Nhìn từ vệ tinh, Triều Tiên tối đen như mực
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố một bức ảnh chụp bán đảo Triều Tiên vào ban đêm
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố một bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hình ảnh của bán đảo Triều Tiên vào một đêm cuối tháng 1 vừa rồi. Trong đó, khu vực của Triều Tiên gần như bị bao phủ hoàn toàn bởi màu đen, trái ngược với ánh sáng rực rỡ phát ra từ khu vực của Hàn Quốc.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đây là bức ảnh chụp vào ngày 30/1 và được NASA công bố vào ngày 24/2 vừa rồi. Những gì trên bức ảnh cho thấy sự đối nghịch hoàn toàn giữa hai miền Triều Tiên. Cả phần lãnh thổ Triều Tiên bị bao phủ bởi một màu đen kịt, chỉ lốm đốm vài điểm sáng. Trong khi đó, phần lãnh thổ Hàn Quốc ở phía dưới và Trung Quốc ở phía trên rực rỡ ánh sáng của đèn điện.
Duy chỉ có khu vực Bình Nhưỡng và một số thành phố khác của Triều Tiên như Wonsan ở bờ biển phía Đông là có ánh điện le lói phát ra. Còn đâu, các vùng khác của đất nước này “tối đen như mực” trong bức ảnh chụp từ vệ tinh của NASA.
“Vùng đất tối trông như một vùng nước lặng lẽ nối giữa biển Hoàng Hải với biển Nhật Bản, trong khi Bình Nhưỡng tựa như một hòn đảo nhỏ”, NASA nhận xét trong một tuyên bố đi kèm bức ảnh.
“Sự khác biệt này phản ánh chênh lệch trong mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của hai nước. Con số này ở Hàn Quốc là 10.162 kilowatt giờ, còn ở Triều Tiên là 739 kilowatt giờ”, NASA viết.
Vào năm 2002, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công bố một bức ảnh chụp từ vệ tinh tương tự về bán đảo Triều Tiên vào ban đêm. Trong bức ảnh đó, Triều Tiên cũng là một khu vực tối đen, đối lập với một Hàn Quốc đầy ánh sáng của đèn điện. Vào thời điểm bức ảnh được công bố, đây được xem là một trong những bức ảnh gây ngạc nhiên và tiết lộ nhiều thông tin nhất về Triều Tiên.
“Hàn Quốc là vùng đất tràn ngập ánh điện, năng lượng và sức sống, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Triều Tiên thật tối. Những gì đang diễn ra ở quốc gia đó thật tệ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Donald Rumsfeld, phát biểu về bức ảnh.
Dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, Triều Tiên đã đưa ra nhiều tuyên bố về thúc đẩy hoạt động xây dựng và có các dự án phát triển quy mô lớn như khu trượt tuyết. Tuy nhiên, nguồn điện ở nước này vẫn rất bấp bênh và tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra.
Tờ Wall Street Journal cho biết, đây là bức ảnh chụp vào ngày 30/1 và được NASA công bố vào ngày 24/2 vừa rồi. Những gì trên bức ảnh cho thấy sự đối nghịch hoàn toàn giữa hai miền Triều Tiên. Cả phần lãnh thổ Triều Tiên bị bao phủ bởi một màu đen kịt, chỉ lốm đốm vài điểm sáng. Trong khi đó, phần lãnh thổ Hàn Quốc ở phía dưới và Trung Quốc ở phía trên rực rỡ ánh sáng của đèn điện.
Duy chỉ có khu vực Bình Nhưỡng và một số thành phố khác của Triều Tiên như Wonsan ở bờ biển phía Đông là có ánh điện le lói phát ra. Còn đâu, các vùng khác của đất nước này “tối đen như mực” trong bức ảnh chụp từ vệ tinh của NASA.
“Vùng đất tối trông như một vùng nước lặng lẽ nối giữa biển Hoàng Hải với biển Nhật Bản, trong khi Bình Nhưỡng tựa như một hòn đảo nhỏ”, NASA nhận xét trong một tuyên bố đi kèm bức ảnh.
“Sự khác biệt này phản ánh chênh lệch trong mức tiêu thụ điện bình quân đầu người của hai nước. Con số này ở Hàn Quốc là 10.162 kilowatt giờ, còn ở Triều Tiên là 739 kilowatt giờ”, NASA viết.
Vào năm 2002, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã công bố một bức ảnh chụp từ vệ tinh tương tự về bán đảo Triều Tiên vào ban đêm. Trong bức ảnh đó, Triều Tiên cũng là một khu vực tối đen, đối lập với một Hàn Quốc đầy ánh sáng của đèn điện. Vào thời điểm bức ảnh được công bố, đây được xem là một trong những bức ảnh gây ngạc nhiên và tiết lộ nhiều thông tin nhất về Triều Tiên.
“Hàn Quốc là vùng đất tràn ngập ánh điện, năng lượng và sức sống, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ. Triều Tiên thật tối. Những gì đang diễn ra ở quốc gia đó thật tệ”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ khi đó, ông Donald Rumsfeld, phát biểu về bức ảnh.
Dưới sự lãnh đạo của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un, Triều Tiên đã đưa ra nhiều tuyên bố về thúc đẩy hoạt động xây dựng và có các dự án phát triển quy mô lớn như khu trượt tuyết. Tuy nhiên, nguồn điện ở nước này vẫn rất bấp bênh và tình trạng mất điện thường xuyên xảy ra.