Quy hoạch sử dụng đất để làm gì?
Một trong những nguyên nhân gây ra lãng phí đất đai là do công tác lập quy hoạch bị chi phối bởi thị trường
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã dành một diện tích đất tự nhiên là 72.000 ha để thành lập 260 khu công nghiệp. Số khu công nghiệp dự kiến sẽ tiếp tục thành lập mới và mở rộng thêm đến năm 2020 có tổng diện tích đất tăng thêm là 81.000 ha.
Nhận xét về ý nghĩa của các khu công nghiệp,TS. Lê Tuyển Cử, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận ý nghĩa của các khu công nghiệp trong việc thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất... nhưng kèm với đó là những vấn đề bất cập phát sinh trong việc sử dụng đất nông nghiệp cũng rất đáng lo ngại.
Khảo sát của cơ quan này cho thấy, việc sử dụng đất tại nhiều khu công nghiệp không phải là không có bất cập, tình trạng chậm tiến độ, bỏ hoang không đưa vào khai thác không phải là ít, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất của dự án.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đánh giá về kết quả sử dụng đất cũng chỉ ra rằng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2010 tại một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa.
Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, nhiều địa phương tỷ lệ lấp đầy chỉ dưới 50% nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, nhưng các địa phương đã kịp giao tới 93.000 ha, vượt 211,36% cho các dự án.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi Chính phủ đang nỗ lực tiết kiệm đất thì các địa phương vẫn thờ ơ với chủ trương trên. Hội chứng sân bay, sân golf, cảng biển, khu kinh tế dường như vẫn được các địa phương triển khai, diện tích đất bị ngốn quá nhiều, trong khi hiệu quả chưa thấy đâu.
Theo ông Võ, với các nước khác, việc quy hoạch sân golf, resort, khu kinh tế... là chuyện bình thường, nhưng với chúng ta thì lại có chuyện. Bởi, đa số các nhà đầu tư thông qua các dự án đó để ra sức giữ đất, rồi sau đó tính chuyện chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong khi đó, đối với đất ở đô thị, nhiều địa phương, khu vực đã vượt chỉ tiêu của nhà nước cho phép, song lại diễn ra cảnh nhà bỏ hoang, thậm chí có nhiều khu vực ở Hà Nội có cả một khu hàng trăm ha xây nhà rồi bỏ hoang.
Một vấn đề liên quan đến cấp đất và quy hoạch sử dụng đất được GS. Đặng Hùng Võ nêu ra, đó là tình trạng lãng phí đối với đất quốc phòng, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc phòng.
“Tôi biết chắc chắn và có bằng chứng cụ thể, có những đơn vị chỉ có 2 - 3 anh bộ đội được cử đến để giữ đất, gây lãng phí ghê gớm”, nhưng cơ quan thẩm quyền cũng không làm gì được vì đã có chủ trương quy hoạch đất cho quốc phòng, an ninh.
Tại hội thảo đóng góp ý kiến về quy hoạch sử dụng đất vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27/9, TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đất đai hiện là chủ đề “nóng” nhất trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng, trái với kỳ vọng, các số liệu tổng kết kỳ quy hoạch 2005 – 2010 đưa ra không làm nổi bật được thực trạng về câu chuyện đất đai gắn với quy hoạch, đặc biệt là chuyện đầu cơ, biểu tình khiếu kiện đất đai cũng không được đề cập đúng thực tế.
Đặc biệt, theo TS. Trần Đình Thiên, dường như cơ sở của quy hoạch sử dụng đất như thế nào dường như vẫn là một vấn đề mơ hồ đối với các nhà hoạch định quy hoạch. Điều đó dẫn tới một thực tế là nhiều khu công nghiệp, nhiều quy hoạch đất đai dường như được lập ra nhưng lại không dựa trên cơ sở nào cụ thể, không rõ là có vì mục tiêu phát triển kinh tế hay không.
“Bản chất quy hoạch phải gắn với giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng hiện chúng ta phát triển công nghiệp theo hướng ít sử dụng lao động, dùng nhiều vốn, đất nhưng tạo việc làm ít nên đã đưa đến bị kịch là nông dân khốn khó”, TS. Thiên nói.
Một thực tế được vị Viện trưởng Viện Kinh tế dẫn ra là tình trạng chạy đua cạnh tranh nguồn lực, vốn giữa các địa phương hiện nay đã làm nát quy hoạch sử dụng đất. Trong điều kiện nguồn lực cực kỳ có hạn nhưng tham vọng của những người lập, phê duyệt quy hoạch lại rất lớn nên dẫn đến việc phát triển khu công nghiệp, đô thị theo kiểu... nông dân.
“Do bất cập của việc phân cấp nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có đến 18 dự án thép. Lãnh đạo địa phương này giải thích, vì theo quy hoạch của Trung ương tỉnh được một số, tỉnh lại có quyền cấp một số, các khu công nghiệp cũng được cấp phép và tổng cộng là 18 dự án”, ông Thiên cho hay.
Chính vì vậy, theo TS. Thiên, các nhà quản lý phải thật sự tỉnh táo, sáng suốt để thấy được rằng, các quy hoạch sinh ra để làm gì, có thực thi được không, nghĩa là vấn đề cốt lõi không phải là bản quy hoạch, mà là thực thi như thế nào. Đó là chưa bàn đến vấn đề sở hữu, nó là nguồn gốc gây nên những xung đột giữa nhà nước với dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang chuẩn bị sửa Luật Đất đai, theo kinh nghiệm của TS. Trần Đình Thiên, cứ mỗi lần có ra luật, sửa luật thì thị trường đất đai lại “loạn cả lên”. Giới đầu tư luôn tận dụng sự thay đổi của luật để trục lợi.
“Chúng ta cứ sợ đất rơi vào tay người nào người nọ, nhưng càng sợ thì càng mất và rốt cuộc là luật luôn đi sau cuộc sống”, TS. Thiên khuyến cáo.
Còn theo TS. Lê Quốc Dung, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một thực tế hiện nay phải thừa nhận đó là chúng ta xây dựng quy hoạch chưa sát với thực tiễn, trong khi thực hiện lại không sát quy hoạch.
Có những diện tích đất khi Quốc hội quyết cho giảm nhiều nhưng khi thực hiện lại giảm ít, có diện tích giảm nhưng lại thực tế lại tăng, đặc biệt là đất đô thị luôn vượt quy hoạch được phê duyệt. “Bức tranh quy hoạch đất trong thời gian qua chịu tác động rất lớn của thị trường và phát triển kinh tế, nó làm méo mó quy hoạch. Nhiều khu vực, vấn đề liên quan đến đất đai không theo quy hoạch”, ông Dung nói.
TS. Dung cũng cảnh báo, con số 46% lấp đầy của các khu công nghiệp thực chất cũng chỉ là lý thuyết báo cáo. Trên thực tế, hiện còn khá nhiều khu chỉ là lấp đầy hình thức, công nhân lưa thưa. “Hiện diện tích đất khu công nghiệp chuẩn bị cho kỳ quy hoạch sắp tới gấp 6 lần diện tích đất đã sử dụng trong 5 năm qua, nhưng về Lai Vu (Hải Dương), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam... còn khối đất bỏ hoang. Đó mới là điều các nhà quy hoạch phải lưu ý”, TS. Dung nhấn mạnh.
Nhận xét về ý nghĩa của các khu công nghiệp,TS. Lê Tuyển Cử, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho rằng, không thể phủ nhận ý nghĩa của các khu công nghiệp trong việc thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, tạo ra của cải vật chất... nhưng kèm với đó là những vấn đề bất cập phát sinh trong việc sử dụng đất nông nghiệp cũng rất đáng lo ngại.
Khảo sát của cơ quan này cho thấy, việc sử dụng đất tại nhiều khu công nghiệp không phải là không có bất cập, tình trạng chậm tiến độ, bỏ hoang không đưa vào khai thác không phải là ít, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất của dự án.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đánh giá về kết quả sử dụng đất cũng chỉ ra rằng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2010 tại một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa.
Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, nhiều địa phương tỷ lệ lấp đầy chỉ dưới 50% nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000 ha vào năm 2010, nhưng các địa phương đã kịp giao tới 93.000 ha, vượt 211,36% cho các dự án.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi Chính phủ đang nỗ lực tiết kiệm đất thì các địa phương vẫn thờ ơ với chủ trương trên. Hội chứng sân bay, sân golf, cảng biển, khu kinh tế dường như vẫn được các địa phương triển khai, diện tích đất bị ngốn quá nhiều, trong khi hiệu quả chưa thấy đâu.
Theo ông Võ, với các nước khác, việc quy hoạch sân golf, resort, khu kinh tế... là chuyện bình thường, nhưng với chúng ta thì lại có chuyện. Bởi, đa số các nhà đầu tư thông qua các dự án đó để ra sức giữ đất, rồi sau đó tính chuyện chuyển đổi mục đích sử dụng.
Trong khi đó, đối với đất ở đô thị, nhiều địa phương, khu vực đã vượt chỉ tiêu của nhà nước cho phép, song lại diễn ra cảnh nhà bỏ hoang, thậm chí có nhiều khu vực ở Hà Nội có cả một khu hàng trăm ha xây nhà rồi bỏ hoang.
Một vấn đề liên quan đến cấp đất và quy hoạch sử dụng đất được GS. Đặng Hùng Võ nêu ra, đó là tình trạng lãng phí đối với đất quốc phòng, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc phòng.
“Tôi biết chắc chắn và có bằng chứng cụ thể, có những đơn vị chỉ có 2 - 3 anh bộ đội được cử đến để giữ đất, gây lãng phí ghê gớm”, nhưng cơ quan thẩm quyền cũng không làm gì được vì đã có chủ trương quy hoạch đất cho quốc phòng, an ninh.
Tại hội thảo đóng góp ý kiến về quy hoạch sử dụng đất vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27/9, TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đất đai hiện là chủ đề “nóng” nhất trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thế nhưng, trái với kỳ vọng, các số liệu tổng kết kỳ quy hoạch 2005 – 2010 đưa ra không làm nổi bật được thực trạng về câu chuyện đất đai gắn với quy hoạch, đặc biệt là chuyện đầu cơ, biểu tình khiếu kiện đất đai cũng không được đề cập đúng thực tế.
Đặc biệt, theo TS. Trần Đình Thiên, dường như cơ sở của quy hoạch sử dụng đất như thế nào dường như vẫn là một vấn đề mơ hồ đối với các nhà hoạch định quy hoạch. Điều đó dẫn tới một thực tế là nhiều khu công nghiệp, nhiều quy hoạch đất đai dường như được lập ra nhưng lại không dựa trên cơ sở nào cụ thể, không rõ là có vì mục tiêu phát triển kinh tế hay không.
“Bản chất quy hoạch phải gắn với giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng hiện chúng ta phát triển công nghiệp theo hướng ít sử dụng lao động, dùng nhiều vốn, đất nhưng tạo việc làm ít nên đã đưa đến bị kịch là nông dân khốn khó”, TS. Thiên nói.
Một thực tế được vị Viện trưởng Viện Kinh tế dẫn ra là tình trạng chạy đua cạnh tranh nguồn lực, vốn giữa các địa phương hiện nay đã làm nát quy hoạch sử dụng đất. Trong điều kiện nguồn lực cực kỳ có hạn nhưng tham vọng của những người lập, phê duyệt quy hoạch lại rất lớn nên dẫn đến việc phát triển khu công nghiệp, đô thị theo kiểu... nông dân.
“Do bất cập của việc phân cấp nên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có đến 18 dự án thép. Lãnh đạo địa phương này giải thích, vì theo quy hoạch của Trung ương tỉnh được một số, tỉnh lại có quyền cấp một số, các khu công nghiệp cũng được cấp phép và tổng cộng là 18 dự án”, ông Thiên cho hay.
Chính vì vậy, theo TS. Thiên, các nhà quản lý phải thật sự tỉnh táo, sáng suốt để thấy được rằng, các quy hoạch sinh ra để làm gì, có thực thi được không, nghĩa là vấn đề cốt lõi không phải là bản quy hoạch, mà là thực thi như thế nào. Đó là chưa bàn đến vấn đề sở hữu, nó là nguồn gốc gây nên những xung đột giữa nhà nước với dân.
Đặc biệt, trong bối cảnh Chính phủ đang chuẩn bị sửa Luật Đất đai, theo kinh nghiệm của TS. Trần Đình Thiên, cứ mỗi lần có ra luật, sửa luật thì thị trường đất đai lại “loạn cả lên”. Giới đầu tư luôn tận dụng sự thay đổi của luật để trục lợi.
“Chúng ta cứ sợ đất rơi vào tay người nào người nọ, nhưng càng sợ thì càng mất và rốt cuộc là luật luôn đi sau cuộc sống”, TS. Thiên khuyến cáo.
Còn theo TS. Lê Quốc Dung, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, một thực tế hiện nay phải thừa nhận đó là chúng ta xây dựng quy hoạch chưa sát với thực tiễn, trong khi thực hiện lại không sát quy hoạch.
Có những diện tích đất khi Quốc hội quyết cho giảm nhiều nhưng khi thực hiện lại giảm ít, có diện tích giảm nhưng lại thực tế lại tăng, đặc biệt là đất đô thị luôn vượt quy hoạch được phê duyệt. “Bức tranh quy hoạch đất trong thời gian qua chịu tác động rất lớn của thị trường và phát triển kinh tế, nó làm méo mó quy hoạch. Nhiều khu vực, vấn đề liên quan đến đất đai không theo quy hoạch”, ông Dung nói.
TS. Dung cũng cảnh báo, con số 46% lấp đầy của các khu công nghiệp thực chất cũng chỉ là lý thuyết báo cáo. Trên thực tế, hiện còn khá nhiều khu chỉ là lấp đầy hình thức, công nhân lưa thưa. “Hiện diện tích đất khu công nghiệp chuẩn bị cho kỳ quy hoạch sắp tới gấp 6 lần diện tích đất đã sử dụng trong 5 năm qua, nhưng về Lai Vu (Hải Dương), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam... còn khối đất bỏ hoang. Đó mới là điều các nhà quy hoạch phải lưu ý”, TS. Dung nhấn mạnh.