cuồng nối lại đường bay quốc tế, chuẩn bị “đón sóng” bởi nhu cầu đi lại được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới...

IATA dự báo hàng không châu Á sẽ  giảm lỗ ròng từ mức 11,2 tỷ USD năm 2021 xuống còn 2,4 tỷ USD năm nay khi hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc trở lại - Ảnh: Reuters
IATA dự báo hàng không châu Á sẽ giảm lỗ ròng từ mức 11,2 tỷ USD năm 2021 xuống còn 2,4 tỷ USD năm nay khi hoạt động kinh doanh bắt đầu khởi sắc trở lại - Ảnh: Reuters

Thời gian qua, ngành hàng không chịu tác động nặng nề khi hầu hết các nước đều tạm đóng cửa biên giới để ứng phó với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, giờ đây các hãng hàng không đang gấp rút chuẩn bị máy bay, nhân lực để trở lại bầu trời, theo Nikkei Asia.

Từ giữa tháng 2, Singapore Airlines đã khởi động lại đường bay từ Singapore tới đảo Bali, Indonesia. Hãng này cũng dự kiến nối lại đường bay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào thứ Năm tuần này và tới Hồng Kông vào thứ Sáu. Từ ngày 4/3, hãng sẽ nối lại các đường bay tới Manila (Philippines) và Bangkok, Phuket (Thái Lan).

Tại Indonesia, hãng hàng không Garuda Indonesia cũng đã điều chỉnh hoạt động của mình, khởi động lại đường bay từ Nhật Bản, Australia tới đảo du lịch Bali.

Không đứng ngoài cuộc, Thai Airways đã tung ra chương trình khuyến mại cho các chuyến bay tới Nhật Bản, hợp tác cùng Tổng Cục Du lịch Thái Lan. Theo chương trình này, du khách từ Nhật tới Bangkok được hưởng nhiều ưu đãi, bao gồm giảm giá 3.000 Yên (tương đương 26 USD).

Trên khắp châu Á, các nước đang dần mở lại biên giới nhằm khôi phục giao thương, thúc đẩy phục hồi kinh tế. Từ đầu tháng 3 tới, Singapore dự kiến sẽ tăng gấp ba hạn mức cho phép nhập cảnh hàng ngày theo chương trình “làn đi lại cho người đã tiêm vaccine” từ 25 quốc gia lên 15.000 người. Trong khi đó, từ giữa tháng 10 năm ngoái, Indonesia đã cho phép khách quốc tế nhập cảnh miễn cách ly tới đảo Bali. Còn Thái Lan đã khôi phục chương trình nhập cảnh miễn cách ly cho khách tiêm đủ vaccine từ đầu tháng này.

Không chỉ hãng hàng không lớn, nhiều hãng bay giá rẻ cũng đang triển khai tăng chuyến và mở đường bay mới để phục vụ nhu cầu đi lại sau khi các nền kinh tế mở cửa. Tại Philippines, Cebu Air – công ty vận hành Cebu Pacific, đang đẩy nhanh kế hoạch trở lại phục vụ du lịch quốc tế sau khi quốc gia này bắt đầu cho phép du khách đã tiêm đủ vaccine nhập cảnh từ ngày 10/2.

Cebur Air tuần trước cho biết dự kiến khôi phục đường bay từ Manila tới TP.HCM vào ngày 1/3 và tới Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) vào ngày 2/3. Hãng này cũng dự kiến bắt đầu khai thác đường bay hàng ngày tới UAE từ ngày 1/3 sau khi quốc gia Trung Đông dỡ bỏ các hạn chế với đường bay Dubai-Manila. Hiện tại, Cebu Air đã khôi phục đường bay hàng tuần từ Manila tới Bangkok (Thái Lan), Jakarta (Indonesia) và Fukuoka (Nhật Bản).

"Tiến triển này mang lại lợi ích cho ngành du lịch Philippines khi chúng tôi bắt đầu đón du khách đã tiêm vaccine từ khắp nơi trên thế giới đến khám phá những bờ biển xinh đẹp của mình”, Xander Lao, Giám đốc Thương mại Cebu Pacific, cho biết trong một tuyên bố của công ty.

Việc hàng không phục hồi nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của người lao động bởi đây là một trong những lĩnh vực chứng kiến làn sóng sa thải lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Trên thực tế, Singapore Airlines và Cebu Air đã bắt đầu tuyển dụng trở lại để chuẩn bị khôi phục các đường bay.

Sự trở lại sau thời gian đóng băng cũng khiến số lượng đơn hàng máy bay mới tăng lên, với Cebu Pacific mua thêm 6 máy bay trong năm 2021. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) dự số lượng máy bay mới giao cho các hãng hàng không tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng 61% trong năm 2022 so với năm ngoái.

Tuy nhiên, nhịp độ thay đổi diễn ra không đồng đều. Tại Nhật Bản, dù tuần trước Chính phủ thông báo sẽ cho phép một số lượng hạn chế sinh viên nước ngoài và doanh nhân nhập cảnh từ tháng 3, các hãng bay của nước này được dự báo sẽ chưa quyết liệt trở lại lịch trình khai thác bay trước đây.

ANA sẽ tiếp tục tạm dừng một số đường bay tới Trung Quốc - Ảnh: Reuters
ANA sẽ tiếp tục tạm dừng một số đường bay tới Trung Quốc - Ảnh: Reuters

All Nippon Airways (ANA), hãng hàng không hàng đầu của Nhật Bản, tuần trước cho biết sẽ tiếp tục tạm dừng các đường bay tới Trung Quốc, cùng với đường bay từ sân bay Haneda ở Tokyo đi Seoul (Hàn Quốc) và từ sân bay Narita đi Honolulu, bang Hawaii (Mỹ).

Hãng này cũng sẽ tiếp tục hoãn mở các đường bay từ Nhật tới Milan (Italy) và Moscow (Nga). Đây là hai đường bay trước đó dự kiến được đưa vào khai thác trong năm 2020.

Tuy nhiên, ANA dự kiến tăng tần suất chuyến bay từ Narita đi các thành phố San Francisco và Seattle của Mỹ và từ Haneda đi London (Anh) và Frankfurt (Đức)  trong tháng 3.

"Cần một thời gian thì nhu cầu đi lại mới phục hồi hoàn toàn”, ANA nói với Nikkei Asia khi nhận định về nhu cầu đi lại bằng đường hàng không thời gian tới.

Theo IATA, lưu lượng chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không châu Á đã giảm 93,2% trong năm 2021 so với năm 2019 – mức giảm mạnh nhất so với các châu lục khác trên thế giới. Tuy nhiên, tổ chức này dự báo ngành hàng không châu Á sẽ giảm lỗ ròng từ mức 11,2 tỷ USD năm 2021 xuống còn 2,4 tỷ USD năm nay khi hoạt động kinh doanh khởi sắc trở lại.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con