Ôtô trong nước vượt qua thử thách
Dù đối mặt nhiều khó khăn song sản lượng bán hàng ôtô trong nước 2011 vẫn kịp bám sát mức sản lượng của năm trước đó
Năm vừa qua, thị trường ôtô Việt Nam đã liên tiếp phải đối mặt với những khó khăn. Dù vậy, sản lượng bán hàng các loại ôtô lắp ráp trong nước 2011 vẫn kịp bám sát mức sản lượng của năm trước đó.
Báo cáo từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong năm 2011 đã có tổng cộng 110.938 xe được bán ra bởi các doanh nghiệp thành viên, chỉ thấp hơn đúng 1% so với năm 2010.
Tạo ấn tượng mạnh nhất là phân khúc xe du lịch 5 chỗ ngồi với mức tăng trưởng 22,1%, đạt 40.858 chiếc. Trong khi đó, các loại xe 2 cầu và xe đa dụng bị sụt giảm 6%, đạt 22.956 chiếc.
Nếu chỉ xét hai phân khúc này, có thể thấy rõ các mức sản lượng bán hàng nêu trên là một sự cố gắng đáng kể bởi trong năm qua, đây là nhóm sản phẩm chịu sức ép mạnh nhất từ các chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ và chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô qua đó góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Tháng 12, nhóm sản phẩm này tiếp tục phải nhận một “cú sốc” nữa với quyết định tăng lệ phí trước bạ lên mức 20% tại Hà Nội và 15% tại Tp.HCM. Tuy nhiên, việc các mức lệ phí này chính thức có hiệu lực kể từ 1/1/2012 nên vô hình trung, 20 ngày cuối tháng 12 (khoảng thời gian từ khi có quyết định đến khi áp dụng) đã trở thành một cú hích cho toàn thị trường năm 2011 khi người dân đua nhau mua xe “chạy” lệ phí.
Nhờ đó, sản lượng bán hàng các loại xe du lịch 5 chỗ ngồi, xe 2 cầu và đa dụng tháng cuối cùng của năm 2011 đã tăng lần lượt 17% và 38% so với tháng liền trước.
Còn ở phân khúc xe thương mại, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, dễ hiểu vì sao tình hình bán hàng của nhóm sản phẩm này rơi vào cảnh ảm đạm nhất khi bị sụt giảm đến 15%, đạt 46.206 chiếc.
Năm 2011 cũng đã chứng kiến một sự đổi ngôi đáng chú ý giữa hai hãng xe Toyota và Trường Hải. Đây là năm đầu tiên Trường Hải vượt qua được Toyota để chiếm vị trí quán quân về tổng sản lượng bán hàng cộng dồn cả năm. Tính đến hết tháng 12, Trường Hải bán ra được 31.801 xe, tăng 22% so với 2010. Trong khi đó, Toyota chỉ đạt được 29.792 xe, giảm 4% so với 2010.
Sở dĩ Toyota bị tụt xuống vị trí thứ hai trong số 17 hãng xe thành viên VAMA là do trong năm qua, hãng xe này đã phải gánh chịu một cú sốc từ bên ngoài là thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản cùng đợt lũ lịch sử tại Thái Lan. Các thảm họa thiên nhiên này đã khiến nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng cho liên doanh Nhật Bản bị sụt giảm trầm trọng. Thậm chí trong gần trọn quý 2/2011, Toyota Việt Nam đã phải cắt giảm đến 70% sản lượng sản xuất.
Trong số các hãng xe lớn thì Ford cũng là cái tên đáng nể trong năm vừa qua khi sở hữu mức tăng trưởng đến 34%, từ 6.475 xe bán ra năm 2010 lên 8.697 xe bán ra năm 2011.
Báo cáo từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong năm 2011 đã có tổng cộng 110.938 xe được bán ra bởi các doanh nghiệp thành viên, chỉ thấp hơn đúng 1% so với năm 2010.
Tạo ấn tượng mạnh nhất là phân khúc xe du lịch 5 chỗ ngồi với mức tăng trưởng 22,1%, đạt 40.858 chiếc. Trong khi đó, các loại xe 2 cầu và xe đa dụng bị sụt giảm 6%, đạt 22.956 chiếc.
Nếu chỉ xét hai phân khúc này, có thể thấy rõ các mức sản lượng bán hàng nêu trên là một sự cố gắng đáng kể bởi trong năm qua, đây là nhóm sản phẩm chịu sức ép mạnh nhất từ các chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ và chính sách hạn chế tiêu dùng ôtô qua đó góp phần giảm ùn tắc giao thông.
Tháng 12, nhóm sản phẩm này tiếp tục phải nhận một “cú sốc” nữa với quyết định tăng lệ phí trước bạ lên mức 20% tại Hà Nội và 15% tại Tp.HCM. Tuy nhiên, việc các mức lệ phí này chính thức có hiệu lực kể từ 1/1/2012 nên vô hình trung, 20 ngày cuối tháng 12 (khoảng thời gian từ khi có quyết định đến khi áp dụng) đã trở thành một cú hích cho toàn thị trường năm 2011 khi người dân đua nhau mua xe “chạy” lệ phí.
Nhờ đó, sản lượng bán hàng các loại xe du lịch 5 chỗ ngồi, xe 2 cầu và đa dụng tháng cuối cùng của năm 2011 đã tăng lần lượt 17% và 38% so với tháng liền trước.
Còn ở phân khúc xe thương mại, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, dễ hiểu vì sao tình hình bán hàng của nhóm sản phẩm này rơi vào cảnh ảm đạm nhất khi bị sụt giảm đến 15%, đạt 46.206 chiếc.
Năm 2011 cũng đã chứng kiến một sự đổi ngôi đáng chú ý giữa hai hãng xe Toyota và Trường Hải. Đây là năm đầu tiên Trường Hải vượt qua được Toyota để chiếm vị trí quán quân về tổng sản lượng bán hàng cộng dồn cả năm. Tính đến hết tháng 12, Trường Hải bán ra được 31.801 xe, tăng 22% so với 2010. Trong khi đó, Toyota chỉ đạt được 29.792 xe, giảm 4% so với 2010.
Sở dĩ Toyota bị tụt xuống vị trí thứ hai trong số 17 hãng xe thành viên VAMA là do trong năm qua, hãng xe này đã phải gánh chịu một cú sốc từ bên ngoài là thảm họa kép động đất và sóng thần tại Nhật Bản cùng đợt lũ lịch sử tại Thái Lan. Các thảm họa thiên nhiên này đã khiến nguồn cung cấp linh kiện, phụ tùng cho liên doanh Nhật Bản bị sụt giảm trầm trọng. Thậm chí trong gần trọn quý 2/2011, Toyota Việt Nam đã phải cắt giảm đến 70% sản lượng sản xuất.
Trong số các hãng xe lớn thì Ford cũng là cái tên đáng nể trong năm vừa qua khi sở hữu mức tăng trưởng đến 34%, từ 6.475 xe bán ra năm 2010 lên 8.697 xe bán ra năm 2011.
Sản lượng bán hàng ôtô trong nước 2 năm qua | |||
Năm 2011 | Năm 2010 | Tăng/giảm | |
Tổng | 110.938 | 112.224 | -1% |
Xe 2 cầu/Xe đa công dụng | 22.956 | 24.309 | -6% |
Xe con | 40.858 | 33.469 | 22,1% |
Xe thương mại | 46.206 | 54.446 | -15% |
Khung xe buýt | 176 | 572 | -69% |
Nguồn: VAMA |
5 hãng xe đạt sản lượng bán hàng cao nhất 2011 | |||
Stt | Hãng xe | Sản lượng (chiếc) | So 2010 (%) |
1 | Trường Hải | 31.801 | 22% |
2 | Toyota | 29.792 | -4% |
3 | GM | 10.350 | 7% |
4 | Ford | 8.697 | 34% |
5 | Vinaxuki | 7.607 | -15% |
Nguồn: VAMA |