SCIC đề xuất giải pháp cấp bách “cứu” Jetstar Pacific
Giảm tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước, cho phép nhà đầu tư khác tham gia là một trong những giải pháp mà SCIC đề xuất
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho hãng hàng không Jetstar Pacific.
Jetstar Pacific hiện là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, đồng thời là hãng hàng không giá rẻ duy nhất, được đổi tên từ Pacific Airlines (từ ngày 23/5/2008). Các cổ đông của hãng này bao gồm SCIC (75,78% vốn), Qantas Airways (18%), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%).
Tuy nhiên, cơ cấu này trong tương lai có thể sẽ thay đổi, nếu đề xuất của SCIC được chấp thuận.
Sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước?
Nội dung chính của giải pháp mà cổ đông chi phối SCIC đề xuất là cơ cấu lại vốn và tài chính của Jestar Pacific.
Trong kiến nghị trước đó, SCIC đã báo cáo phương án tăng vốn điều lệ của Jestar Pacific, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Qantas (nhà đầu tư chiến lược nước ngoài) được nâng tỷ lệ nắm giữ lên 49% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, trong báo cáo lần này, SCIC xét thấy việc nâng tỷ lệ sở hữu nói trên tại thời điểm hiện nay là chưa phù hợp.
Trong kiến nghị mới, SCIC đưa ra đề xuất cơ cấu lại vốn đầu tư của Jestar Pacific theo hướng cho phép các nhà đầu tư trong nước khác có đủ năng lực tài chính và có khả năng hỗ trợ hoạt động của Jestar Pacific được tham gia đầu tư vào công ty này, thông qua hình thức phát hành tăng vốn cho nhà đầu tư trong nước, hoặc SCIC được thỏa thuận chuyển nhượng quyền mua cổ phần tăng vốn của mình cho nhà đầu tư trong nước khác.
Bên cạnh đó, SCIC đề xuất được giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại Jestar Pacific, không tiếp tục nắm giữ tỷ lệ chi phối như hiện nay, nhưng vẫn cùng với các cổ đông trong nước khác nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ chi phối.
Với nhà đầu tư nước ngoài, “siêu tổng công ty” đề nghị tiếp tục giữ tỷ lệ sở hữu như phương án đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó (tối đa 30%).
Jestar Pacific lỗ gần 55 triệu USD
Theo SCIC, đó là những giải pháp chính nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Jestar Pacific hiện nay, đặc biệt là trước tình hình lỗ trong năm 2008.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, hoạt động kinh doanh của công ty này đã thua lỗ 10,7 triệu USD. Đến hết tháng 10/2008, dự kiến số lỗ sẽ là 22 triệu USD, nâng tổng số lỗ lũy kế của Jestar Pacific đến thời điểm này gần 55 triệu USD.
Theo SCIC, nguyên nhân thua lỗ trước hết xuất phát từ yếu tố khách quan, như giá xăng dầu tăng cao, tỷ giá biến động mạnh (nguồn thu chính của Jestar Pacific chủ yếu là bằng VND, trong khi khoảng 80% các khoản chi phí phải thanh toán bằng USD), chí phí đầu vào tăng cao...; ngoài ra còn do cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi.
Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân chủ quan như công tác đánh giá, dự báo thị trường chưa chính xác, việc tổ chức điều hành chưa tốt, công tác chỉ đạo chưa kịp thời…
Trước những khó khăn trong hoạt động, ngay trong những tháng đầu năm, thông qua người đại diện vốn (4 người đại diện là thành viên Hội đồng Quản trị), SCIC đã chỉ đạo Jestar Pacific triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí, rà soát lại các tuyến bay để giảm tần suất hoặc hủy một số đường bay không hiệu quả (tạm ngừng đường bay Sài Gòn – Huế, giảm tần suất tuyến Sài Gòn – Vinh từ 7 xuống 4 chuyến/tuần; hủy kế hoạch mở đường bay mới Sài Gòn – Đà Lạt, Sài Gòn – Buôn Mê Thuột, Hà Nội – Huế, Hà Nội – Đà Lạt, Hà Nội – Buôn Mê Thuột).
Lãnh đạo SCIC cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Qantas (cổ đông nước ngoài hiện nắm 18% vốn điều lệ Jestar Pacific) và lãnh đạo Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (năm 6,1% vốn điều lệ) đề bàn về kế hoạch kinh doanh cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Tại cuộc họp liên quan, phía đối tác nước ngoài tiếp tục bày tỏ quan ngại về môi trường kinh doanh hiện nay. Và quan điểm của Qantas đưa ra là sẽ chỉ đầu tư thêm vào Jestar Pacific với điều kiện môi trường kinh doanh của công ty được cải thiện một cách đáng kể, để công ty này có thể cạnh tranh lành mạnh.
Thời gian gần đây, SCIC cho biết đã tiếp tục chỉ đạo các đại diện vốn tại Jestar Pacific thúc đẩy việc cắt giảm tối đa các khoản chi phí, rà soát, cơ cấu lại lực lượng lao động, tăng cường công tác quản trị…, phối hợp với Qantas xây dựng phương án kinh doanh khả thi.
Hiện tại, theo đánh giá của SCIC, tình hình tài chính của Jestar Pacific vẫn đang hết sức khó khăn, một số vướng mắc về môi trường kinh doanh vẫn chưa được cải thiện.
SCIC cũng dự báo, nếu không có giải pháp phù hợp về tài chính và những hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách của Chính phủ, các bộ ngành chức năng thì hết năm 2008, Jestar Pacific sẽ không còn vốn để hoạt động và sẽ quay trở lại với tình hình như trước thời điểm tái cơ cấu.
Jetstar Pacific hiện là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, đồng thời là hãng hàng không giá rẻ duy nhất, được đổi tên từ Pacific Airlines (từ ngày 23/5/2008). Các cổ đông của hãng này bao gồm SCIC (75,78% vốn), Qantas Airways (18%), Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - Saigon Tourist (6,18%) và ông Lương Hoài Nam - Tổng giám đốc (0,04%).
Tuy nhiên, cơ cấu này trong tương lai có thể sẽ thay đổi, nếu đề xuất của SCIC được chấp thuận.
Sẽ giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước?
Nội dung chính của giải pháp mà cổ đông chi phối SCIC đề xuất là cơ cấu lại vốn và tài chính của Jestar Pacific.
Trong kiến nghị trước đó, SCIC đã báo cáo phương án tăng vốn điều lệ của Jestar Pacific, trong đó kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Qantas (nhà đầu tư chiến lược nước ngoài) được nâng tỷ lệ nắm giữ lên 49% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, trong báo cáo lần này, SCIC xét thấy việc nâng tỷ lệ sở hữu nói trên tại thời điểm hiện nay là chưa phù hợp.
Trong kiến nghị mới, SCIC đưa ra đề xuất cơ cấu lại vốn đầu tư của Jestar Pacific theo hướng cho phép các nhà đầu tư trong nước khác có đủ năng lực tài chính và có khả năng hỗ trợ hoạt động của Jestar Pacific được tham gia đầu tư vào công ty này, thông qua hình thức phát hành tăng vốn cho nhà đầu tư trong nước, hoặc SCIC được thỏa thuận chuyển nhượng quyền mua cổ phần tăng vốn của mình cho nhà đầu tư trong nước khác.
Bên cạnh đó, SCIC đề xuất được giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại Jestar Pacific, không tiếp tục nắm giữ tỷ lệ chi phối như hiện nay, nhưng vẫn cùng với các cổ đông trong nước khác nắm giữ tỷ lệ vốn điều lệ chi phối.
Với nhà đầu tư nước ngoài, “siêu tổng công ty” đề nghị tiếp tục giữ tỷ lệ sở hữu như phương án đã được Thủ tướng phê duyệt trước đó (tối đa 30%).
Jestar Pacific lỗ gần 55 triệu USD
Theo SCIC, đó là những giải pháp chính nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Jestar Pacific hiện nay, đặc biệt là trước tình hình lỗ trong năm 2008.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, hoạt động kinh doanh của công ty này đã thua lỗ 10,7 triệu USD. Đến hết tháng 10/2008, dự kiến số lỗ sẽ là 22 triệu USD, nâng tổng số lỗ lũy kế của Jestar Pacific đến thời điểm này gần 55 triệu USD.
Theo SCIC, nguyên nhân thua lỗ trước hết xuất phát từ yếu tố khách quan, như giá xăng dầu tăng cao, tỷ giá biến động mạnh (nguồn thu chính của Jestar Pacific chủ yếu là bằng VND, trong khi khoảng 80% các khoản chi phí phải thanh toán bằng USD), chí phí đầu vào tăng cao...; ngoài ra còn do cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi.
Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân chủ quan như công tác đánh giá, dự báo thị trường chưa chính xác, việc tổ chức điều hành chưa tốt, công tác chỉ đạo chưa kịp thời…
Trước những khó khăn trong hoạt động, ngay trong những tháng đầu năm, thông qua người đại diện vốn (4 người đại diện là thành viên Hội đồng Quản trị), SCIC đã chỉ đạo Jestar Pacific triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí, rà soát lại các tuyến bay để giảm tần suất hoặc hủy một số đường bay không hiệu quả (tạm ngừng đường bay Sài Gòn – Huế, giảm tần suất tuyến Sài Gòn – Vinh từ 7 xuống 4 chuyến/tuần; hủy kế hoạch mở đường bay mới Sài Gòn – Đà Lạt, Sài Gòn – Buôn Mê Thuột, Hà Nội – Huế, Hà Nội – Đà Lạt, Hà Nội – Buôn Mê Thuột).
Lãnh đạo SCIC cũng đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Qantas (cổ đông nước ngoài hiện nắm 18% vốn điều lệ Jestar Pacific) và lãnh đạo Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (năm 6,1% vốn điều lệ) đề bàn về kế hoạch kinh doanh cũng như các giải pháp tháo gỡ khó khăn.
Tại cuộc họp liên quan, phía đối tác nước ngoài tiếp tục bày tỏ quan ngại về môi trường kinh doanh hiện nay. Và quan điểm của Qantas đưa ra là sẽ chỉ đầu tư thêm vào Jestar Pacific với điều kiện môi trường kinh doanh của công ty được cải thiện một cách đáng kể, để công ty này có thể cạnh tranh lành mạnh.
Thời gian gần đây, SCIC cho biết đã tiếp tục chỉ đạo các đại diện vốn tại Jestar Pacific thúc đẩy việc cắt giảm tối đa các khoản chi phí, rà soát, cơ cấu lại lực lượng lao động, tăng cường công tác quản trị…, phối hợp với Qantas xây dựng phương án kinh doanh khả thi.
Hiện tại, theo đánh giá của SCIC, tình hình tài chính của Jestar Pacific vẫn đang hết sức khó khăn, một số vướng mắc về môi trường kinh doanh vẫn chưa được cải thiện.
SCIC cũng dự báo, nếu không có giải pháp phù hợp về tài chính và những hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách của Chính phủ, các bộ ngành chức năng thì hết năm 2008, Jestar Pacific sẽ không còn vốn để hoạt động và sẽ quay trở lại với tình hình như trước thời điểm tái cơ cấu.