Ôtô nội đang “sống” nhờ đâu?
Nhiều ý kiến băn khoăn về chuyện tại sao ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thường bị chê nhiều hơn khen mà vẫn bán chạy
Lâu nay, vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn về chuyện tại sao ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thường bị chê nhiều hơn khen mà vẫn bán chạy, và các hãng xe trong nước vẫn “sống” tốt.
Kết quả từ một cuộc thăm dò ý kiến độc giả do VnEconomy thực hiện có thể sẽ phần nào giải thích được băn khoăn này.
Khởi động từ ngày 13/4 với câu hỏi “Vì sao bạn mua ôtô sản xuất trong nước?”, kèm theo đó là 8 câu trả lời có sẵn để lựa chọn, tính đến 10 giờ 30 phút ngày 13/5, cuộc thăm dò ý kiến độc giả đã nhận được tổng cộng 2.635 phiếu bình chọn.
Trong đó, đáng chú ý là có đến 1.326 phiếu (chiếm 50%) lựa chọn phương án “giá thấp hơn xe nhập khẩu”; 140 phiếu (5%) lựa chọn lý do “yên tâm hơn về dịch vụ hậu mãi”; 227 phiếu (9%) lựa chọn lý do “sửa chữa, thay thế phụ tùng tiện hơn, rẻ hơn”; 62 phiếu (2%) lựa chọn lý do “dễ dàng phản hồi nhà sản xuất”; 115 phiếu (4%) lựa chọn lý do “tính năng xe đã được điều chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam”; 123 phiếu (5%) lựa chọn phương án “nhiều loại xe chất lượng không thua kém xe nhập khẩu”; 348 phiếu (13%) lựa chọn lý do “để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam”; 294 phiếu (12%) lựa chọn các lý do khác.
Tiên quyết là giá bán
Mặc dù vẫn nằm trong dự kiến song việc có đến một nửa lượng độc giả tham gia cuộc thăm dò ý kiến lựa chọn phương án giá bán cũng có thể coi là một bất ngờ.
Một thực tế được thừa nhận từ lâu tại thị trường ôtô Việt Nam là giá bán luôn có vai trò tiên quyết đối với mỗi quyết định mua xe của người tiêu dùng.
Điều này lý giải vì sao cho dù lâu nay người tiêu dùng vẫn chuộng xe nhập khẩu hơn, thậm chí đã có lúc xuất hiện tâm lý bài xe nội, nhưng rốt cuộc xe nội vẫn bán chạy. Một phần quan trọng trong đó là bởi giá bán thực tế của xe sản xuất trong nước vẫn thường thấp hơn xe nhập khẩu khá nhiều.
Rõ ràng nếu dựa vào kết quả thăm dò trên có thể thấy vẫn đề mẫu mã hay chất lượng vốn được đánh giá là có ưu thế nghiêng hẳn về xe nhập khẩu song nó vẫn chưa thể khiến đa số người tiêu dùng chấp nhận khi giá bán cao.
Nắm rõ được sở trường của mình, các nhà sản xuất ôtô trong nước đã và đang tận dụng rất tốt yếu tố giá bán để giữ thị phần, thu hút người tiêu dùng. Thử lý giải một vài hiện tượng để thấy rõ hơn nhận định này.
Theo lệ thường, mỗi mẫu xe trước khi được tung ra thị trường các hãng xe luôn phải thực hiện một loạt các giải pháp marketing khác nhau để mẫu xe đó “ăn khách” hơn khi chính thức được bán ra. Trong đó nhiều hãng xe đã tỏ ra rất công khai về những thiết kế, tính năng của xe được xem là ưu trội trong khi lại rất mập mờ về giá bán. Những “tiết lộ” của các hãng xe này cũng thường chỉ dừng lại ở mức độ “sẽ rất hợp lý”, “rất cạnh tranh” hoặc “giá tốt”.
Một hiện tượng khác là mỗi khi có những hãng xe tung ra thị trường sản phẩm của mình lại trùng hợp về thời gian với một mẫu xe được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ hãng xe khác, các hãng xe đó sẽ càng tỏ ra mập mờ hơn về mức giá cụ thể.
Có thể lấy một ví dụ. Đầu năm 2009, khi Vidamco tung ra thị trường phiên bản sử dụng động cơ diesel của mẫu xe Chevrolet Captiva, hãng xe này đã giấu nhẹm mức giá bán. Dù không tiết lộ lý do nhưng giới phân tích ngay lập tức đã cho rằng một phần vì hãng xe này sợ “hớ” bởi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Toyota Fortuner phiên bản diesel cũng chuẩn bị được tung ra ngay sau đó.
Và thực tế là đến tận cuối tháng 2 khi Toyota trình là Fortuner thì Vidamco mới công bố giá bán cụ thể của Captiva diesel. Mức giá bán của hai mẫu xe này thực tế đã không chênh nhau nhiều có lẽ một phần xuất phát từ những tính toán của hai nhà sản xuất.
Ủng hộ “hàng nội”
Một kết quả thật sự bất ngờ là lượng độc giả lựa chọn lý do mua xe nội để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô trong nước cũng chiếm tới 13% (348 phiếu), chỉ đứng sau số người lựa chọn phương án giá bán. Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn đang chấp nhận nhiều yếu điểm của xe nội để ủng hộ, trông mong vào tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Theo các chuyên gia, đối với một ngành kinh tế còn non trẻ như công nghiệp ôtô thì việc nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước là một thuận lợi vô cùng lớn. Đồng thời, đó cũng chính là một trong những điều kiện cần thiết để ngành kinh tế đó phát triển.
Nếu đặt câu hỏi vì sao trong vòng 50 năm ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc có thể đi từ con số 0 lên vị trí thứ 5 trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới, câu trả lời chắc hẳn là rất dài và không đơn giản. Tuy nhiên, một trong những lý giải dễ hiểu nhất là nhờ một phần rất quan trọng từ phong trào dùng hàng nội của dân Hàn.
Từ đầu những năm 1960, khi công nghiệp ôtô Hàn Quốc mới bắt đầu hình thành cho đến giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ trong những năm 1980 đầu những năm 1990 hay thậm chí cho đến tận hôm nay, đa số người dân Hàn Quốc vẫn chỉ lựa chọn xe nội. Có thể rất nhiều người thích xe Mỹ, xe Đức bởi nhiều lý do, song rốt cuộc họ vẫn chọn xe do họ làm ra để ủng hộ… chính họ. Điều đó thật đáng trân trọng.
Còn ở Việt Nam thì sao? Hơn 15 năm hình thành và phát triển không phải là dài đối với ngành công nghiệp ôtô song những bước tiến của nó vẫn đang cho thấy sự bế tắc, bế tắc từ định hướng, công nghệ, hạ tầng đến bế tắc về thị trường và cả tâm lý của nhà sản xuất, của người tiêu dùng. Đã có những lúc cả các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà sản xuất và người tiêu dùng tỏ ra nản chí với tương lai ngành công nghiệp ôtô trong nước.
Dù chưa đủ để so sánh với tâm lý của người dân Hàn Quốc cách đây mấy chục năm song cũng rất may mắn và đáng trân trọng là đang ngày càng có nhiều người dân lựa chọn mua xe nội thay vì xe nhập khẩu để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô trong nước. Chính họ đã góp một phần rất quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong nước mà trực tiếp là các nhà sản xuất ôtô.
Cũng từ lẽ đó, họ cần phải nhận được sự tri ân của các nhà sản xuất. Mà sự tri ân thiết thực nhất chính là nỗ lực phát triển để xe nội có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, thương hiệu - nhãn hiệu “Việt” hơn. Người tiêu dùng cũng đang gửi đến các nhà sản xuất một thông điệp: lâu nay các hãng xe “sống” được một phần lớn nhờ người dân đang cố gắng ủng hộ hàng nội, chứ không hẳn vì sản phẩm của họ làm ra đã tốt.
Cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã trả lời phỏng vấn trên VnEconomy rằng “dùng hàng Việt Nam trước hết thể hiện lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước đó không phải là gì chung chung mà bằng cách dùng hàng Việt Nam để giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển, giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, và giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững được trong bối nhiều sóng gió này”.
Cũng có thể lấy quan điểm này của ông Tú để làm một thông điệp gửi đến ngành ôtô được chăng?
Kết quả từ một cuộc thăm dò ý kiến độc giả do VnEconomy thực hiện có thể sẽ phần nào giải thích được băn khoăn này.
Khởi động từ ngày 13/4 với câu hỏi “Vì sao bạn mua ôtô sản xuất trong nước?”, kèm theo đó là 8 câu trả lời có sẵn để lựa chọn, tính đến 10 giờ 30 phút ngày 13/5, cuộc thăm dò ý kiến độc giả đã nhận được tổng cộng 2.635 phiếu bình chọn.
Trong đó, đáng chú ý là có đến 1.326 phiếu (chiếm 50%) lựa chọn phương án “giá thấp hơn xe nhập khẩu”; 140 phiếu (5%) lựa chọn lý do “yên tâm hơn về dịch vụ hậu mãi”; 227 phiếu (9%) lựa chọn lý do “sửa chữa, thay thế phụ tùng tiện hơn, rẻ hơn”; 62 phiếu (2%) lựa chọn lý do “dễ dàng phản hồi nhà sản xuất”; 115 phiếu (4%) lựa chọn lý do “tính năng xe đã được điều chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam”; 123 phiếu (5%) lựa chọn phương án “nhiều loại xe chất lượng không thua kém xe nhập khẩu”; 348 phiếu (13%) lựa chọn lý do “để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam”; 294 phiếu (12%) lựa chọn các lý do khác.
Tiên quyết là giá bán
Mặc dù vẫn nằm trong dự kiến song việc có đến một nửa lượng độc giả tham gia cuộc thăm dò ý kiến lựa chọn phương án giá bán cũng có thể coi là một bất ngờ.
Một thực tế được thừa nhận từ lâu tại thị trường ôtô Việt Nam là giá bán luôn có vai trò tiên quyết đối với mỗi quyết định mua xe của người tiêu dùng.
Điều này lý giải vì sao cho dù lâu nay người tiêu dùng vẫn chuộng xe nhập khẩu hơn, thậm chí đã có lúc xuất hiện tâm lý bài xe nội, nhưng rốt cuộc xe nội vẫn bán chạy. Một phần quan trọng trong đó là bởi giá bán thực tế của xe sản xuất trong nước vẫn thường thấp hơn xe nhập khẩu khá nhiều.
Rõ ràng nếu dựa vào kết quả thăm dò trên có thể thấy vẫn đề mẫu mã hay chất lượng vốn được đánh giá là có ưu thế nghiêng hẳn về xe nhập khẩu song nó vẫn chưa thể khiến đa số người tiêu dùng chấp nhận khi giá bán cao.
Nắm rõ được sở trường của mình, các nhà sản xuất ôtô trong nước đã và đang tận dụng rất tốt yếu tố giá bán để giữ thị phần, thu hút người tiêu dùng. Thử lý giải một vài hiện tượng để thấy rõ hơn nhận định này.
Theo lệ thường, mỗi mẫu xe trước khi được tung ra thị trường các hãng xe luôn phải thực hiện một loạt các giải pháp marketing khác nhau để mẫu xe đó “ăn khách” hơn khi chính thức được bán ra. Trong đó nhiều hãng xe đã tỏ ra rất công khai về những thiết kế, tính năng của xe được xem là ưu trội trong khi lại rất mập mờ về giá bán. Những “tiết lộ” của các hãng xe này cũng thường chỉ dừng lại ở mức độ “sẽ rất hợp lý”, “rất cạnh tranh” hoặc “giá tốt”.
Một hiện tượng khác là mỗi khi có những hãng xe tung ra thị trường sản phẩm của mình lại trùng hợp về thời gian với một mẫu xe được xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ hãng xe khác, các hãng xe đó sẽ càng tỏ ra mập mờ hơn về mức giá cụ thể.
Có thể lấy một ví dụ. Đầu năm 2009, khi Vidamco tung ra thị trường phiên bản sử dụng động cơ diesel của mẫu xe Chevrolet Captiva, hãng xe này đã giấu nhẹm mức giá bán. Dù không tiết lộ lý do nhưng giới phân tích ngay lập tức đã cho rằng một phần vì hãng xe này sợ “hớ” bởi đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Toyota Fortuner phiên bản diesel cũng chuẩn bị được tung ra ngay sau đó.
Và thực tế là đến tận cuối tháng 2 khi Toyota trình là Fortuner thì Vidamco mới công bố giá bán cụ thể của Captiva diesel. Mức giá bán của hai mẫu xe này thực tế đã không chênh nhau nhiều có lẽ một phần xuất phát từ những tính toán của hai nhà sản xuất.
Ủng hộ “hàng nội”
Một kết quả thật sự bất ngờ là lượng độc giả lựa chọn lý do mua xe nội để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô trong nước cũng chiếm tới 13% (348 phiếu), chỉ đứng sau số người lựa chọn phương án giá bán. Điều này cho thấy người tiêu dùng vẫn đang chấp nhận nhiều yếu điểm của xe nội để ủng hộ, trông mong vào tương lai của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.
Theo các chuyên gia, đối với một ngành kinh tế còn non trẻ như công nghiệp ôtô thì việc nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước là một thuận lợi vô cùng lớn. Đồng thời, đó cũng chính là một trong những điều kiện cần thiết để ngành kinh tế đó phát triển.
Nếu đặt câu hỏi vì sao trong vòng 50 năm ngành công nghiệp ôtô Hàn Quốc có thể đi từ con số 0 lên vị trí thứ 5 trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới, câu trả lời chắc hẳn là rất dài và không đơn giản. Tuy nhiên, một trong những lý giải dễ hiểu nhất là nhờ một phần rất quan trọng từ phong trào dùng hàng nội của dân Hàn.
Từ đầu những năm 1960, khi công nghiệp ôtô Hàn Quốc mới bắt đầu hình thành cho đến giai đoạn bùng nổ mạnh mẽ trong những năm 1980 đầu những năm 1990 hay thậm chí cho đến tận hôm nay, đa số người dân Hàn Quốc vẫn chỉ lựa chọn xe nội. Có thể rất nhiều người thích xe Mỹ, xe Đức bởi nhiều lý do, song rốt cuộc họ vẫn chọn xe do họ làm ra để ủng hộ… chính họ. Điều đó thật đáng trân trọng.
Còn ở Việt Nam thì sao? Hơn 15 năm hình thành và phát triển không phải là dài đối với ngành công nghiệp ôtô song những bước tiến của nó vẫn đang cho thấy sự bế tắc, bế tắc từ định hướng, công nghệ, hạ tầng đến bế tắc về thị trường và cả tâm lý của nhà sản xuất, của người tiêu dùng. Đã có những lúc cả các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà sản xuất và người tiêu dùng tỏ ra nản chí với tương lai ngành công nghiệp ôtô trong nước.
Dù chưa đủ để so sánh với tâm lý của người dân Hàn Quốc cách đây mấy chục năm song cũng rất may mắn và đáng trân trọng là đang ngày càng có nhiều người dân lựa chọn mua xe nội thay vì xe nhập khẩu để ủng hộ ngành công nghiệp ôtô trong nước. Chính họ đã góp một phần rất quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong nước mà trực tiếp là các nhà sản xuất ôtô.
Cũng từ lẽ đó, họ cần phải nhận được sự tri ân của các nhà sản xuất. Mà sự tri ân thiết thực nhất chính là nỗ lực phát triển để xe nội có chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, thương hiệu - nhãn hiệu “Việt” hơn. Người tiêu dùng cũng đang gửi đến các nhà sản xuất một thông điệp: lâu nay các hãng xe “sống” được một phần lớn nhờ người dân đang cố gắng ủng hộ hàng nội, chứ không hẳn vì sản phẩm của họ làm ra đã tốt.
Cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã trả lời phỏng vấn trên VnEconomy rằng “dùng hàng Việt Nam trước hết thể hiện lòng yêu nước của mình. Lòng yêu nước đó không phải là gì chung chung mà bằng cách dùng hàng Việt Nam để giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển, giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, và giúp cho doanh nghiệp có thể đứng vững được trong bối nhiều sóng gió này”.
Cũng có thể lấy quan điểm này của ông Tú để làm một thông điệp gửi đến ngành ôtô được chăng?