Obama thăm Việt Nam trong mắt báo giới Mỹ
Wall Street Journal gọi chuyến thăm của ông Obama là “một đỉnh cao lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ”
Ngày 23/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông tới Việt Nam. Nhân dịp này, nhiều tờ báo của Mỹ đã đưa ra những bình luận đầy lạc quan và tích cực về chuyến thăm.
Tờ Stars and Stripes đã có cuộc phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội và nhận thấy sự háo hức của người dân trước chuyến thăm này. “Một số người hy vọng chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam... Họ cũng hoan nghênh vai trò của Mỹ trong việc cân bằng Trung Quốc”, tờ báo cho biết.
“Việt Nam nên làm bạn với càng nhiều quốc gia càng tốt, và Mỹ là người bạn mạnh nhất và lớn nhất”, ông Nguyen Van Thiem, một người kinh doanh 60 tuổi, nói với tờ báo trên.
Trong một bài viết khác về chuyến thăm của ông Obama, Stars and Stripes nhận định Việt Nam ngày nay khác rất nhiều so với trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
“Sự phát triển diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực của các thành phố lớn, đến nỗi khó có thể nhận ra cùng nơi cách đây chỉ một năm. Khi Mỹ cử vị đại sứ đầu tiên thời hậu chiến tranh tới Việt Nam vào năm 1997, 40% dân số Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo. Đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 11% - theo số liệu của Mỹ”, bài báo viết.
Tờ Wall Street Journal thì gọi chuyến thăm của ông Obama là “một đỉnh cao lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ”. “Chính phủ Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự với Mỹ, muốn Mỹ dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”, tờ báo nhận định.
Cũng theo Wall Street Journal, hiện nay, Mỹ đang là một quốc gia được người Việt Nam nói chung nhìn nhận với quan điểm tích cực. Tờ báo dẫn kết quả một cuộc thăm dò hồi năm 2015 của Pew cho thấy 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực về Mỹ, một con số cao bất ngờ nếu xét đến lịch sử gần đây giữa hai nước.
Ngoài ra, trong số 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, Việt Nam là quốc gia hào hứng nhất với hiệp định này. 89% người dân Việt Nam được Pew khảo sát ủng hộ TPP, so với tỷ lệ 49% người Mỹ.
Tờ Washington Times thì nói rằng, là cựu thù thời chiến tranh, nhưng “Việt Nam và Mỹ ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược chung có thể dẫn tới những thay đổi về hợp tác an ninh trên Biển Đông”.
Tờ báo này dẫn lời các nhà phân tích nhận định trong 6 tháng cuối cùng trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng, “ông Obama có ý định thể hiện rõ rằng Việt Nam là một trọng tâm trong chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương”.
Theo tờ báo, Nhà Trắng nhận ra rằng chuyến thăm này là cơ hội cuối cùng của ông Obama trong việc “dịch chuyển trọng tâm của Mỹ từ khu vực Trung Đông đầy bất ổn về một khu vực vừa có sự phát triển kinh tế năng động, vừa được dự báo sẽ là ‘đấu trường’ tranh giành ành hưởng lớn tiếp theo giữa các cường quốc”.
Tờ Chicago Tribune dẫn lời một số nghị sỹ và chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ nói rằng việc Tổng thống Obama dỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam - một động thái có thể diễn ra trong năm nay - sẽ là một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước thời hậu chiến tranh.
Theo ông Joseph Liow, chuyên gia cấp cao thuộc Trung tâm Chính sách Đông Á, Viện Brookings, nhận định rằng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam “là một trong những tàn tích cuối cùng của một kỷ nguyên đã qua. Tính biểu tượng của việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này có ý nghĩa quan trọng hơn những vũ khí mà Việt Nam có thể mua của Mỹ”.
“Việt Nam tin rằng nhân tố rào cản quá khứ này nên được dỡ bỏ để phản ánh sự bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương bắt đầu cách đây hai thập kỷ, cũng như mức độ hiện tại của mối quan hệ đối tác giữa hai nước”, Chicago Tribune dẫn lời đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh phát biểu ở Austin mới đây.
Tờ báo này nhấn mạnh, trong những năm gần đây, Việt Nam và Mỹ đã có mối quan hệ ngày càng gần gũi về chính trị, kinh tế và quân sự, dù còn một số bất đồng về vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) hay vấn đề chất độc màu da cam.
Tờ New York Times có một bài viết mang tựa đề “Obama in Vietnam will focus on future, rather than the past” (tạm dịch: “Obama tới Việt Nam để nhìn về tương lai, thay vì quá khứ”).
Bài báo viết, khi đến Việt Nam lần này, Tổng thống Obama có thể sẽ không tập trung nhiều vào vấn đề những binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở chiến trường Việt Nam như chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton năm 2000. Thay vào đó, ông Obama dự kiến sẽ hoan nghênh việc hợp tác giữa hai nước trong việc làm sạch các khu vực nhiễm chất độc da cam.
Tờ Stars and Stripes đã có cuộc phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam ở khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội và nhận thấy sự háo hức của người dân trước chuyến thăm này. “Một số người hy vọng chuyến thăm của ông Obama sẽ giúp thúc đẩy sự thịnh vượng của Việt Nam... Họ cũng hoan nghênh vai trò của Mỹ trong việc cân bằng Trung Quốc”, tờ báo cho biết.
“Việt Nam nên làm bạn với càng nhiều quốc gia càng tốt, và Mỹ là người bạn mạnh nhất và lớn nhất”, ông Nguyen Van Thiem, một người kinh doanh 60 tuổi, nói với tờ báo trên.
Trong một bài viết khác về chuyến thăm của ông Obama, Stars and Stripes nhận định Việt Nam ngày nay khác rất nhiều so với trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
“Sự phát triển diễn ra mạnh mẽ ở nhiều khu vực của các thành phố lớn, đến nỗi khó có thể nhận ra cùng nơi cách đây chỉ một năm. Khi Mỹ cử vị đại sứ đầu tiên thời hậu chiến tranh tới Việt Nam vào năm 1997, 40% dân số Việt Nam sống dưới ngưỡng nghèo. Đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 11% - theo số liệu của Mỹ”, bài báo viết.
Tờ Wall Street Journal thì gọi chuyến thăm của ông Obama là “một đỉnh cao lịch sử trong quan hệ Việt-Mỹ”. “Chính phủ Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự với Mỹ, muốn Mỹ dỡ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam”, tờ báo nhận định.
Cũng theo Wall Street Journal, hiện nay, Mỹ đang là một quốc gia được người Việt Nam nói chung nhìn nhận với quan điểm tích cực. Tờ báo dẫn kết quả một cuộc thăm dò hồi năm 2015 của Pew cho thấy 78% người Việt Nam có cái nhìn tích cực về Mỹ, một con số cao bất ngờ nếu xét đến lịch sử gần đây giữa hai nước.
Ngoài ra, trong số 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng, Việt Nam là quốc gia hào hứng nhất với hiệp định này. 89% người dân Việt Nam được Pew khảo sát ủng hộ TPP, so với tỷ lệ 49% người Mỹ.
Tờ Washington Times thì nói rằng, là cựu thù thời chiến tranh, nhưng “Việt Nam và Mỹ ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược chung có thể dẫn tới những thay đổi về hợp tác an ninh trên Biển Đông”.
Tờ báo này dẫn lời các nhà phân tích nhận định trong 6 tháng cuối cùng trên cương vị người đứng đầu Nhà Trắng, “ông Obama có ý định thể hiện rõ rằng Việt Nam là một trọng tâm trong chiến lược xoay trục về phía châu Á-Thái Bình Dương”.
Theo tờ báo, Nhà Trắng nhận ra rằng chuyến thăm này là cơ hội cuối cùng của ông Obama trong việc “dịch chuyển trọng tâm của Mỹ từ khu vực Trung Đông đầy bất ổn về một khu vực vừa có sự phát triển kinh tế năng động, vừa được dự báo sẽ là ‘đấu trường’ tranh giành ành hưởng lớn tiếp theo giữa các cường quốc”.
Tờ Chicago Tribune dẫn lời một số nghị sỹ và chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ nói rằng việc Tổng thống Obama dỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam - một động thái có thể diễn ra trong năm nay - sẽ là một bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nước thời hậu chiến tranh.
Theo ông Joseph Liow, chuyên gia cấp cao thuộc Trung tâm Chính sách Đông Á, Viện Brookings, nhận định rằng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Việt Nam “là một trong những tàn tích cuối cùng của một kỷ nguyên đã qua. Tính biểu tượng của việc dỡ bỏ lệnh cấm vận này có ý nghĩa quan trọng hơn những vũ khí mà Việt Nam có thể mua của Mỹ”.
“Việt Nam tin rằng nhân tố rào cản quá khứ này nên được dỡ bỏ để phản ánh sự bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương bắt đầu cách đây hai thập kỷ, cũng như mức độ hiện tại của mối quan hệ đối tác giữa hai nước”, Chicago Tribune dẫn lời đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh phát biểu ở Austin mới đây.
Tờ báo này nhấn mạnh, trong những năm gần đây, Việt Nam và Mỹ đã có mối quan hệ ngày càng gần gũi về chính trị, kinh tế và quân sự, dù còn một số bất đồng về vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) hay vấn đề chất độc màu da cam.
Tờ New York Times có một bài viết mang tựa đề “Obama in Vietnam will focus on future, rather than the past” (tạm dịch: “Obama tới Việt Nam để nhìn về tương lai, thay vì quá khứ”).
Bài báo viết, khi đến Việt Nam lần này, Tổng thống Obama có thể sẽ không tập trung nhiều vào vấn đề những binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở chiến trường Việt Nam như chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton năm 2000. Thay vào đó, ông Obama dự kiến sẽ hoan nghênh việc hợp tác giữa hai nước trong việc làm sạch các khu vực nhiễm chất độc da cam.