Rớt thảm, chứng khoán Mỹ thấp nhất 4 năm

An Huy
Chia sẻ

Vòng xoáy giảm điểm đang diễn ra trên thị trường chứng khoán toàn cầu gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tài chính 1998

Khoảng 14 tỷ cổ phiếu đã được các nhà đầu tư “sang tay” trong phiên hôm 
qua trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ, khối lượng giao dịch lớn 
nhất trong hơn 4 năm, và lớn thứ nhì trong lịch sử - Ảnh: Reuters.<br>
Khoảng 14 tỷ cổ phiếu đã được các nhà đầu tư “sang tay” trong phiên hôm qua trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ, khối lượng giao dịch lớn nhất trong hơn 4 năm, và lớn thứ nhì trong lịch sử - Ảnh: Reuters.<br>
Dưới tác động của phiên sụt giảm “kinh hoàng” trước đó của chứng khoán Trung Quốc, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall đêm qua đã rơi vào trạng thái điều chỉnh lần đầu tiên kể từ năm 2011.

Đây cũng là một trong những phiên giao dịch có mức độ biến động cao nhất mà chứng khoán Mỹ từng trải qua.

Hãng tin Bloomberg cho biết, trong phiên này, các chỉ số đã trồi sụt với tốc độ chóng mặt. Thị trường lao dốc sâu ngay khi vừa mở cửa, sau đó lại tăng vọt trở lại. Chỉ số Nasdaq 100 có thời điểm mất 9,8%, nhưng có lúc phục hồi lại gần như toàn bộ mức giảm này.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones “bốc hơi” ngay 1.000 điểm, tương đương mức giảm 6,6%, chỉ trong vòng vài phút sau khi mở cửa, trong khi S&P 500 sụt 5,3% trong cùng khoảng thời gian. Hai chỉ số này sau đó nhanh chóng hồi phục, rồi lại bị một đợt bán tháo cổ phiếu mới vào buổi chiều nhuộm đỏ.

Lúc đóng cửa vào thời điểm 4h chiều tại New York, chỉ số S&P 500 mất 3,9%, còn 1.893,21 điểm, thấp hơn 11% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 5. Dow mất 588,4 điểm, tương đương giảm 3,6%, còn 15.871,35 điểm.

Chỉ số tổng hợp Nasdaq lùi 3,8%, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 27/10/2014. Trong phiên, chỉ số này có lúc sụt 8,8%.

“Các nhà đầu tư ở Trung Quốc đã mất niềm tin vào ngân hàng trung ương nước này. Và đây là một tình trạng rất đáng báo động và khó khăn đối với các thị trường”, ông Bruce Bittles, Giám đốc chiến lược đầu tư thuộc công ty quản lý quỹ Robert W. Baird & Co., nhận định.

“Tình hình đang tùy thuộc vào việc liệu kinh tế Trung Quốc có giảm tốc mạnh hanh không. Nếu điều đó xảy ra, ảnh hưởng bất lợi sẽ lan tới Mỹ”, ông Bittles nói.

Khoảng 14 tỷ cổ phiếu đã được các nhà đầu tư “sang tay” trong phiên hôm qua trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ, khối lượng giao dịch lớn nhất trong hơn 4 năm, và lớn thứ nhì trong lịch sử.

Chỉ số Chicago Board Options Exchange Volatility Index (VIX), một thước đo về mức độ biến động của thị trường, tăng 45%, lên mức 40,74 điểm, gần cao nhất trong 4 năm. Vào đầu phiên, chỉ số này tăng tới 90%, lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2009. Tuần trước, chỉ số này tăng gấp hơn 2 lần.

Biên độ dao động 1.089,42 điểm của Dow Jones trong phiên này, từ mức đáy đến mức đỉnh của phiên, là mức biến động tuyệt đối mạnh nhất trong 1 ngày của chỉ số này trong lịch sử. Nếu tính tương đối, biên độ dao động 7,1% của Dow Jones phiên này là mạnh nhất kể từ ngày 6/5/2010.

Ngoài ra, S&P 500 và Dow cùng có 2 phiên liên tiếp sụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2008.

Từ tuần trước, giới đầu tư trên thị trường Mỹ đã không còn giữ được sự bình tĩnh. Sau động thái phá giá đồng tiền gây sốc của Trung Quốc hôm 11/8, hơn 5 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị cuốn phăng khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu.

Chỉ số S&P 500 đang trên đà hoàn tất tháng 8 giảm điểm tồi tệ nhất trong 17 năm. Phiên thứ Sáu tuần trước, chỉ số này giảm mạnh nhất kể từ năm 2011.

Vòng xoáy giảm điểm đang diễn ra trên thị trường chứng khoán toàn cầu khiến nhiều người liên tưởng đến cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 1998. Vào năm đó, khủng hoảng nổ ra từ châu Á tới Nga đã khiến S&P 500 sụt 19% và mất 3 tháng sau đó để hồi phục.

Tất cả các nhóm cổ phiếu chính của S&P 500 cùng sụt giảm ít nhất 3% trong phiên này và chỉ có 6 cổ phiếu thuộc chỉ số này tăng điểm.

Trong đó, nhóm cổ phiếu hàng hóa cơ bản chạm đáy 2 năm và cổ phiếu của các công ty năng lượng rớt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011. Cổ phiếu hai ngân hàng Citigroup và JPMorgan Chase cùng giảm trên 5% khi nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2012.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con