Quỹ ngoại bán ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu MWG

Hà Anh
Chia sẻ

Nhóm quỹ Dragon Capital thông báo đã bán ra 4.137.900 cổ phiếu MWG. Giao dịch được thực hiện trong phiên 1/11.

Sơ đồ giá cổ phiếu MWG trên Tradingview.
Sơ đồ giá cổ phiếu MWG trên Tradingview.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG-HOSE) vừa báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn công ty.

Theo đó, nhóm quỹ Dragon Capital thông báo đã bán ra 4.137.900 cổ phiếu MWG - trong đó, quỹ CTBC Vietnam Equity Fund bán ra 1,5 triệu cổ phiếu, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán ra 2 triệu cổ phiếu, Hanoi Investments Holdings Limited bán 1 triệu cổ phiếu, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust bán gần 138 nghìn cổ phiếu. Trong khi đó, quỹ Amersham Industries Limited lại mua vào 500.000 cổ phiếu.

Như vậy, sở hữu của nhóm Dragon Capital đã giảm từ 105.179.111 cổ phiếu, chiếm 7,19% vốn xuống còn 101.041.211 cổ phiếu, chiếm 6,9% vốn. Giao dịch được thực hiện trong phiên 1/11.

Tạm tính theo giá đóng cửa cùng phiên của MWG là 35.100 đồng/cp (mức giá thấp nhất trong 52 tuần qua), nhóm quỹ ngoại thu về khoảng 144 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG đã đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu MWG. Thời gian giao dịch dự kiến trong khoảng từ 8/11 đến 7/12 với mục đích tăng tỷ lệ sở hữu. Nếu giao dịch thành công, ông Nguyễn Đức Tài sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 36,13 triệu đơn vị, tỷ lệ 2,469%.

Chủ tịch Thế Giới Di Động đăng ký mua cổ phiếu trong bối cảnh MWG trong quãng chỉnh mạnh và vừa chỉ hồi phục đôi chút trong phiên cuối tuần. Chốt phiên 3/11, thị giá MWG đạt 38.950 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo mức giá này, số tiền ông Nguyễn Đức Tài cần chi để mua cổ phiếu khoảng 39 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, MWG ghi nhận doanh thu quý 3 đạt 30.287 tỷ đồng, giảm nhẹ 5,5% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 39 tỷ đồng, giảm đến 96% so với quý 3/2022.

Luỹ kế 9 tháng, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu đạt gần 87.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 78 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,5% và 98% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, công ty mới thực hiện chưa đến 2% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2023 đề ra.

Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận quý 3 và luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023 giảm 98% là do nhiều nguyên nhân.

Cụ thể: sức mua điện thoại và điện máy nhìn chung còn yếu và chưa có dấu hiệu hồi phục đán: (ngoại trừ một số sản phẩm do yếu tố mùa vụ). Khách hàng vẫn có nhu cầu mua sắm, thay sản phẩm hư hỏng nhưng dè dặt, cẩn trọng hơn trong các quyết định chi tiêu khi tình hình tế còn nhiều biến động.

- Đối với các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng nhanh và dược phẩm: xu hướng tiêu dùng tiết kiệm vẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, do bản chất là hàng thiết yếu nên các ngành hàng này đang ghi nhận kết quả kinh doanh ổn định.

Ngoài ra, công ty nỗ lực đưa ra các lựa chọn mua sắm linh hoạt với giá cả hấp dẫn và nhiều khuyến mãi, chấp nhận giảm biên lợi nhuận gộp để thu hút khách hàng và duy trì doanh thu.

Nhờ đó, doanh thu quý 3/2023 đạt 30,3 ngàn tỷ đồng, chỉ còn giảm 5% cùng kỳ 2022, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 86,8 ngàn tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, lợi nhuận gộp tuyệt đối ghi nhận sự sụt giảm mạnh hom so với mức độ giảm doanh thu nên lợi nhuận ròng vẫn đang bị tác động.

Mặt khác, trong quý 3/2023, công ty có rà soát lại và xử lý một số thiết bị dư ra sau quá trình tái cấu trúc Bách Hóa Xanh (“BHX”) và hiện nay suy giảm giá trị, không còn đảm bảo hiệu quả sừ dụng. Việc này hoàn toàn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của BHX, nhưng có tác động lên lợi nhuận chung của Tập đoàn trong quý này và điểm tích cực cần ghi nhận trong quý 3/2023 là lợi nhuận ròng đã cải thiện khả quan hom so với 2 quý đầu năm.

Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ trong quý 3/2023 là -80,6 tỷ VNĐ, so với quý 3/2022 là 721 tỷ đồng và luỹ kế lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ là -73,6 tỷ VND, so với cùng kỳ là 2.284 tỷ đồng. Nguyên nhân là do công ty Mẹ không có thu nhập từ cổ tức.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con