Sabeco và Habeco chưa niêm yết vì ngại giá thấp?
Một số rào cản kỹ thuật và thực tế khiến hai tổng công ty lớn khó niêm yết thời điểm này, trong đó có trở ngại giá thấp
Một số rào cản kỹ thuật và thực tế khiến hai tổng công ty lớn khó niêm yết thời điểm này, trong đó có trở ngại giá thấp.
Năm 2009, thị trường chờ đợi khả năng có loạt doanh nghiệp lớn tiến hành niêm yết như Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Tổng công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco)…
Hiện Vietcombank đã được chấp thuận niêm yết về nguyên tắc trên HOSE, Bảo Việt cũng đã có thông tin về dự định niêm yết trong năm nay, Vietinbank cũng có định hướng sớm niêm yết. Nhưng với Sabeco và Habeco, có vẻ không phải muốn là được.
Đầu tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đề nghị chỉ đạo Sabeco và Habeco sớm thực hiện việc niêm yết.
Theo VAFI, việc niêm yết hai tổng công ty nói trên sẽ tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, nhất là việc đưa các doanh nghiệp lớn kinh doanh hiệu quả lên sàn là chủ trương lớn của nhà nước. Mặt khác, việc xúc tiến nhanh việc niêm yết hai “đại gia” này là 1 giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cổ phần nhà nước, buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi và áp dụng phương thức quản trị tiên tiến; nhanh chóng áp dụng được cơ chế công khai minh bạch tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động một cách thường xuyên…
Tuy nhiên, theo giải thích từ Bộ Công thương, việc niêm yết Sabeco và Habeco hiện nay gặp nhiều trở ngại về điều kiện kỹ thuật và bất lợi của thực tế.
Cụ thể, Bộ Công thương giải thích, theo Khoản d, Điều 8 Nghị định 14/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật chứng khoán, khi niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch phải có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. Do đó, để niêm yết hai doanh nghiệp này sẽ phải xây dựng phương án bán tiếp phần vốn nhà nước, do tỷ lệ vốn nhà nước tại Habeco hiện là 81,7%, tại Sabeco là 89,5% trên vốn điều lệ.
Với riêng Habeco, cổ đông chiến lược là Carlsberg hiện chiếm khoảng 16% vốn điều lệ; trường hợp niêm yết thì Carlsberg cũng không được bán cổ phần hiện nắm giữ vì chưa đủ thời gian theo quy định hiện hành.
Một trở ngại chung đáng chú ý mà Bộ Công thương đề cập đến là do thực tế suy giảm quá mạnh của thị trường chứng khoán nói chung và giá cổ phiếu của hai tổng công ty nói trên trong thời gian qua. Theo đó, việc niêm yết đồng nghĩa với sự cụ thể hóa giá và có thể gây thiệt hại đối với các cổ đông.
Bộ cho biết, theo thông tin từ hai doanh nghiệp này, việc mua bán cổ phiếu của họ hiện nay chủ yếu là giữa cán bộ nhân viên với khối lượng rất nhỏ và giá trị giao dịch thấp; giá cổ phiếu thậm chí còn thấp hơn cả giá bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
“Vì vậy, việc định giá sàn để niêm yết là rất khó để vừa thu hồi vốn Nhà nước một cách hợp lý, tránh gây thiệt hại cho Nhà nước, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực tới các cổ đông là người lao động của hai Tổng công ty nếu giá khởi điểm thấp hơn giá bán ưu đãi cho người lao động”, Bộ Công thương giải thích.
Với những lý do trên, trong tình hình thị trường chứng khoán sụt giảm với VN-Index bình quân chỉ bằng khoảng 30% so với đầu năm 2007, Bộ cho rằng việc niêm yết cổ phiếu Sabeco và Habeco vào thời điểm hiện tại sẽ khó thành công như mong muốn, không đáp ứng được quyền lợi của Nhà nước và các cổ đông, cũng như không thể có tác động tích cực đáng kể đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, ngày 28/1/2008, Sabeco tiến hành đấu giá 128.257.000 cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Kết quả có tổng khối lượng đăng ký mua là 78.373.000 cổ phần (chỉ bằng 61% so với lượng chào bán); giá đấu thành công bình quân là 70.003 đồng/cổ phần. Giá cổ phiếu Sabeco theo một số giao dịch thành công gần đây trên OTC ở khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 27/3/2008, Habeco tiến hành đấu giá 34.770.000 cổ phần tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC). Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua tại phiên đấu giá này là 4.377.900 cổ phần, chỉ bằng 12,6% so với lượng chào bán. Giá đấu thành công bình quân là 50.015 đồng/cổ phần. Giá chào bán cổ phiếu Habeco trên OTC gần đây ở khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với hai tổng công ty này để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, theo dõi sát thị trường để đề xuất thực hiện niêm yết vào thời điểm thích hợp.
Có thể thấy những lý do cơ bản mà Bộ Công thương đưa ra cũng có ở một doanh nghiệp lớn khác là Vietcombank.
Tại Vietcombank, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC) hiện đang chiếm tới 90,72%, cũng không đủ tỷ lệ tối thiểu 20% có quyền biểu quyết theo điều kiện niêm yết nói trên. Việc xác định giá khởi điểm nếu niêm yết thời điểm này của Vietcombank nhiều khả năng cũng phải chấp nhận thực tế của thị trường với mức sụt giảm lớn so với giá đấu thành công bình quân trước đó, thậm chí so với giá bán ưu đãi cho người lao động… Nhưng Vietcombank vẫn xin cơ chế riêng để khắc phục điều kiện trên, cũng như có thể chấp nhận thực tế giá để niêm yết trong năm nay.
Năm 2009, thị trường chờ đợi khả năng có loạt doanh nghiệp lớn tiến hành niêm yết như Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Tổng công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco)…
Hiện Vietcombank đã được chấp thuận niêm yết về nguyên tắc trên HOSE, Bảo Việt cũng đã có thông tin về dự định niêm yết trong năm nay, Vietinbank cũng có định hướng sớm niêm yết. Nhưng với Sabeco và Habeco, có vẻ không phải muốn là được.
Đầu tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi trực tiếp Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đề nghị chỉ đạo Sabeco và Habeco sớm thực hiện việc niêm yết.
Theo VAFI, việc niêm yết hai tổng công ty nói trên sẽ tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán, nhất là việc đưa các doanh nghiệp lớn kinh doanh hiệu quả lên sàn là chủ trương lớn của nhà nước. Mặt khác, việc xúc tiến nhanh việc niêm yết hai “đại gia” này là 1 giải pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cổ phần nhà nước, buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi và áp dụng phương thức quản trị tiên tiến; nhanh chóng áp dụng được cơ chế công khai minh bạch tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động một cách thường xuyên…
Tuy nhiên, theo giải thích từ Bộ Công thương, việc niêm yết Sabeco và Habeco hiện nay gặp nhiều trở ngại về điều kiện kỹ thuật và bất lợi của thực tế.
Cụ thể, Bộ Công thương giải thích, theo Khoản d, Điều 8 Nghị định 14/NĐ-CP ngày 19/1/2007 của Chính phủ về hướng dẫn một số điều của Luật chứng khoán, khi niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch phải có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. Do đó, để niêm yết hai doanh nghiệp này sẽ phải xây dựng phương án bán tiếp phần vốn nhà nước, do tỷ lệ vốn nhà nước tại Habeco hiện là 81,7%, tại Sabeco là 89,5% trên vốn điều lệ.
Với riêng Habeco, cổ đông chiến lược là Carlsberg hiện chiếm khoảng 16% vốn điều lệ; trường hợp niêm yết thì Carlsberg cũng không được bán cổ phần hiện nắm giữ vì chưa đủ thời gian theo quy định hiện hành.
Một trở ngại chung đáng chú ý mà Bộ Công thương đề cập đến là do thực tế suy giảm quá mạnh của thị trường chứng khoán nói chung và giá cổ phiếu của hai tổng công ty nói trên trong thời gian qua. Theo đó, việc niêm yết đồng nghĩa với sự cụ thể hóa giá và có thể gây thiệt hại đối với các cổ đông.
Bộ cho biết, theo thông tin từ hai doanh nghiệp này, việc mua bán cổ phiếu của họ hiện nay chủ yếu là giữa cán bộ nhân viên với khối lượng rất nhỏ và giá trị giao dịch thấp; giá cổ phiếu thậm chí còn thấp hơn cả giá bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp.
“Vì vậy, việc định giá sàn để niêm yết là rất khó để vừa thu hồi vốn Nhà nước một cách hợp lý, tránh gây thiệt hại cho Nhà nước, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực tới các cổ đông là người lao động của hai Tổng công ty nếu giá khởi điểm thấp hơn giá bán ưu đãi cho người lao động”, Bộ Công thương giải thích.
Với những lý do trên, trong tình hình thị trường chứng khoán sụt giảm với VN-Index bình quân chỉ bằng khoảng 30% so với đầu năm 2007, Bộ cho rằng việc niêm yết cổ phiếu Sabeco và Habeco vào thời điểm hiện tại sẽ khó thành công như mong muốn, không đáp ứng được quyền lợi của Nhà nước và các cổ đông, cũng như không thể có tác động tích cực đáng kể đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, ngày 28/1/2008, Sabeco tiến hành đấu giá 128.257.000 cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE). Kết quả có tổng khối lượng đăng ký mua là 78.373.000 cổ phần (chỉ bằng 61% so với lượng chào bán); giá đấu thành công bình quân là 70.003 đồng/cổ phần. Giá cổ phiếu Sabeco theo một số giao dịch thành công gần đây trên OTC ở khoảng 23.000 đồng/cổ phiếu.
Ngày 27/3/2008, Habeco tiến hành đấu giá 34.770.000 cổ phần tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC). Tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua tại phiên đấu giá này là 4.377.900 cổ phần, chỉ bằng 12,6% so với lượng chào bán. Giá đấu thành công bình quân là 50.015 đồng/cổ phần. Giá chào bán cổ phiếu Habeco trên OTC gần đây ở khoảng 25.000 đồng/cổ phiếu.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với hai tổng công ty này để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, theo dõi sát thị trường để đề xuất thực hiện niêm yết vào thời điểm thích hợp.
Có thể thấy những lý do cơ bản mà Bộ Công thương đưa ra cũng có ở một doanh nghiệp lớn khác là Vietcombank.
Tại Vietcombank, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước (thông qua Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC) hiện đang chiếm tới 90,72%, cũng không đủ tỷ lệ tối thiểu 20% có quyền biểu quyết theo điều kiện niêm yết nói trên. Việc xác định giá khởi điểm nếu niêm yết thời điểm này của Vietcombank nhiều khả năng cũng phải chấp nhận thực tế của thị trường với mức sụt giảm lớn so với giá đấu thành công bình quân trước đó, thậm chí so với giá bán ưu đãi cho người lao động… Nhưng Vietcombank vẫn xin cơ chế riêng để khắc phục điều kiện trên, cũng như có thể chấp nhận thực tế giá để niêm yết trong năm nay.