Sau lễ cá nhân tung gần 1.000 tỷ gom ròng, mua toàn cổ phiếu bán lẻ và chứng khoán
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 929.9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 753.1 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MWG, SSI, VPB, DIG, STB, HCM, TCB, VND, CTG, VCI...
Dòng tiền vẫn chưa có dấu hiệu quay trở lại dù nghỉ lễ kéo dài 5 ngày đã kết thúc. Chỉ số giằng co mạnh suốt từ đầu đến cuối phiên nhưng đến 30p cuối bất ngờ được kéo mạnh lên tăng 6,84 điểm đóng cửa ở mức giá cao nhất trong ngày 1.216 điểm. Độ rộng càng về cuối phiên càng đẹp với 268 mã tăng điểm trên 194 mã giảm.
Trong đó ghi nhận cú lội ngược dòng xuất sắc của nhóm bất động sản từ giảm mạnh trong suốt buổi sáng do kết quả kinh doanh gây thất vọng với hàng loạt doanh nghiệp báo lỗ kỷ lục trong quý 1 thì đến buổi chiều đã bật lên tăng 0,46%. Trong đó VHM bật tăng lại 0,86%; VRE tăng 1,34%, NLG cũng tăng 3,56%.
Mặc dù vậy, Công nghệ thông tin mới là nhóm tăng mạnh nhất 3,05% với FPT tăng 3,33%; CTR tăng 2,82%. Thủy sản tăng 1,66%; Ngân hàng cũng tăng 0,17%; Bán lẻ tăng 1,54% với MWG tăng 1,28%; PNJ và FRT tăng lần lượt 1,16% và 1,86%. Ghi dấu ấn mạnh hôm nay không thể không nhắc đến nhóm điện tăng 1,34% khi tiêu thụ điện kỷ lục những ngày nghỉ vừa qua, GEX tăng 2,7%; POW tăng 5,71%; NT2 tăng 4,67%...
Top các cổ phiếu kéo điểm cho thị trường hôm nay gồm có FPT kéo 1,27 điểm; VCB kéo 0,95 điểm; SAB kéo 0,69 điểm; POW và RÊ cũng kéo lần lượt 0,34 điểm và 0,26 điểm.
Dòng tiền chưa có dấu hiệu quay lại, thanh khoản ba sàn hôm nay khớp gần 16.000 tỷ đồng trong đó khối ngoại lại bán ròng mạnh 906.8 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 333.8 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bán lẻ, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, VNM, SAB, VHM, VIC, MSN, BIC, VGC, DCM, HPG.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, CTG, DIG, VRE, VPB, VCI, HDB, GMD, DGC.
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 929.9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 753.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Bán lẻ. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MWG, SSI, VPB, DIG, STB, HCM, TCB, VND, CTG, VCI.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Thực phẩm và đồ uống, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: VNM, REE, NLG, SAB, PVT, KDH, GEX, ACB, PNJ.
Tự doanh mua ròng 88.9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 35.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bất động sản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm VRE, GEX, NLG, HDB, ACB, GMD, KDH, DIG, PVT, E1VFVN30. Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm MWG, VPB, FPT, TCB, REE, HPG, VHM, HT1, MBB, LPB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 151.5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 383.6 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Bán lẻ Top bán ròng có MWG, STB, VND, HPG, TCB, CMG, GMD, MBB, KBC, FPT. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng có REE, CTG, NLG, PNJ, PVT, DCM, KDH, TCH, PVD, VJC.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 1.952,1 tỷ đồng, tăng +15,7% so với phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4/2024 và đóng góp 12,2% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay xuất hiện giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu BWE, trong đó Tổ chức nước ngoài bán thỏa thuận 12 triệu đơn vị (tương đương 469,8 tỷ đồng) cho Cá nhân và Tổ chức trong nước. Ngoài ra, tiếp tục có giao dịch thỏa thuận lớn giữa Tổ chức nước ngoài ở cổ phiếu FPT với hơn 3,4 triệu cổ phiếu (tương đương 450,6 tỷ đồng) được sang tay.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Bán lẻ, Xây dựng, Phần mềm, Nhựa, cao su & sợi, Sản xuất & phân phối điện, Hàng không và giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Thực phẩm, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Thiết bị và dịch vụ dầu khí.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng giá trị giao dịch tăng trở lại ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.