Ôtô lùi một, tiến hai?
Sự việc BMW trước kia và Daihatsu mới đây “dứt áo ra đi” đang báo hiệu một xu hướng mới trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam
Sự việc BMW trước kia và Daihatsu mới đây “dứt áo ra đi” đang báo hiệu một xu hướng mới trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Còn nhớ, tại các cuộc hội thảo về ngành công nghiệp ôtô trước đây, đã có một số chuyên gia trong ngành cho rằng việc một vài hãng ôtô sẽ phải rút chân khỏi Việt Nam là không tránh khỏi.
Lý do được giải thích khá dễ hiểu, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang vướng vào những khó khăn lớn như có quá nhiều doanh nghiệp lắp ráp trong khi lại có quá ít nhà cung cấp linh kiện, một số doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu phức tạp với nhiều ràng buộc dẫn đến xung đột lợi ích và mục tiêu, một số thương hiệu ôtô chưa thật sự phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam, trong khi thị trường chưa phát triển đúng tầm…
Chẳng hạn như BMW, nằm trong một liên doanh VMC sở hữu và lắp ráp đến 3 thương hiệu ôtô gồm Mazda, Kia và BMW thì rõ ràng hiệu quả về sản xuất, bán hàng hay phát triển thương hiệu đều sẽ không thật sự hiệu quả.
Đó là chưa kể, cùng lúc khi BMW rút chân khỏi liên doanh này (và rút khỏi ngành công nghiệp ôtô Việt Nam), VMC đã có ngay thêm một thương hiệu ôtô mới đến từ Trung Quốc là Lifan. Và cũng ngay từ ban đầu, Lifan đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía dư luận và người tiêu dùng. Sự “âm thầm” đến và đi của 2 thương hiệu thuộc VMC phần nào cho thấy việc làm ăn không mấy hiệu quả của liên doanh này.
Ngoài ra, còn một khía cạnh khác đang được dư luận nhắc tới là sở dĩ BMW không thành công khi sản xuất tại Việt Nam bởi đây là một thương hiệu xe sang trọng với giá cả chưa thật sự phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam. Chưa kể điểm quan trọng nhất là BMW “nội” có quá ít mẫu mã, trong khi những mẫu xe đáng đồng tiền bát gạo nhất, được người tiêu dùng mong chờ nhất như các dòng series 7, dòng xe đa dụng X hay xe thể thao Z lại không có.
Do đó, dứt áo ra đi là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi thị trường xe nhập khẩu nguyên chiếc đang cho thấy rất rõ điều này. Và, đồng thời với việc ra đi, BMW đã xúc tiến để có một nhà phân phối chính thức. Dự kiến đầu tháng 7/2007 nhà phân phối này sẽ tung ra thị trường 5 mẫu xe mới nhất của BMW toàn cầu.
Nối gót BMW, thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản Daihatsu cũng vừa rút khỏi Việt Nam với sự kiện giải thể liên doanh Vindaco (Daihatsu Vietindo). Lý do cũng không khác BMW là mấy. Đó là do sản xuất không hiệu quả, xe bán ra ít, xung đột quan điểm (và cả lợi ích) giữa các thành viên trong liên doanh. Đáng chú ý là trong liên doanh này có đến 5 thành viên góp vốn.
Một loạt các liên doanh thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) hiện nay được cấp phép và thành lập cách đây 11 năm. Cùng nhau ra đời, nhưng sự ra đi có thể rải rác.
Có thể sự ra đi của BMW và Daihatsu chưa đủ để đại diện cho một xu hướng mới, song rõ ràng nó đang chứng tỏ một thực tế là ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang bắt đầu tự thanh lọc, đang nối bước ngành công nghiệp xe máy trước đây.
Thôi sản xuất để phân phối là một lựa chọn, bỏ đi một “cơ thể” cũ để quay lại với một diện mạo mới là một lựa chọn nữa. Và điều này đang được đánh giá như việc lùi một bước để tiến hai bước của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Còn nhớ, tại các cuộc hội thảo về ngành công nghiệp ôtô trước đây, đã có một số chuyên gia trong ngành cho rằng việc một vài hãng ôtô sẽ phải rút chân khỏi Việt Nam là không tránh khỏi.
Lý do được giải thích khá dễ hiểu, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang vướng vào những khó khăn lớn như có quá nhiều doanh nghiệp lắp ráp trong khi lại có quá ít nhà cung cấp linh kiện, một số doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu phức tạp với nhiều ràng buộc dẫn đến xung đột lợi ích và mục tiêu, một số thương hiệu ôtô chưa thật sự phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của Việt Nam, trong khi thị trường chưa phát triển đúng tầm…
Chẳng hạn như BMW, nằm trong một liên doanh VMC sở hữu và lắp ráp đến 3 thương hiệu ôtô gồm Mazda, Kia và BMW thì rõ ràng hiệu quả về sản xuất, bán hàng hay phát triển thương hiệu đều sẽ không thật sự hiệu quả.
Đó là chưa kể, cùng lúc khi BMW rút chân khỏi liên doanh này (và rút khỏi ngành công nghiệp ôtô Việt Nam), VMC đã có ngay thêm một thương hiệu ôtô mới đến từ Trung Quốc là Lifan. Và cũng ngay từ ban đầu, Lifan đã không nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía dư luận và người tiêu dùng. Sự “âm thầm” đến và đi của 2 thương hiệu thuộc VMC phần nào cho thấy việc làm ăn không mấy hiệu quả của liên doanh này.
Ngoài ra, còn một khía cạnh khác đang được dư luận nhắc tới là sở dĩ BMW không thành công khi sản xuất tại Việt Nam bởi đây là một thương hiệu xe sang trọng với giá cả chưa thật sự phù hợp với túi tiền người tiêu dùng Việt Nam. Chưa kể điểm quan trọng nhất là BMW “nội” có quá ít mẫu mã, trong khi những mẫu xe đáng đồng tiền bát gạo nhất, được người tiêu dùng mong chờ nhất như các dòng series 7, dòng xe đa dụng X hay xe thể thao Z lại không có.
Do đó, dứt áo ra đi là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi thị trường xe nhập khẩu nguyên chiếc đang cho thấy rất rõ điều này. Và, đồng thời với việc ra đi, BMW đã xúc tiến để có một nhà phân phối chính thức. Dự kiến đầu tháng 7/2007 nhà phân phối này sẽ tung ra thị trường 5 mẫu xe mới nhất của BMW toàn cầu.
Nối gót BMW, thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản Daihatsu cũng vừa rút khỏi Việt Nam với sự kiện giải thể liên doanh Vindaco (Daihatsu Vietindo). Lý do cũng không khác BMW là mấy. Đó là do sản xuất không hiệu quả, xe bán ra ít, xung đột quan điểm (và cả lợi ích) giữa các thành viên trong liên doanh. Đáng chú ý là trong liên doanh này có đến 5 thành viên góp vốn.
Một loạt các liên doanh thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) hiện nay được cấp phép và thành lập cách đây 11 năm. Cùng nhau ra đời, nhưng sự ra đi có thể rải rác.
Có thể sự ra đi của BMW và Daihatsu chưa đủ để đại diện cho một xu hướng mới, song rõ ràng nó đang chứng tỏ một thực tế là ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang bắt đầu tự thanh lọc, đang nối bước ngành công nghiệp xe máy trước đây.
Thôi sản xuất để phân phối là một lựa chọn, bỏ đi một “cơ thể” cũ để quay lại với một diện mạo mới là một lựa chọn nữa. Và điều này đang được đánh giá như việc lùi một bước để tiến hai bước của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.