Nội ngoại cùng tăng mua, dòng tiền quay trở lại
Chứng khoán thế giới tăng mạnh sau tin CPI tháng 7 của Mỹ hạ nhiệt. Tâm lý hào hứng cũng lan tỏa sang thị trường Việt Nam và dòng tiền mạnh trở lại là tín hiệu rõ nhất. Tuy nhiên sự kiềm chế của một số mã vốn hóa lớn khiến VN-Index không thể hiện hết sức mạnh ở cổ phiếu.
Chứng khoán thế giới tăng mạnh sau tin CPI tháng 7 của Mỹ hạ nhiệt. Tâm lý hào hứng cũng lan tỏa sang thị trường Việt Nam và dòng tiền mạnh trở lại là tín hiệu rõ nhất. Tuy nhiên sự kiềm chế của một số mã vốn hóa lớn khiến VN-Index không thể hiện hết sức mạnh ở cổ phiếu.
VN-Index tăng cao nhất đầu phiên, trên tham chiếu 0,92% nhưng đến cuối phiên sáng tụt xuống còn tăng 0,47% tương đương 5,93 điểm. Độ rộng thay đổi khá nhanh, thể hiện lực chốt lời cơ hội đã xuất hiện.
Thực vậy, trong 15 phút đầu tiên khi thị trường mạnh nhất, chỉ số cao nhất, độ rộng của VN-Index là 280 mã tăng/69 mã giảm. Hết phiên số mã tăng còn 217, số giảm tăng lên 209. Như vậy thị trường vẫn chỉ là trạng thái phân hóa.
Điểm tích cực là cổ phiếu phân hóa về sức mạnh trên nền thanh khoản tăng trở lại. Tổng giá trị khớp hai sàn niêm yết sáng nay đạt 9.934 tỷ đồng, tăng 21% so với sáng hôm qua và cao nhất 5 phiên. Riêng HoSE tăng 19,4%, đạt 8.533 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm ngân mạnh đáng kể với 591,7 tỷ đồng ở HoSE trong khi cả ngày hôm qua cũng chỉ mua nhỉnh hơn mức này một chút. Mức bán ra đạt 426,4 tỷ đồng, tương đương mua ròng 165,3 tỷ.
Khối ngoại xả lớn VNM với lượng bán chiếm trên 61% tổng thanh khoản. VNM giảm giá 0,69% là trụ yếu nhất của chỉ số VN-Index. Ngoài ra GVR giảm 0,4%, NVL giảm 0,24%, HPG giảm 0,21%, SAB giảm 0,11%. Mức giảm của nhóm trụ này tuy chưa nhiều, nhưng tốc độ trượt giá nhanh hơn các blue-chips và tạo lực kéo xuống chính. HPG đầu phiên còn tăng 1,47%, GVR tăng 1,4%, NVL tăng 1,2%...
VN30-Index chốt phiên sáng tăng 0,49% với 21 mã tăng/9 mã giảm. Tất cả các mã trong rổ này đều tụt giá với mức độ khác nhau và ngay cả những mã vẫn còn đang tăng thì cũng đang hạ độ cao. Nhóm tụt trên 1% so với giá cao nhất đầu phiên bao gồm cả nhiều trụ như VIC, TCB, VPB bên cạnh các mã đỏ nói trên.
Hiện sàn HoSE cũng chỉ mới có 63 cổ phiếu giảm dưới tham chiếu từ 1% trở lên và áp lực xả hàng mới chỉ rõ rệt ở số ít mã. VCI chẳng hạn, thanh khoản đã vượt cả ngày hôm qua và giá từ mức tăng 2,2% đảo ngược thành giảm 2,73% với 254,3 tỷ đồng thanh khoản. HSG từ tăng 1,91% thành giảm 2,15%, giao dịch 114,2 tỷ đồng. HBC, DIG, HNG, NKG là các mã khác đảo chiều giảm đáng chú trên 1% với thanh khoản lớn. Số còn lại biến động hẹp hoặc thanh khoản nhỏ.
Phía tăng, dòng tiền đẩy giá lên khá tốt ở CII, VGC, VRE, NBB, ANV, SBT, IJC, VHC, HDB, thanh khoản hàng chục tới cả trăm tỷ đồng và giá tăng đều trên 2%. Nhìn chung mức độ phân hóa rõ rệt nên bất kỳ nhóm cổ phiếu nào cũng xuất hiện mã tăng mã giảm. Nếu tính về dòng tiền vào thì nhóm chứng khoán, bất động sản vẫn đang hút nhất, dù không phải mã nào cũng tăng giá. Trong Top 10 thanh khoản toàn thị trường sáng nay, VND, SSI, VCI, SHS, NVL, DIG chiếm phần lớn.
Khối ngoại ngoài xả lớn VNM với trên 60 tỷ thì cũng chỉ bán thêm đáng kể là VHM với -25,1 tỷ đồng. Ngược lại, cổ phiếu chưng skhoán được mua tốt với SSI, VND tương ứng 47,7 tỷ và 29,3 tỷ. HDB, STB, CTG là các mã ngân hàng được mua tốt. Tuy vậy tổng mức giải ngân của khối này cung chỉ hơn 6% thanh khoản sàn HoSE, chưa phải là mức mua áp đảo.