Ông Lê Viết Hải đã báo cáo với HoSE những gì xung quanh vụ tranh chấp chức Chủ tịch HBC?

Kiều Linh
Chia sẻ

Xung quanh tranh chấp chức vụ Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình giữa ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú, ông Lê Viết Hải vừa có văn bản báo cáo HoSE về việc này.

Ông Lê Viết Hải (bên trái) và ông Nguyễn Công Phú (bên phải).
Ông Lê Viết Hải (bên trái) và ông Nguyễn Công Phú (bên phải).

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã có văn bản giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) về việc triệu tập cuộc họp HĐQT của HBC vào ngày 31/12/2022 vừa qua.

ÔNG LÊ VIẾT HẢI ĐÃ BÁO CÁO NHỮNG GÌ?

Văn bản do ông Lê Viết Hải ký nêu rõ, ngày 13/12/2022, HĐQT HBC đã tiến hành họp và ban hành 2 Nghị quyết vào ngày 14/12/2022 bao gồm các nội dung chính:

Nghị quyết 50: “Chấp thuận đơn xin từ nhiệm (được ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 01/01/2023”; “Thông qua đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình để kỳ họp ĐHĐCĐ sắp tới xem xét thông qua”; “Thông qua thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Hội đồng Sáng lập được tổ chức và hoạt động theo quy chế đính kèm”.

Nghị quyết 51: “Bầu ông Nguyễn Công Phú giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kể từ ngày 01/01/2023”.

Tuy nhiên, sau khi ban hành 02 Nghị quyết nêu trên thì việc quản trị, điều hành doanh nghiệp đã phát sinh một số bất cập liên quan đến cơ chế hoạt động và vận hành của Hội đồng sáng lập.

Cụ thể, Hội đồng Sáng lập đang được trao một số quyền hạn có thể ảnh hưởng tới hoạt động độc lập của HĐQT. Đồng thời, việc thay đổi nhân sự cho vị trí Chủ tịch HĐQT có thể dẫn đến không đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của Công ty tại thời điểm cận Tết Nguyên đán 2023.

Từ những lẽ trên, HĐQT HBC nhận thấy cần thiết phải tạm dừng toàn bộ nội dung 2 Nghị quyết nêu trên để củng cố cơ sở pháp lý và thiết lập vững chắc mô hình quản trị mới, tránh việc gián đoạn trong hoạt động tài chính và ngân hàng dịp cuối năm.

Ngày 31/12/2022, HĐQT đã tổ chức cuộc họp và Ban hành Nghị quyết số 53/2022/NQ-HĐQT.HBC với nội dung hoãn thi hành Nghị quyết số 50 và Nghị quyết số 51 ngày 14/12/2022.

Theo đó, Chủ tịch HĐQT là ông Lê Viết Hải đã triệu tập cuộc họp HĐQT vào ngày 31/12/2022 theo đề nghị bằng văn bản của ít nhất 02 thành viên HĐQT phù hợp với quy định của Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp 2020.

Thông báo mời họp đã gửi đến tất cả các thành viên HĐQT trước ngày họp theo quy định tại khoản 6, Điều 30 Điều lệ Công ty và Khoản 6 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020. Phản hồi của tất cả các thành viên HĐQT đều có nội dung đề cập về việc đã nhận được thông báo mời họp.

Cuộc họp HĐQT lần 1 được tổ chức trực tuyến đã không có đủ số lượng thành viên HĐQT tham dự. Do đó, cuộc họp HĐQT lần 2 đã được diễn ra từ lúc 13:30 đến 23:40 ngày 31/12/2022 với số lượng thành viên HĐQT tham dự họp trực tuyến là 5/8 thành viên. Thông báo mời họp lần 2 cũng được gửi đầy đủ đến các thành viên HĐQT.

Trên cơ sở nội dung trao đổi liên quan đến cuộc họp, các thành viên HĐQT HBC đã thảo luận và cho ý kiến biểu quyết (gồm 3 phiếu biểu quyết tán thành, 1 phiếu biểu quyết không có ý kiến và 1 phiếu biểu quyết không tán thành”.

Biên bản cuộc họp chỉ có ông Nguyễn Công Phú là không tán thành. Còn lại, ông Lê Viết Hải, ông Lê Viết Hiếu, ông David Martin Ruiz tán thành và ông Nguyễn Tường Bảo không có ý kiến.

Ông Lê Viết Hải đã báo cáo với HoSE những gì xung quanh vụ tranh chấp chức Chủ tịch HBC?  - Ảnh 1

"Căn cứ theo quy định của Điều lệ Công ty và Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị quyết của HĐQT HBC được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành, trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch HĐQT. Như vậy, với 3/5 phiếu biểu quyết tán thành thì Nghị quyết số 53 của HĐQT với nội dung hoãn thi hành Nghị quyết 50 và Nghị quyết 51 đã được thông qua hợp lệ", văn bản báo cáo HoSE do ông Lê Viết Hải ký nêu. 

TẬP ĐOÀN HÒA BÌNH ĐANG LÀM ĂN RA SAO?

Về tình hinh kinh doanh của Hòa Bình, trong quý 3/2022, HBC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.778 tỷ đồng, tăng 80,6% trên nền thấp cùng kỳ năm ngóai nhưng giảm 7,4% so với quý trước đó. Điểm sáng của doanh nghiệp là mức biên lợi nhuận gộp Q3/2022 tăng lên mức 7,5%, đánh dấu sự tăng trưởng biên lợi nhuận gộp sau 2 quý liên tiếp giảm.

Do không còn các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính sau khi thoái vốn khỏi 4 dự án trong Q2/2022 cùng với việc chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao đã kéo lợi nhuận ròng của HBC giảm mạnh, Q3/2022 chỉ đạt mức lãi 5 tỷ, bằng mức lợi nhuận cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên biên lợi nhuận sau thuế của HBC lại giảm mạnh so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,1% - gần như là không có lãi.

Tình hình kinh doanh của HBC. 
Tình hình kinh doanh của HBC. 

Tính tới Q3/2022, khoản phải thu ngắn hạn của HBC ghi nhận tăng 26,4% so với cùng kỳ quý 2021, tổng phải thu của doanh nghiệp chiếm tới 78,7% tổng tài sản. Điều này khiến dòng tiền của bị thu hẹp, làm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng gặp khó khăn. Theo đó, dòng tiền kinh doanh của HBC âm 1.331 tỷ đồng trong khi năm ngoái dương 896 tỷ đồng. 

Chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay của HBC ngày càng lớn. Trong quý 3/2022 vừa qua, doanh nghiệp ghi nhận mức tăng chi phí lãi vay 66,2% so với cùng kỳ, đạt 123 tỷ đồng. Đây là hậu quả của việc doanh nghiệp đã liên tiếp sử dụng vay nợ trong nhiều năm gần đây để phục vụ các hoạt động kinh doanh trong khi ngành xây dựng đã gặp khó khăn trong suốt 2 năm đại dịch vừa qua.

Vay nợ của Hòa Bình tăng từ 13.300 tỷ đồng năm ngoái lên 16.500 tỷ đồng tính đến cuối quý 3 năm nay. Nợ phải trả gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, vay nợ tài chính 6.500 tỷ đồng tăng so với con số năm ngoái là 5.000 tỷ đồng. 

Trong báo cáo đánh giá triển vọng cổ phiếu HBC, Chứng khoán Thành Công ước tính Doanh thu và lợi nhuận của HBC năm 2022 đạt lần lượt 14.800 tỷ (+30.3% YoY) và 80 tỷ (-17,5% YoY), EPS năm 2022 sẽ ở mức 325 VND/Cổ phiếu, tương đương với mức P/E forward là 65 lần. 

Trong năm 2020, HBC không trả cổ tức bằng tiền. Đối với năm 2021, doanh nghiệp đã lên kế hoạch trả cổ tức tiền tỷ lệ chỉ là 3%, tỷ suất cổ tức khoảng là 1.4%, so với lãi suất ngân hàng thì đây không phải là một con số hấp dẫn cho nhà đầu tư muốn cầm dài nhận cổ tức.

"Chỉ số P/B của HBC đang ở mức 0,73 lần, gấp khoảng 2 lần so với mức P/B của CTD, tuy nhiên nó vẫn cho thấy cổ phiếu đang được thị trường trường định giá thấp hơn so với giá trị sổ sách của HBC, điều này thể hiện kỳ vọng thấp của các nhà đầu tư vào triển vọng doanh nghiệp", Chứng khoán Thành Công nhấn mạnh. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con