Nước Đức đang ngập trong nợ nần
Cục Thống kê Liên bang Đức vừa cho biết, năm 2009, Đức đã lún sâu vào cảnh nợ nần và nợ tới 1.700 tỷ Euro
Cục Thống kê Liên bang Đức vừa cho biết, năm 2009, Đức đã lún sâu vào cảnh nợ nần và nợ tới 1.700 tỷ Euro, vượt quá 70% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã đẩy kinh tế Đức lâm cảnh khó khăn.
Tổng thống Đức Horst Kôhler đã lên tiếng chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel về chính sách nợ công và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ.
Nợ công gia tăng
Theo Cục Thống kê, mức nợ của Đức năm 2009 chiếm tới 70,3% GDP, nhưng vẫn thấp hơn so với 73% dự kiến của Bộ Tài chính. Chính phủ Đức ước tính trong năm 2010 số nợ sẽ còn tăng 85 tỷ Euro, do những kế hoạch chi tiêu phúc lợi xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đây là mức tăng nợ cao thứ hai của Đức kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Trước đó, số nợ của Đức đã tăng kỷ lục vào năm 1995, khi Chính phủ liên bang phải tăng ngân sách tái thiết các bang mới ở Đông Đức.
Tình trạng nợ công của Đức - nền kinh tế đầu tàu EU - tăng cao đang làm gia tăng lo ngại đối với EU, sau khi Hy Lạp và Italy thông qua dự luật cho phép mức nợ vượt qua con số 110% GDP, trong bối cảnh Hy Lạp đang lâm vào khủng hoảng nợ trầm trọng.
Năm ngoái, mức nợ trung bình của cả EU chiếm 73% GDP của khối, đặc biết mức nợ của 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chiếm tới 78% GDP.
Tình trạng nợ nần đang gây thêm khó khăn cho sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Đức vốn đã tăng trưởng âm trong năm 2009 vừa qua, khi hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế là sức tiêu dùng trong nước và đầu tư từ các doanh nghiệp hiện tại đều giảm mạnh.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng cao. Số liệu của Cục Lao động Liên bang Đức (BA) cho biết, số người thất nghiệp ở Đức, trong tháng 1/2010 tiếp tục tăng, với 3,617 triệu người thất nghiệp, tăng 342.000 người so với tháng 12/2009.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức hiện nay là 8,6% tổng số người ở độ tuổi lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã đẩy số người nhận tiền trợ cấp thất nghiệp loại 2 tại Đức lên 6,5 triệu người trong cả nước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên số người nhận trợ cấp thất nghiệp loại II tăng cao so với một năm trước và là điều rất đáng lo ngại đối với ban lãnh đạo Đức.
Chính phủ mất điểm
Tình hình kinh tế - xã hội nêu trên đã khiến uy tín của Chính phủ Đức và đảng Dân chủ Tự do (FDP)- đảng lớn trong liên minh lãnh đạo Chính phủ, bị giảm mạnh trong mấy tháng gần đây.
Nhân dịp tròn 100 ngày đầu tiên FDP cùng với đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) nắm quyền lãnh đạo Chính phủ liên minh Đen - Vàng mới ở Đức, hãng truyền hình ARD công bố kết quả cuộc thăm dò, cho biết số người ủng hộ đảng FDP chỉ còn 8,0% so với 14,6% tại kỳ bầu cử hồi tháng 9/2009, một tỷ lệ thấp chưa từng có đối với đảng này.
Sau 100 ngày đầu tiên, liên minh cầm quyền CDU/CSU và FDP chỉ còn nhận được 44% số cử tri ủng hộ, trong khi số người ủng hộ phe đối lập gồm ba đảng SPD, đảng Xanh và Die Linke tăng lên 52%. Người Đức cho Chính phủ liên minh Đen - Vàng của Thủ tướng Angela Merkel điểm 3,9 (tính theo thang điểm từ 1 đến 6).
Kết quả thăm dò của Viện Emmid cũng cho thấy 65% số người được hỏi không hài lòng với sự lãnh đạo của Chính phủ mới, trong khi chỉ có 27% bày tỏ hài lòng.
Tổng thống Đức Horst Kôhler sau một thời gian dài giữ thái độ im lặng, thì mới đây cũng đã công khai phê phán chính sách của Chính phủ liên minh Đen - Vàng của Thủ tướng Angela Merkel. Những chỉ trích của ông Kôhler đưa ra đúng thời điểm Cục Thống kê Liên bang Đức công bố số liệu cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu đã đẩy nước Đức lún sâu vào nợ nần.
Phát biểu trên tờ báo "Focus" của Đức, ông Horst Kôhler đã phản đối các chính sách về nợ công, cắt giảm thuế, cũng như các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ.
Tổng thống Đức Horst Kôhler đã lên tiếng chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel về chính sách nợ công và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ.
Nợ công gia tăng
Theo Cục Thống kê, mức nợ của Đức năm 2009 chiếm tới 70,3% GDP, nhưng vẫn thấp hơn so với 73% dự kiến của Bộ Tài chính. Chính phủ Đức ước tính trong năm 2010 số nợ sẽ còn tăng 85 tỷ Euro, do những kế hoạch chi tiêu phúc lợi xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đây là mức tăng nợ cao thứ hai của Đức kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Trước đó, số nợ của Đức đã tăng kỷ lục vào năm 1995, khi Chính phủ liên bang phải tăng ngân sách tái thiết các bang mới ở Đông Đức.
Tình trạng nợ công của Đức - nền kinh tế đầu tàu EU - tăng cao đang làm gia tăng lo ngại đối với EU, sau khi Hy Lạp và Italy thông qua dự luật cho phép mức nợ vượt qua con số 110% GDP, trong bối cảnh Hy Lạp đang lâm vào khủng hoảng nợ trầm trọng.
Năm ngoái, mức nợ trung bình của cả EU chiếm 73% GDP của khối, đặc biết mức nợ của 16 nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chiếm tới 78% GDP.
Tình trạng nợ nần đang gây thêm khó khăn cho sự phục hồi tăng trưởng của kinh tế Đức vốn đã tăng trưởng âm trong năm 2009 vừa qua, khi hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế là sức tiêu dùng trong nước và đầu tư từ các doanh nghiệp hiện tại đều giảm mạnh.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp lại tăng cao. Số liệu của Cục Lao động Liên bang Đức (BA) cho biết, số người thất nghiệp ở Đức, trong tháng 1/2010 tiếp tục tăng, với 3,617 triệu người thất nghiệp, tăng 342.000 người so với tháng 12/2009.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Đức hiện nay là 8,6% tổng số người ở độ tuổi lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã đẩy số người nhận tiền trợ cấp thất nghiệp loại 2 tại Đức lên 6,5 triệu người trong cả nước, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên số người nhận trợ cấp thất nghiệp loại II tăng cao so với một năm trước và là điều rất đáng lo ngại đối với ban lãnh đạo Đức.
Chính phủ mất điểm
Tình hình kinh tế - xã hội nêu trên đã khiến uy tín của Chính phủ Đức và đảng Dân chủ Tự do (FDP)- đảng lớn trong liên minh lãnh đạo Chính phủ, bị giảm mạnh trong mấy tháng gần đây.
Nhân dịp tròn 100 ngày đầu tiên FDP cùng với đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) nắm quyền lãnh đạo Chính phủ liên minh Đen - Vàng mới ở Đức, hãng truyền hình ARD công bố kết quả cuộc thăm dò, cho biết số người ủng hộ đảng FDP chỉ còn 8,0% so với 14,6% tại kỳ bầu cử hồi tháng 9/2009, một tỷ lệ thấp chưa từng có đối với đảng này.
Sau 100 ngày đầu tiên, liên minh cầm quyền CDU/CSU và FDP chỉ còn nhận được 44% số cử tri ủng hộ, trong khi số người ủng hộ phe đối lập gồm ba đảng SPD, đảng Xanh và Die Linke tăng lên 52%. Người Đức cho Chính phủ liên minh Đen - Vàng của Thủ tướng Angela Merkel điểm 3,9 (tính theo thang điểm từ 1 đến 6).
Kết quả thăm dò của Viện Emmid cũng cho thấy 65% số người được hỏi không hài lòng với sự lãnh đạo của Chính phủ mới, trong khi chỉ có 27% bày tỏ hài lòng.
Tổng thống Đức Horst Kôhler sau một thời gian dài giữ thái độ im lặng, thì mới đây cũng đã công khai phê phán chính sách của Chính phủ liên minh Đen - Vàng của Thủ tướng Angela Merkel. Những chỉ trích của ông Kôhler đưa ra đúng thời điểm Cục Thống kê Liên bang Đức công bố số liệu cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu đã đẩy nước Đức lún sâu vào nợ nần.
Phát biểu trên tờ báo "Focus" của Đức, ông Horst Kôhler đã phản đối các chính sách về nợ công, cắt giảm thuế, cũng như các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ.