Quản lý đất đai: “Không thể tính toán rẻ mạt rồi thu hồi”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn nhiều vấn đề
Trao đổi với báo chí chiều 6/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang thừa nhận luật và cách thức quản lý đất đai hiện nay có khá nhiều bất cập, gây ra khiếu kiện, tranh chấp trong xã hôi.
Ông nói:
- Đất đai đang là vấn đề nóng, nhạy cảm và phức tạp, có liên quan đến mọi người dân và doanh nghiệp nên có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục.
Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này phải giải quyết được những tồn tại vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất hiện nay, đồng thời phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng tôi sẽ coi nhân dân là “tai mắt” trong quá trình thanh tra, kiểm tra để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai cũng như môi trường được hiệu quả hơn.
Nhưng một số đại biểu Quốc hội phản ánh, dự luật lần này chưa giải quyết được các bất cập, hạn chế về vấn đề đất đai hiện nay?
Chúng tôi đi khảo sát ở Thái Lan thấy 70% đất của họ là đất công và có 30% của tư nhân, phần lớn là đất ở, còn đất nông nghiệp cũng là đất công. Nhà nước giao cho người dân, mỗi người không quá 2,4 ha và không được phép chuyển nhượng. Quyền của chúng ta có khi mở quá lớn như vừa rồi đã để lại nhiều hệ lụy và bây giờ phải bịt lại.
Chẳng hạn, hiện nay đồng bào dân tộc bán đất sản xuất trong điều kiện rừng núi thiếu đất sản xuất như vậy thì nay Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định chặt chẽ hơn, có thể không được chuyển nhượng, hoặc hệ thống quản lý đất đai và định giá của Thái Lan là theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, còn chúng ta hiện nay đang chia cắt quá nhiều.
Vậy còn vấn đề tham nhũng đất đai, Bộ trưởng có thể khẳng định Luật Đất đai sửa đổi sẽ bịt được kẽ hở này?
Tôi cho rằng, những vấn đề đặt ra hiện nay cũng cơ bản nhằm khắc phục những sơ hở trong quản lý. Ví dụ như chuyển mục đích sử dụng đất. Khi thực hiện quỹ phát triển đất, nhà nước tiến hành thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất thì khác đi, sẽ minh bạch và chuẩn xác trong định giá.
Thế còn việc cơ quan nhà nước, doanh nghiệp mua bán đất tràn lan sau khi thu hồi đất của dân, có khắc phục được không?
Đó là chuyện cũ thôi, còn bây giờ không thể làm thế được. Theo dự luật sửa đổi, tới đây, nhà nước trực tiếp thu hồi đất và nhà đầu tư đó chỉ là đầu tư thứ cấp và họ sẽ không có quyền như suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, luật mới cũng điều chỉnh theo hướng thu hồi đất của dân không được tùy tiện, nhà nước không thể dùng quyền của mình muốn thu hồi là thu. Chính sự tùy tiện vừa qua mới dẫn đến tình trạng đất để hoang, lãng phí nên lần này phải khắc phục bằng được.
Có ý kiến cho rằng, chính những bất cập trong định giá đất hiện nay là nguyên nhân nảy sinh nhiều khiếu kiện và gây thiệt thòi cho người dân?
Tôi nghĩ rằng, vẫn phải ban hành khung giá thôi nhưng khác trước đây là chỉ có 3 vùng là đồng bằng, trung du, miền núi thì nay sẽ phủ dày hơn để cho độ chính xác cao và ổn định trong một thời gian.
Khung giá này cũng chú ý là đất phải có giá chứ không thể tính toán rẻ mạt rồi thu hồi. Nếu dân được đền bù giá tốt thì họ rất đồng tình. Phải xuất phát từ lợi ích người dân thì thu hồi đất sẽ hiệu quả.
Tới đây phải hình thành ra cơ quan, tổ chức định giá đất. Hiện nay ta đang làm rất tùy tiện. Chúng tôi đang tính toán sau này có thể hình thành tổ chức tư vấn về định giá đất để bảo đảm tư vấn phải khách quan, không tùy thuộc vào chủ quan của người có quyết định thu hồi đất. Luật cũ chưa tính hết vấn đề nên giờ chúng ta phải sửa.
Bộ trưởng có thấy bất cập không khi người dân là chủ sở hữu đất đai (sở hữu toàn dân) nhưng lại phải đi xin xỏ, cầu cạnh các cơ quan quản lý trong khi họ chỉ là người đại diện chủ sở hữu?
Đúng là nhận định đó có khía cạnh hợp lý, nên dự luật sửa đổi cần bổ sung và nêu rõ hơn quyền của người dân đối với nhà nước trong lĩnh vực đất đai, như giám sát, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước công khai, minh bạch… Ngược lại, những quyền của Nhà nước cũng phải được xác lập rõ.
Ông nói:
- Đất đai đang là vấn đề nóng, nhạy cảm và phức tạp, có liên quan đến mọi người dân và doanh nghiệp nên có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, yếu kém cần phải khắc phục.
Việc sửa đổi Luật Đất đai lần này phải giải quyết được những tồn tại vướng mắc trong quản lý và sử dụng đất hiện nay, đồng thời phát huy được nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng tôi sẽ coi nhân dân là “tai mắt” trong quá trình thanh tra, kiểm tra để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất đai cũng như môi trường được hiệu quả hơn.
Nhưng một số đại biểu Quốc hội phản ánh, dự luật lần này chưa giải quyết được các bất cập, hạn chế về vấn đề đất đai hiện nay?
Chúng tôi đi khảo sát ở Thái Lan thấy 70% đất của họ là đất công và có 30% của tư nhân, phần lớn là đất ở, còn đất nông nghiệp cũng là đất công. Nhà nước giao cho người dân, mỗi người không quá 2,4 ha và không được phép chuyển nhượng. Quyền của chúng ta có khi mở quá lớn như vừa rồi đã để lại nhiều hệ lụy và bây giờ phải bịt lại.
Chẳng hạn, hiện nay đồng bào dân tộc bán đất sản xuất trong điều kiện rừng núi thiếu đất sản xuất như vậy thì nay Luật Đất đai sửa đổi sẽ quy định chặt chẽ hơn, có thể không được chuyển nhượng, hoặc hệ thống quản lý đất đai và định giá của Thái Lan là theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, còn chúng ta hiện nay đang chia cắt quá nhiều.
Vậy còn vấn đề tham nhũng đất đai, Bộ trưởng có thể khẳng định Luật Đất đai sửa đổi sẽ bịt được kẽ hở này?
Tôi cho rằng, những vấn đề đặt ra hiện nay cũng cơ bản nhằm khắc phục những sơ hở trong quản lý. Ví dụ như chuyển mục đích sử dụng đất. Khi thực hiện quỹ phát triển đất, nhà nước tiến hành thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất thì khác đi, sẽ minh bạch và chuẩn xác trong định giá.
Thế còn việc cơ quan nhà nước, doanh nghiệp mua bán đất tràn lan sau khi thu hồi đất của dân, có khắc phục được không?
Đó là chuyện cũ thôi, còn bây giờ không thể làm thế được. Theo dự luật sửa đổi, tới đây, nhà nước trực tiếp thu hồi đất và nhà đầu tư đó chỉ là đầu tư thứ cấp và họ sẽ không có quyền như suốt thời gian qua.
Bên cạnh đó, luật mới cũng điều chỉnh theo hướng thu hồi đất của dân không được tùy tiện, nhà nước không thể dùng quyền của mình muốn thu hồi là thu. Chính sự tùy tiện vừa qua mới dẫn đến tình trạng đất để hoang, lãng phí nên lần này phải khắc phục bằng được.
Có ý kiến cho rằng, chính những bất cập trong định giá đất hiện nay là nguyên nhân nảy sinh nhiều khiếu kiện và gây thiệt thòi cho người dân?
Tôi nghĩ rằng, vẫn phải ban hành khung giá thôi nhưng khác trước đây là chỉ có 3 vùng là đồng bằng, trung du, miền núi thì nay sẽ phủ dày hơn để cho độ chính xác cao và ổn định trong một thời gian.
Khung giá này cũng chú ý là đất phải có giá chứ không thể tính toán rẻ mạt rồi thu hồi. Nếu dân được đền bù giá tốt thì họ rất đồng tình. Phải xuất phát từ lợi ích người dân thì thu hồi đất sẽ hiệu quả.
Tới đây phải hình thành ra cơ quan, tổ chức định giá đất. Hiện nay ta đang làm rất tùy tiện. Chúng tôi đang tính toán sau này có thể hình thành tổ chức tư vấn về định giá đất để bảo đảm tư vấn phải khách quan, không tùy thuộc vào chủ quan của người có quyết định thu hồi đất. Luật cũ chưa tính hết vấn đề nên giờ chúng ta phải sửa.
Bộ trưởng có thấy bất cập không khi người dân là chủ sở hữu đất đai (sở hữu toàn dân) nhưng lại phải đi xin xỏ, cầu cạnh các cơ quan quản lý trong khi họ chỉ là người đại diện chủ sở hữu?
Đúng là nhận định đó có khía cạnh hợp lý, nên dự luật sửa đổi cần bổ sung và nêu rõ hơn quyền của người dân đối với nhà nước trong lĩnh vực đất đai, như giám sát, yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước công khai, minh bạch… Ngược lại, những quyền của Nhà nước cũng phải được xác lập rõ.