Nông dân trồng lúa lỗ đậm
Kể từ khi Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo, có lẽ không có năm nào người trồng lúa lại điêu đứng như năm nay
Kể từ khi Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo, có lẽ không có năm nào người trồng lúa lại điêu đứng như năm nay.
Giá lúa vụ hè thu 2007 tại ĐBSCL cực điểm có lúc lên đến 6.000-6.2000 đồng/kg, nhưng từ khi có lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo giá lúa trên thị trường trong nước bắt đầu giảm dần.
Đầu vụ hè thu 2008, giá lúa trên thị trường dao động 4.700-4.800 đồng/kg, lúc đó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cố gắng mua lúa giúp nông dân có lãi từ 40% trở lên, tính ra cũng tương đương 5.000 đồng/kg.
Nông dân tin tưởng doanh nghiệp sẽ thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, có rất nhiều người đã không bán khi lúa mặc dù lúc đó trên thị trường giá lúa đang giao động ở mức 4.500-4.600 đồng/kg.
Với hy vọng giá lúa sẽ trở lại thời hoàng kim như cuối vụ xuân hè 2007/2008, thế nhưng giá lúa trên thị trường cứ thế rơi dần, nhưng khi có chỉ đạo mua gạo tạm trữ của Chính phủ thì giá lúa có nhích lên vài trăm đồng, nhưng sau đó lại tiếp tục rớt.
Cho đến nay giá lúa từ 5.800-6.000 đồng/kg cuối vụ xuân hè đã rơi “tự do” đến vụ thu đông chỉ còn 2.700 đồng/kg đối với lúa thường và 3.200 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao.
Giá lúa thấp, thị trường lúa gạo cứ liên tục đóng băng khiến cho nhiều nông dân muốn bán lúa hè thu cũng không bán được.
Đến nay khi ĐBSCL thu hoạch lúa thu đông, thì lúa hè thu vẫn còn tồn đọng một lượng khá lớn mà không thương lái nào dám mua vì sợ “coi” không tới, mua nhầm lúa ẩm vàng thì lỗ to, để giải phóng kho nhiều nông dân chấp nhận bán lúa hè thu với giá 2.400-2.500 đồng/kg để nghiền thức ăn gia súc.
Theo ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, để giải quyết bài toán lúa, gạo tồn đọng trong nước, Chính phủ phải đẩy mạnh mua gạo tạm trữ quốc gia và dự trữ lưu thông, tăng cường xúc tiến thương mại, tăng cường đàm phán để ký các hợp đồng ở cấp Chính phủ.
Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp mua 300 ngàn tấn gạo tạm trữ, nhưng nếu không có chính sách cụ thể đi kèm thì rất khó cho doanh nghiệp, trong khi kho của các doanh nghiệp đang tồn hơn 800 ngàn tấn.
Hiện tại, bà con nông dân ở khu vực ĐBSCL đang tranh thủ thu hoạch lúa thu đông để kịp làm đất xuống giống vụ đông xuân theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.
Năng suất lúa vụ thu đông năm nay bình quân 5-5,5 tấn/ha, năng suất này được xem là khá tốt, thế nhưng hầu hết nông dân đều ngán ngẩm bởi giá lúa trên thị trường đang xuống quá thấp. Giá thành sản xuất 1 kg lúa từ 3.000-3.200 đồng/kg, bán lúa với giá 2.700 đồng/kg, không lỗ mới lạ.
Giá lúa vụ hè thu 2007 tại ĐBSCL cực điểm có lúc lên đến 6.000-6.2000 đồng/kg, nhưng từ khi có lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo giá lúa trên thị trường trong nước bắt đầu giảm dần.
Đầu vụ hè thu 2008, giá lúa trên thị trường dao động 4.700-4.800 đồng/kg, lúc đó Thủ tướng Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo cố gắng mua lúa giúp nông dân có lãi từ 40% trở lên, tính ra cũng tương đương 5.000 đồng/kg.
Nông dân tin tưởng doanh nghiệp sẽ thực hiện lời kêu gọi của Chính phủ, có rất nhiều người đã không bán khi lúa mặc dù lúc đó trên thị trường giá lúa đang giao động ở mức 4.500-4.600 đồng/kg.
Với hy vọng giá lúa sẽ trở lại thời hoàng kim như cuối vụ xuân hè 2007/2008, thế nhưng giá lúa trên thị trường cứ thế rơi dần, nhưng khi có chỉ đạo mua gạo tạm trữ của Chính phủ thì giá lúa có nhích lên vài trăm đồng, nhưng sau đó lại tiếp tục rớt.
Cho đến nay giá lúa từ 5.800-6.000 đồng/kg cuối vụ xuân hè đã rơi “tự do” đến vụ thu đông chỉ còn 2.700 đồng/kg đối với lúa thường và 3.200 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao.
Giá lúa thấp, thị trường lúa gạo cứ liên tục đóng băng khiến cho nhiều nông dân muốn bán lúa hè thu cũng không bán được.
Đến nay khi ĐBSCL thu hoạch lúa thu đông, thì lúa hè thu vẫn còn tồn đọng một lượng khá lớn mà không thương lái nào dám mua vì sợ “coi” không tới, mua nhầm lúa ẩm vàng thì lỗ to, để giải phóng kho nhiều nông dân chấp nhận bán lúa hè thu với giá 2.400-2.500 đồng/kg để nghiền thức ăn gia súc.
Theo ông Vương Bình Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, để giải quyết bài toán lúa, gạo tồn đọng trong nước, Chính phủ phải đẩy mạnh mua gạo tạm trữ quốc gia và dự trữ lưu thông, tăng cường xúc tiến thương mại, tăng cường đàm phán để ký các hợp đồng ở cấp Chính phủ.
Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo cho các doanh nghiệp mua 300 ngàn tấn gạo tạm trữ, nhưng nếu không có chính sách cụ thể đi kèm thì rất khó cho doanh nghiệp, trong khi kho của các doanh nghiệp đang tồn hơn 800 ngàn tấn.
Hiện tại, bà con nông dân ở khu vực ĐBSCL đang tranh thủ thu hoạch lúa thu đông để kịp làm đất xuống giống vụ đông xuân theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.
Năng suất lúa vụ thu đông năm nay bình quân 5-5,5 tấn/ha, năng suất này được xem là khá tốt, thế nhưng hầu hết nông dân đều ngán ngẩm bởi giá lúa trên thị trường đang xuống quá thấp. Giá thành sản xuất 1 kg lúa từ 3.000-3.200 đồng/kg, bán lúa với giá 2.700 đồng/kg, không lỗ mới lạ.