Nokia, Samsung đẩy mạnh tuyển nhân sự tại Việt Nam
Nhu cầu nhân sự công nghệ thông tin tăng vọt khi các đại gia công nghệ mở rộng hoạt động
Các công ty hàng đầu về điện tử như Nokia, Samsung đang đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh doanh mới tại Việt Nam.
Cụ thể, Nokia mới đây đã có thông báo về việc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động “với số lượng không hạn chế, để chuẩn bị cho nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh đi vào hoạt động”.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh của Nokia hiện vẫn đang được triển khai theo kế hoạch và để vận hành nhà máy trong thời gian tới.
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà máy, Nokia cho biết đang cần một số lượng lớn người lao động, ở nhiều vị trí.
Trước đó, Samsung cũng thông báo về kế hoạch tuyển dụng “khủng” của mình để phục vụ các dự án tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Một thông cáo của Samsung cho hay “để chuẩn bị cho chiến lược phát triển tiếp theo, Samsung sẽ tuyển dụng hàng nghìn cử nhân, kỹ sư đã/sẽ tốt nghiệp đại học năm 2011-2013 tất cả chuyên ngành tại các trường đại học trong cả nước”.
Các lao động này sẽ làm việc tại nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh và Viện Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam (Samsung Vietnam Mobile R&D Center), có trụ sở tạm thời tại Bắc Ninh, nhưng trong năm 2013 sẽ chuyển về Hà Nội.
Tại Thái Nguyên, Samsung cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức tuyển dụng 20.000 lao động để phục vụ dự án tại đây.
Việt Nam hiện đối mặt tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kể cả trình độ cao lẫn lao động phổ thông.
Theo bản đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” của Chính phủ, đến năm 2020, 80% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
Đề án cũng xác định mục tiêu tổng nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, một thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin cho thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, dẫn tới việc 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Cụ thể, Nokia mới đây đã có thông báo về việc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động “với số lượng không hạn chế, để chuẩn bị cho nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh đi vào hoạt động”.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh của Nokia hiện vẫn đang được triển khai theo kế hoạch và để vận hành nhà máy trong thời gian tới.
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của nhà máy, Nokia cho biết đang cần một số lượng lớn người lao động, ở nhiều vị trí.
Trước đó, Samsung cũng thông báo về kế hoạch tuyển dụng “khủng” của mình để phục vụ các dự án tại Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Một thông cáo của Samsung cho hay “để chuẩn bị cho chiến lược phát triển tiếp theo, Samsung sẽ tuyển dụng hàng nghìn cử nhân, kỹ sư đã/sẽ tốt nghiệp đại học năm 2011-2013 tất cả chuyên ngành tại các trường đại học trong cả nước”.
Các lao động này sẽ làm việc tại nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh và Viện Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động Samsung Việt Nam (Samsung Vietnam Mobile R&D Center), có trụ sở tạm thời tại Bắc Ninh, nhưng trong năm 2013 sẽ chuyển về Hà Nội.
Tại Thái Nguyên, Samsung cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức tuyển dụng 20.000 lao động để phục vụ dự án tại đây.
Việt Nam hiện đối mặt tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kể cả trình độ cao lẫn lao động phổ thông.
Theo bản đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” của Chính phủ, đến năm 2020, 80% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
Đề án cũng xác định mục tiêu tổng nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, một thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin cho thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, dẫn tới việc 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại cho nhân viên trong quá trình làm việc.