Sếp Vietjet có thể thành nữ tỷ phú Việt Nam đầu tiên
Theo ước tính của Bloomberg, vụ IPO của Vietjet sẽ đưa giá trị tài sản ròng của bà Thảo vượt mức 1 tỷ USD
Hãng tin Bloomberg cho biết, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet Air có thể trở thành nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam nhờ vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đang được lên kế hoạch của hãng này.
Theo ước tính của Bloomberg, vụ IPO sẽ đưa giá trị tài sản ròng của bà Thảo vượt mức 1 tỷ USD. Với khối tài sản như vậy, bà Thảo còn trở thành nữ tỷ phú tự lập nghiệp đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
Phần lớn tài sản của nữ doanh nhân này nằm trong cổ phần của bà tại Vietjet và dự án bất động sản 65 ha Dragon City ở Tp.HCM.
“Tôi chưa bao giờ ngồi tính toán tài sản của mình”, bà Thảo, 45 tuổi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để đẩy mạnh sự tăng trưởng của công ty, làm thế nào để tăng lương cho nhân viên, làm thế nào để đưa Vietjet chiếm thị phần lớn hơn, và đưa công ty trở thành số 1”.
Bà Thảo dự kiến sẽ tiến hành vụ IPO của Vietjet sớm nhất là trong vòng 3 tháng tới. Trong vụ phát hành này, Vietjet có thể bán ra 30% cổ phần.
Theo một số nguồn tin thân cận, bà Thảo nắm cổ phần lớn tại Vietjet, tại Sovico Holdings - công ty nắm đa số cổ phần của Dragon City, cũng như nắm cổ phần chính tại ba khu nghỉ dưỡng (resort) hàng đầu ở Việt Nam là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang, và An Lâm Ninh Vân Bay Villas..
Nguồn tin cũng nói rằng bà Thảo và công ty cổ phần của bà nắm giữ cổ phần 20% trong ngân hàng HDBank. Ngân hàng này có tổng tài sản khoảng 4,6 tỷ USD vào năm ngoái, 225 chi nhánh và khoảng 10.000 nhân viên.
Bà Thảo bắt đầu kinh doanh vào khoảng năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ hai ngành tài chính và kinh tế ở Moscow.
Lúc đầu, có ít vốn, bà nhận các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, rồi bán ở Nga trong những năm trước khi Liên Xô tan rã.
Trong vòng 3 năm kinh doanh đầu tiên, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD. Sau đó, bà chuyển sang buôn thép, máy móc, phân bón và các mặt hàng khác.
Khi trở về Việt Nam, bà tham gia sáng lập hai ngân hàng là Techcombank và VIB. Tiếp đó, bà xin giấy phép mở hãng hàng không tư nhân đầu tiên Vietjet Air.
Thành lập năm 2007, hãng bay này thường được biết đến với đội ngũ tiếp viên trẻ, hấp dẫn. Đặc biệt, trong một số chuyến bay đầu tiên đến các sân bay ven biển, tiếp viên Vietjet đã mặc bikini. Bà Thảo nói, trang phục bikini của tiếp viên Vietjet là một hình ảnh mang sức mạnh khi mà văn hóa Việt Nam còn mang nặng tính truyền thống, bảo thủ.
“Bạn có quyền mặc bất kỳ thứ gì bạn thích, cho dù là bikini hay áo dài truyền thống”, bà Thảo nói. “Chúng tôi không ngại việc mọi người đánh đồng Vietjet với hình ảnh bikini. Nếu đều đó làm mọi người vui thì chúng tôi cũng vui”.
Theo ước tính của Bloomberg, vụ IPO sẽ đưa giá trị tài sản ròng của bà Thảo vượt mức 1 tỷ USD. Với khối tài sản như vậy, bà Thảo còn trở thành nữ tỷ phú tự lập nghiệp đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
Phần lớn tài sản của nữ doanh nhân này nằm trong cổ phần của bà tại Vietjet và dự án bất động sản 65 ha Dragon City ở Tp.HCM.
“Tôi chưa bao giờ ngồi tính toán tài sản của mình”, bà Thảo, 45 tuổi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để đẩy mạnh sự tăng trưởng của công ty, làm thế nào để tăng lương cho nhân viên, làm thế nào để đưa Vietjet chiếm thị phần lớn hơn, và đưa công ty trở thành số 1”.
Bà Thảo dự kiến sẽ tiến hành vụ IPO của Vietjet sớm nhất là trong vòng 3 tháng tới. Trong vụ phát hành này, Vietjet có thể bán ra 30% cổ phần.
Theo một số nguồn tin thân cận, bà Thảo nắm cổ phần lớn tại Vietjet, tại Sovico Holdings - công ty nắm đa số cổ phần của Dragon City, cũng như nắm cổ phần chính tại ba khu nghỉ dưỡng (resort) hàng đầu ở Việt Nam là Furama Resort Đà Nẵng, Evason Ana Mandara Nha Trang, và An Lâm Ninh Vân Bay Villas..
Nguồn tin cũng nói rằng bà Thảo và công ty cổ phần của bà nắm giữ cổ phần 20% trong ngân hàng HDBank. Ngân hàng này có tổng tài sản khoảng 4,6 tỷ USD vào năm ngoái, 225 chi nhánh và khoảng 10.000 nhân viên.
Bà Thảo bắt đầu kinh doanh vào khoảng năm 1988, khi còn là sinh viên đại học năm thứ hai ngành tài chính và kinh tế ở Moscow.
Lúc đầu, có ít vốn, bà nhận các mặt hàng quần áo, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng từ nhà cung cấp ở Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc, rồi bán ở Nga trong những năm trước khi Liên Xô tan rã.
Trong vòng 3 năm kinh doanh đầu tiên, bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD. Sau đó, bà chuyển sang buôn thép, máy móc, phân bón và các mặt hàng khác.
Khi trở về Việt Nam, bà tham gia sáng lập hai ngân hàng là Techcombank và VIB. Tiếp đó, bà xin giấy phép mở hãng hàng không tư nhân đầu tiên Vietjet Air.
Thành lập năm 2007, hãng bay này thường được biết đến với đội ngũ tiếp viên trẻ, hấp dẫn. Đặc biệt, trong một số chuyến bay đầu tiên đến các sân bay ven biển, tiếp viên Vietjet đã mặc bikini. Bà Thảo nói, trang phục bikini của tiếp viên Vietjet là một hình ảnh mang sức mạnh khi mà văn hóa Việt Nam còn mang nặng tính truyền thống, bảo thủ.
“Bạn có quyền mặc bất kỳ thứ gì bạn thích, cho dù là bikini hay áo dài truyền thống”, bà Thảo nói. “Chúng tôi không ngại việc mọi người đánh đồng Vietjet với hình ảnh bikini. Nếu đều đó làm mọi người vui thì chúng tôi cũng vui”.