Quy trình xử lý khi xe ô tô bị ngập nước như thế nào?
Hà Nội liên tục có mưa lớn gây ra tình trạng ngập úng trên nhiều tuyến phố. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, những ngày qua các gara sửa chữa ô tô rất đông khách bởi nhiều xe bị ngập nước và thuỷ kích cần sửa chữa gấp.
Theo chia sẻ của một Trung tâm đăng kiểm, để kiểm tra xe bị ngập nước, các đại lý có thể sử dụng linh hoạt từng hạng mục kiểm tra tùy theo từng điều kiện ngập nước cụ thể của từng xe.
1. Xác nhận lại mức độ ngập nước bên ngoài xe. Mục đích của bước này là để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chi tiết ở gầm xe và khoang động cơ.
2. Kiểm tra mức ngập nước bên trong xe: Trong trường hợp xe đi qua khu vực ngập nước, mức ngập nước ở bên trong xe và bên ngoài khác nhau. Do đó phải đánh giá mức ngập nước bên trong xe để xác định ảnh hưởng tới các chi tiết bên trong xe.
3. Tháo cực âm ắc quy: Trước khi tháo lắp các giắc nối trên xe bắt buộc phải tháo cực âm ắcquy để phòng tránh những hư hỏng phát sinh.
4. Kiểm tra các chi tiết trên sàn xe: Đối với những xe có hệ thống nghe nhìn hoặc hệ thống khuếch đại điều hòa, chúng có thể bị ngập nước dù mức ngập chỉ đến sàn xe.
5. Kiểm tra khoang hành lý: Kiểm tra dấu hiệu ngập nước xung quanh lốp dự phòng và kiểm tra ngập nước của các chi tiết âm thanh.
6. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Đánh dấu mức ngập nước bên ngoài xe, kiểm tra tất cả các thiết bị chiếu sáng bên ngoài xe (cụm đèn pha, cụm đèn hậu, đèn gầm…). Xì khô nếu phát hiện nước đọng bên trong. Chú ý kiểm tra dấu hiệu ngập nước của ECU đèn HID.
7. Kiểm tra đai an toàn: Nếu giắc nối của dây đai an toàn với hệ thống căng đai khẩn cấp bị ngập nước; thay thế dây đai. Dây đai là chi tiết an toàn, không thể tháo rã để kiểm tra; vì vậy hãy thay thế nếu phát hiện thấy dấu hiệu ngập nước.
8. Kiểm tra cảm biến túi khí trung tâm: Trong trường hợp nước bị ngập tới sàn xe, cảm biến túi khí trungtâm vẫn có thể bị ảnh hưởng. Tháo và kiểm tra chân cực của cảm biến túi khí trung tâm; nếu bị gỉ hãy thay thế. Trước khi tháo lắp cảm biến túi khí trung tâm phải đảm bảo cực âm ắc quy đã được tháo ra ít nhất là 90 giây. Sau khi kiểm tra xác nhận lại đèn cảnh báo túi khí, nếu đèn cảnh báo vẫn sáng sau 20 giây, dùng GTS để xác định mã lổi và sửa chữa.
9. Kiểm tra hệ thống phanh: Kiểm tra các đường ống của hệ thống phanh. Kiểm tra ngoại vật bám trên piston phanh, vệ sinh bụi bẩn và bôi trơn các chi tiết. Bôi trơn cáp phanh tay ở trạng thái nhả hết cỡ. Trong trường hợp xe bị ngập nước do nước biển, cáp phanh tay có thể bị ăn mòn; thay thế nếu cần thiết.
10. Kiểm tra hệ thống lái: Tháo chụp bụi rô tuyn lái trong để kiểm tra dấu hiệu nước bên trong. Nếu nước lọt vào rô tuyn lái trong qua chụp bụi có thể làm ăn mòn rôtuyn lái trong gây hư hỏng thước lái.
11. Kiểm tra gầm: Kiểm tra dấu hiệu ăn mòn của các chi tiết gầm và bôi trơn nếu cần thiết. Trong điều kiện ngập nước do nước biển các chi tiết ổ bi sẽ rất dễ bị ăn mòn.
12. Kiểm tra giắc điện: Dựa vào mức ngập nước để đánh giá tình trạng ngập nước của giắc điện trên xe. Trong trường hợp giắc nối bị bẩn do bụi, nó có thể được dùng lại. Tuy nhiên nếu nó bị gỉ sét, hãy tiến hành thay thế giắc điện bị ăn mòn do ngập nước làm hư hỏng thước lái.
13. Kiểm tra quạt làm mát: Kiểm tra dấu hiệu gỉ sét trên mô tơ và các ngoại vật bám trên mô tơ.
14. Kiểm tra máy nén điều hòa: Máy nén điều hòa nằm ở khu vực thấp của xe, vì thế nếu nó bị bẩn ly hợp từ có thể bị hỏng. Kiểm tra lại tiếng ồn máy nén sau khi sửa chữa.
15. Kiểm tra công tắc vị trí số trung gian. Ngắt giắc nối và kiểm tra, nếu có dấu hiệu nước vào hãy thay thế bởi vì không thể kiểm tra bên trong công tắc.
16. Kiểm tra máy phát: Quan sát dấu hiệu ngập nước trên máy phát. Tháo giắc điện kiểm tra dấu hiệu gỉ sét hay nước vào tại các chân cực. Các giắc điện không toàn toàn có khả năng chống thấm, nước có thể vào bên trong giắc nối dẫn đến có thể xâm nhập vào bên trong máy phát. Sau khi sửa chữa xong, hãy kiểm tra lại dòng điện máy phát và tiếng ồn.
17. Kiểm tra máy khởi động: Kiểm tra dấu hiệu gỉ sét tại cực B và cực 50 của máy khởi động. Kiểm ta lại tiếng ồn của máy khởi động sau khi sửa chữa. Kiểm tra các cực của máy khởi đông, kiểm tra giắc điện máy phát.
18. Kiểm tra dầu động cơ, dầu hộp số, dầu vi sai…: Nước có thể lọt vào dầu qua các lỗ thông hơi. Đánh giá nước vào bằng cách kiểm tra chất lượng và màu sắc của dầu qua que thăm dầu. Nếu nước lọt vào, phải thay thế dầu.
19. Kiểm tra lọc gió: Nếu lọc gió bị ẩm, nhiều khả năng nước đã lọt vào bên trong động cơ. Nó có thể gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ nếu không được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Vệ sinh cẩn thận lọc gió, họng hút để đảm bảo nước không còn đọng lại bên trong hệ thống nạp. Nếu nước còn đọng trong họng hút, nước sẽ bị lọt vào bên trong động cơ sau 1 thời gian sử dụng gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.
20. Kiểm tra động cơ: Tháo bugi và quay trục khủyu bằng tay để kiểm tra bó máy và để nước bên trong động cơ thoát ra ngoài. Nếu bó máy phải tháo máy ra kiểm tra và sửa chữa. Dầu ATF bị biến chất do ngập nước ở bên trong họng hút động cơ. Đo chiều cao đỉnh piston của từng máy khi piston ở điểm chết trên. Nếu chiều cao đỉnh piston của các máy không bằng nhau phải tiến hành kiểm tra bên trong động cơ. Khi tiến hành kiểm tra bên trong động cơ hãy kiểm tra theo phiếu kiểm tra thủy kích.
- Những lưu ý khi vệ sinh các chi tiết
a) Vệ sinh giắc nối:
- Ngâm giắc nối trong nước và làm sạch nó bằng bàn chải.
- Trong trường hợp các chân cực bị gỉ, tháo từng chân cực làm sạch từng cái một.
- Lưu ý:
+ Không tháo tất cả các chân cực cùng một lúc. Tháo và làm sạch lần lượt từng chân cực một.
+ Một số hộp giắc nối trên xe đời trước có thể tháo rã được. Tuy nhiên có một số hộp giắc nối trên các đời xe hiện tại không thể tháo rã được. Trong trường hợp xe bị ngập nước hãy thay thế chúng.
- Làm khô các chân cực ẩm ướt bằng súng xì
- Bôi mỡ chuyên dụng vào các chân cực của giắc nối để chống gỉ (trừ giắc nối ABS)
b) Vệ sinh ECM và các hộp điều khiển trên xe: ECM và các hộp điều khiển trên xe có thể vẫn được sử dụng lại nếu bị ăn mòn nhẹ. Thậm chí khi nó có thể bị ngập nước. Trong trường hợp cực B+ của ECM được ngắt kết nối, bản mạch ECM có thể được sử dụng lại với chi phí sửa chữa thấp hoặc có thể dùng tạm khi đợi phụ tùng mới.
c) Vệ sinh các chi tiết nội thất:
- Vệ sinh thảm trải sàn hay các chi tiết tương tự bằng vòi rửa áp lực cao. Đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn mùi khó chịu.
- Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời; thời gian phơi khô: thảm trải sàn : 1- 2 ngày; ghế: 2- 3 ngày.