Obama: Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam
Việt Nam và Mỹ sẽ đưa quan hệ đối tác toàn diện theo hướng hợp tác sâu sắc hơn
Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang sáng nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết nước này quyết định sẽ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
Thông tin trên được ông Obama đưa ra tại cuộc họp báo của hai nhà lãnh đạo Việt - Mỹ, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội vào đầu giờ chiều nay (23/5).
Mở đầu cuộc họp báo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, ông và Tổng thống Obama vừa có cuộc hội đàm về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Trong chuyến thăm chính thức này, Việt Nam và Mỹ đã ra tuyên bố chung, đưa quan hệ đối tác toàn diện theo hướng hợp tác sâu sắc hơn. Hai bên cũng nhất trí ưu tiên cao việc giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
“Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”, Chủ tịch Trần Đại Quang nói.
Mặc dù, ông Obama cho hay, việc bán vũ khí sẽ có những điều kiện chặt chẽ liên quan đến yếu tố nhân quyền.
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình biển Đông, nhất trí tiếp tục hợp tác trong đối phó biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong...
Tổng thống Mỹ cho biết, hai bên đang cùng nhau làm việc để thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong lĩnh vực hợp tác an ninh, phía Mỹ cho biết sẽ cung cấp tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam.
Liên quan vấn đề biển Đông, Tổng thống Obama nhấn mạnh việc tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như việc Mỹ “sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ủng hộ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá, sau 20 năm, kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước đã có nhiều bước tiến quan trọng, từ cựu thù thành đối tác toàn diện.
“Hy vọng Hoa Kỳ sẽ sớm là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, hai nước còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là sau khi ký TPP. Những bước tiến triển này bắt nguồn từ thực tế hai bên ngày càng chia sẻ nhiều quan tâm, lợi ích chung, cam kết tôn trọng thể chế chính trị, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau”, ông nói.
Thông tin trên được ông Obama đưa ra tại cuộc họp báo của hai nhà lãnh đạo Việt - Mỹ, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội vào đầu giờ chiều nay (23/5).
Mở đầu cuộc họp báo, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, ông và Tổng thống Obama vừa có cuộc hội đàm về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.
Trong chuyến thăm chính thức này, Việt Nam và Mỹ đã ra tuyên bố chung, đưa quan hệ đối tác toàn diện theo hướng hợp tác sâu sắc hơn. Hai bên cũng nhất trí ưu tiên cao việc giải quyết hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
“Việt Nam hoan nghênh việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam”, Chủ tịch Trần Đại Quang nói.
Mặc dù, ông Obama cho hay, việc bán vũ khí sẽ có những điều kiện chặt chẽ liên quan đến yếu tố nhân quyền.
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về tình hình biển Đông, nhất trí tiếp tục hợp tác trong đối phó biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong...
Tổng thống Mỹ cho biết, hai bên đang cùng nhau làm việc để thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong lĩnh vực hợp tác an ninh, phía Mỹ cho biết sẽ cung cấp tàu tuần tra cho cảnh sát biển Việt Nam.
Liên quan vấn đề biển Đông, Tổng thống Obama nhấn mạnh việc tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như việc Mỹ “sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", ủng hộ Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá, sau 20 năm, kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước đã có nhiều bước tiến quan trọng, từ cựu thù thành đối tác toàn diện.
“Hy vọng Hoa Kỳ sẽ sớm là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, hai nước còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là sau khi ký TPP. Những bước tiến triển này bắt nguồn từ thực tế hai bên ngày càng chia sẻ nhiều quan tâm, lợi ích chung, cam kết tôn trọng thể chế chính trị, chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau”, ông nói.