Quỹ nhà ở xã hội: Ôm đất, đầu cơ dự án?
Có ý kiến lo ngại về làn sóng “ôm” dự án để giữ đất đằng sau phong trào phát triển nhà ở xã hội
Trong năm 2009 đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký xin xây dựng nhà ở xã hội, đẩy số dự án lên tới trên 520 dự án. Tuy nhiên, số dự án thực tế được khởi công mới chỉ dừng ở con số… 55!
Không phải không có cơ sở khi có ý kiến lo ngại về làn sóng “ôm” dự án để giữ đất đằng sau phong trào phát triển nhà ở xã hội.
Thiếu nghiêm trọng
Tại cuộc họp mới đây do UBND thành phố Hà Nội chủ trì, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, quỹ nhà ở tại thủ đô, đặc biệt là loại nhà mà cán bộ, công chức có thể “với tới” được vẫn đang thiếu nghiêm trọng. Đây là tình trạng chung ở nhiều đô thị lớn trên cả nước.
Lâu nay, các khu nhà ở được đầu tư xây dựng vẫn chủ yếu là nhà ở thương mại với giá cao nhằm thu lợi nhuận lớn, nên những người có thu nhập thấp không thể mua được. Để làm dịu cơn khát nhà ở, Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Kết quả mới nhìn qua thì rất khả quan: chỉ trong hơn 1 năm trở lại đây, cả nước đã có tới 263 dự án nhà ở thu nhập thấp đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng, tương đương số căn hộ dự kiến 205.380 căn. Trong đó, vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có 264 dự án nhà ở công nhân đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 59.245 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 5.455 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 53.790 tỷ đồng...
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, một căn hộ nhà ở xã hội diện tích 50m² có mức giá bán bình quân 300 - 500 triệu đồng. Nếu thực hiện hình thức thuê mua (trả trước 20%) trong 20 năm, hàng tháng, người mua chỉ phải trả khoảng 2 triệu đồng cho 1 căn hộ (4 người). Do đó, mức giá này phù hợp với khả năng chi trả đối với các hộ gia đình có thu nhập bình quân khoảng dưới 2 triệu đồng/tháng/người.
Dự kiến trong năm 2010, những dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng như dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Việt Hưng (Hà Nội); dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Vĩnh Yên do Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư (Vĩnh Phúc) và 16 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM với tổng số 1.609 căn hộ chung cư...
“Găm” đất?
Trong khi chủ trương xây dựng quỹ nhà ở xã hội là điều không cần phải tranh luận thì một thực tế đáng chú ý là số được khởi công, thi công thực sự lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), số dự án thực sự khởi công chỉ chiếm khoảng trên 10%. Quỹ nhà có thể sử dụng càng ít hơn. Cả nước hiện mới có 24 dự án nhà công nhân và 31 dự án nhà cho người thu nhập thấp khởi công, trong khi số đăng ký lên tới trên 500 dự án...
Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà - Sở Xây dựng Hà Nội cũng xác nhận, số dự án nhà ở xã hội đang lấy ý kiến các cơ quan chức năng ở thủ đô đạt tới tổng diện tích đất 4.179 ha. Tuy thế, thành phố mới chấp thuận chủ trương đầu tư cho một số ít nhà đầu tư như Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (dự án tại Khu Sài Đồng, Long Biên); Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 (dự án tại Sài Đồng, Long Biên)... Và cũng phải tới giữa quý 4/2010, Hà Nội mới có 800 căn hộ đầu tiên thuộc loại này được bàn giao.
Theo một chủ đầu tư, cơ chế, chính sách hiện chưa thực sự hấp dẫn để các doanh nghiệp mặn mà trong việc xây dựng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, chủ đầu tư lại rất khó huy động vốn ứng trước của người mua như khi phát triển các dự án nhà ở thương mại, thời gian thu hồi vốn lại kéo dài nếu áp dụng hình thức cho thuê, thuê mua nên doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư.
“Mặc dù Bộ Xây dựng có quy định các địa phương phải bố trí quỹ đất dành để đầu tư xây dựng nhà giá thấp gắn với quy hoạch các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới (tỷ lệ tối thiểu 20%) hoặc quy hoạch bố trí riêng quỹ đất cho các dự án nhà ở thu nhập thấp, song có rất ít địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp. Đó là chưa kể trình tự, thủ tục hành chính triển khai dự án ở một số địa phương vẫn rất phức tạp”, doanh nhân nói trên phàn nàn
* Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Việt Nam nghiên cứu triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp vay tối đa 70% tổng mức đầu tư của dự án, với lãi suất ưu đãi (khoảng 6% - 7%/năm), thời hạn vay từ 10 - 15 năm. Dự kiến, khoảng 20 - 30 dự án sẽ được thí điểm cơ chế này trong năm 2010. Tuy nhiên, các dự án đã có trên giấy cũng chỉ có thể trở thành hiện thực khi chính quyền các cấp thực sự tạo ra quỹ đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp, cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn tiến độ triển khai dự án song song với việc nghiêm trị theo pháp luật hành vi “ôm” đất, “đầu cơ dự án”.
Bình An (SGGP)
Không phải không có cơ sở khi có ý kiến lo ngại về làn sóng “ôm” dự án để giữ đất đằng sau phong trào phát triển nhà ở xã hội.
Thiếu nghiêm trọng
Tại cuộc họp mới đây do UBND thành phố Hà Nội chủ trì, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, quỹ nhà ở tại thủ đô, đặc biệt là loại nhà mà cán bộ, công chức có thể “với tới” được vẫn đang thiếu nghiêm trọng. Đây là tình trạng chung ở nhiều đô thị lớn trên cả nước.
Lâu nay, các khu nhà ở được đầu tư xây dựng vẫn chủ yếu là nhà ở thương mại với giá cao nhằm thu lợi nhuận lớn, nên những người có thu nhập thấp không thể mua được. Để làm dịu cơn khát nhà ở, Chính phủ đã ban hành các chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Kết quả mới nhìn qua thì rất khả quan: chỉ trong hơn 1 năm trở lại đây, cả nước đã có tới 263 dự án nhà ở thu nhập thấp đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng, tương đương số căn hộ dự kiến 205.380 căn. Trong đó, vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn có 264 dự án nhà ở công nhân đăng ký triển khai, tổng mức đầu tư khoảng 59.245 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của địa phương khoảng 5.455 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 53.790 tỷ đồng...
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, một căn hộ nhà ở xã hội diện tích 50m² có mức giá bán bình quân 300 - 500 triệu đồng. Nếu thực hiện hình thức thuê mua (trả trước 20%) trong 20 năm, hàng tháng, người mua chỉ phải trả khoảng 2 triệu đồng cho 1 căn hộ (4 người). Do đó, mức giá này phù hợp với khả năng chi trả đối với các hộ gia đình có thu nhập bình quân khoảng dưới 2 triệu đồng/tháng/người.
Dự kiến trong năm 2010, những dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng như dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị mới Việt Hưng (Hà Nội); dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại Vĩnh Yên do Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư (Vĩnh Phúc) và 16 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Tp.HCM với tổng số 1.609 căn hộ chung cư...
“Găm” đất?
Trong khi chủ trương xây dựng quỹ nhà ở xã hội là điều không cần phải tranh luận thì một thực tế đáng chú ý là số được khởi công, thi công thực sự lại chiếm tỷ lệ rất thấp.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), số dự án thực sự khởi công chỉ chiếm khoảng trên 10%. Quỹ nhà có thể sử dụng càng ít hơn. Cả nước hiện mới có 24 dự án nhà công nhân và 31 dự án nhà cho người thu nhập thấp khởi công, trong khi số đăng ký lên tới trên 500 dự án...
Ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển nhà - Sở Xây dựng Hà Nội cũng xác nhận, số dự án nhà ở xã hội đang lấy ý kiến các cơ quan chức năng ở thủ đô đạt tới tổng diện tích đất 4.179 ha. Tuy thế, thành phố mới chấp thuận chủ trương đầu tư cho một số ít nhà đầu tư như Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (dự án tại Khu Sài Đồng, Long Biên); Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 (dự án tại Sài Đồng, Long Biên)... Và cũng phải tới giữa quý 4/2010, Hà Nội mới có 800 căn hộ đầu tiên thuộc loại này được bàn giao.
Theo một chủ đầu tư, cơ chế, chính sách hiện chưa thực sự hấp dẫn để các doanh nghiệp mặn mà trong việc xây dựng nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, chủ đầu tư lại rất khó huy động vốn ứng trước của người mua như khi phát triển các dự án nhà ở thương mại, thời gian thu hồi vốn lại kéo dài nếu áp dụng hình thức cho thuê, thuê mua nên doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư.
“Mặc dù Bộ Xây dựng có quy định các địa phương phải bố trí quỹ đất dành để đầu tư xây dựng nhà giá thấp gắn với quy hoạch các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới (tỷ lệ tối thiểu 20%) hoặc quy hoạch bố trí riêng quỹ đất cho các dự án nhà ở thu nhập thấp, song có rất ít địa phương triển khai điều chỉnh quy hoạch để tạo quỹ đất xây dựng nhà ở thu nhập thấp. Đó là chưa kể trình tự, thủ tục hành chính triển khai dự án ở một số địa phương vẫn rất phức tạp”, doanh nhân nói trên phàn nàn
* Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng Ngân hàng Phát triển Việt Nam nghiên cứu triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở thu nhập thấp vay tối đa 70% tổng mức đầu tư của dự án, với lãi suất ưu đãi (khoảng 6% - 7%/năm), thời hạn vay từ 10 - 15 năm. Dự kiến, khoảng 20 - 30 dự án sẽ được thí điểm cơ chế này trong năm 2010. Tuy nhiên, các dự án đã có trên giấy cũng chỉ có thể trở thành hiện thực khi chính quyền các cấp thực sự tạo ra quỹ đất dành để xây dựng nhà ở thu nhập thấp, cải cách thủ tục hành chính nhằm rút ngắn tiến độ triển khai dự án song song với việc nghiêm trị theo pháp luật hành vi “ôm” đất, “đầu cơ dự án”.
Bình An (SGGP)