Phí ôtô có thể tăng tiếp
Trong thời gian tới, cần mở rộng áp dụng các loại phí, lệ phí đối với việc đăng ký, lưu hành và sử dụng ôtô
Trong thời gian tới, cần mở rộng áp dụng các loại phí, lệ phí đối với việc đăng ký, lưu hành và sử dụng ôtô.
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), về các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Theo ông Phụng, để đạt được mục tiêu giảm ùn tắc giao thông thì không thể chỉ tính đến việc tăng thuế ôtô mà còn cần tiếp cận theo cách khác, là sử dụng đến các loại phí, lệ phí liên quan.
“Người giàu có tiền mua xe không sao cả, chúng ta cần khuyến khích họ vì hành vi tiêu dùng đó mang lại nguồn thu thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên khi chiếc xe được tham gia giao thông thì bất kể đó là xe tải hay xe du lịch, thân chủ nó là ai… đều gây tác động tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường. Chúng ta hiện nay đang có lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe điều chỉnh vào việc đăng ký, lưu hành xe. Trong khi đó, phí sử dụng đường bộ mới chỉ thu vào phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ mà chưa áp dụng trong khu vực đô thị.”, ông Phụng nói.
Cũng theo ông Phụng, việc tăng các loại phí và mức phí đối với ôtô cũng sẽ đảm bảo công bằng hơn giữa những người có xe và không có xe, người sử dụng xe và không sử dụng xe và sử dụng ít với sử dụng nhiều…
“Nếu tôi nhập một chiếc xe nhưng chỉ để trong kho thì tôi chỉ nộp thuế nhập khẩu. Nếu tôi mang chiếc xe đó về nhà để “khoe” hàng xóm thì tôi chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biêt. Còn nếu tôi muốn mang xe ra đường để sử dụng thì tôi phải chịu các loại phí cầu đường. Ở nước ngoài các loại phí và mức phí này rất cao. Còn ở Việt Nam thì khác, hiện nay chúng ta phải chịu hầu như chỉ thuế nhập khẩu nên cảm giác cao chứ thực ra là thấp so với các nước khác”, ông Phụng lấy ví dụ.
Do đó, ông Phụng đã đề xuất các giải pháp như thực hiện nghiêm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe, điều chỉnh mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nhằm khuyến khích việc ngăn ngừa tai nạn đối với chủ xe và lái xe, hướng dẫn sử dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc để đầu tư cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông.
Ngoài ra, cần nghiên cứu để sớm áp dụng việc thu phí đối với phương tiện giao thông trong đô thị, trước mắt có thể tăng mức thu phí sử dụng lề đường làm điểm trông, giữ xe. Các mức lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mức phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng cũng cần được điều chỉnh tăng lên.
Cũng về các giải pháp phí và lệ phí đối với ôtô, Bộ Tài chính vừa có tờ trình sửa đổi các nghị định của Chính phủ về lệ phí trước bạ. Trong đó, đề xuất mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ 10% đến 15% và giao cho hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể tỷ lệ thu lệ phí trước bạ cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Đối với xe ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe ôtô tải và xe máy vẫn giữ nguyên tỷ lệ thu lệ phí trước bạ như hiện hành. Đồng thời không giới hạn mức khống chế tối đa số tiền lệ phí trước bạ là 500 triệu đồng/tài sản đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi như đang áp dụng đối với các loại tài sản khác.
Được biết, trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 6/2008, Chính phủ sẽ xem xét để phê duyệt các đề xuất này theo nội dung tờ trình của Bộ Tài chính.
Trước đó, nhiều nhà quản lý và chuyên gia cũng đã nêu quan điểm đồng tình với nhóm giải pháp về phí và lệ phí đối với ôtô nhằm giảm ùn tắc giao thông, hạn chế nhập siêu thay vì giải pháp tăng thuế nhập khẩu. Hầu hết các ý kiến này đều biện luận việc sử dụng công cụ thuế nhằm giảm nhập siêu, kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông khá hiệu quả song cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn trong bối cảnh khó khăn. Còn về lâu dài, giải pháp tăng thuế vừa không thật sự hiệu quả vừa không thể kéo dài bởi sẽ “vướng” vào lộ trình cắt giảm thuế theo nội dung cam kết hội nhập quốc tế (AFTA và WTO).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, “nếu chúng ta đánh thuế không thì cũng chưa xuôi về “đạo lý”. Điều nữa là khi có lộ trình rồi thì khi đi vào hội nhập, về lâu dài, thuế dần dần phải hạ xuống, giá phải đưa về một mặt bằng hợp lý. Vì vậy xu hướng tăng phí và giảm giá xe là hợp lý về lâu dài.”
Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Phụng, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), về các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, giảm ùn tắc giao thông.
Theo ông Phụng, để đạt được mục tiêu giảm ùn tắc giao thông thì không thể chỉ tính đến việc tăng thuế ôtô mà còn cần tiếp cận theo cách khác, là sử dụng đến các loại phí, lệ phí liên quan.
“Người giàu có tiền mua xe không sao cả, chúng ta cần khuyến khích họ vì hành vi tiêu dùng đó mang lại nguồn thu thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên khi chiếc xe được tham gia giao thông thì bất kể đó là xe tải hay xe du lịch, thân chủ nó là ai… đều gây tác động tiêu cực đối với cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường. Chúng ta hiện nay đang có lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe điều chỉnh vào việc đăng ký, lưu hành xe. Trong khi đó, phí sử dụng đường bộ mới chỉ thu vào phương tiện giao thông trên các tuyến quốc lộ mà chưa áp dụng trong khu vực đô thị.”, ông Phụng nói.
Cũng theo ông Phụng, việc tăng các loại phí và mức phí đối với ôtô cũng sẽ đảm bảo công bằng hơn giữa những người có xe và không có xe, người sử dụng xe và không sử dụng xe và sử dụng ít với sử dụng nhiều…
“Nếu tôi nhập một chiếc xe nhưng chỉ để trong kho thì tôi chỉ nộp thuế nhập khẩu. Nếu tôi mang chiếc xe đó về nhà để “khoe” hàng xóm thì tôi chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biêt. Còn nếu tôi muốn mang xe ra đường để sử dụng thì tôi phải chịu các loại phí cầu đường. Ở nước ngoài các loại phí và mức phí này rất cao. Còn ở Việt Nam thì khác, hiện nay chúng ta phải chịu hầu như chỉ thuế nhập khẩu nên cảm giác cao chứ thực ra là thấp so với các nước khác”, ông Phụng lấy ví dụ.
Do đó, ông Phụng đã đề xuất các giải pháp như thực hiện nghiêm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe, điều chỉnh mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nhằm khuyến khích việc ngăn ngừa tai nạn đối với chủ xe và lái xe, hướng dẫn sử dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc để đầu tư cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông.
Ngoài ra, cần nghiên cứu để sớm áp dụng việc thu phí đối với phương tiện giao thông trong đô thị, trước mắt có thể tăng mức thu phí sử dụng lề đường làm điểm trông, giữ xe. Các mức lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mức phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng cũng cần được điều chỉnh tăng lên.
Cũng về các giải pháp phí và lệ phí đối với ôtô, Bộ Tài chính vừa có tờ trình sửa đổi các nghị định của Chính phủ về lệ phí trước bạ. Trong đó, đề xuất mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ 10% đến 15% và giao cho hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể tỷ lệ thu lệ phí trước bạ cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Đối với xe ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe ôtô tải và xe máy vẫn giữ nguyên tỷ lệ thu lệ phí trước bạ như hiện hành. Đồng thời không giới hạn mức khống chế tối đa số tiền lệ phí trước bạ là 500 triệu đồng/tài sản đối với ôtô chở người dưới 10 chỗ ngồi như đang áp dụng đối với các loại tài sản khác.
Được biết, trong phiên họp thường kỳ cuối tháng 6/2008, Chính phủ sẽ xem xét để phê duyệt các đề xuất này theo nội dung tờ trình của Bộ Tài chính.
Trước đó, nhiều nhà quản lý và chuyên gia cũng đã nêu quan điểm đồng tình với nhóm giải pháp về phí và lệ phí đối với ôtô nhằm giảm ùn tắc giao thông, hạn chế nhập siêu thay vì giải pháp tăng thuế nhập khẩu. Hầu hết các ý kiến này đều biện luận việc sử dụng công cụ thuế nhằm giảm nhập siêu, kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông khá hiệu quả song cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn trong bối cảnh khó khăn. Còn về lâu dài, giải pháp tăng thuế vừa không thật sự hiệu quả vừa không thể kéo dài bởi sẽ “vướng” vào lộ trình cắt giảm thuế theo nội dung cam kết hội nhập quốc tế (AFTA và WTO).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, “nếu chúng ta đánh thuế không thì cũng chưa xuôi về “đạo lý”. Điều nữa là khi có lộ trình rồi thì khi đi vào hội nhập, về lâu dài, thuế dần dần phải hạ xuống, giá phải đưa về một mặt bằng hợp lý. Vì vậy xu hướng tăng phí và giảm giá xe là hợp lý về lâu dài.”