Siết chặt đầu tư “tay trái”
Hoạt động đầu tư “tay trái” của các công ty Nhà nước từ nay sẽ bị siết chặt hơn với những quy định mới
Hoạt động đầu tư “tay trái” của các công ty Nhà nước từ nay sẽ bị siết chặt hơn với những quy định mới.
Tờ trình chính thức về nghị định sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác vừa được Bộ Tài chính gửi lên Chính phủ.
Nhiều tồn tại…
Một loạt tồn tại trong quản lý tài chính, hoạt động đầu tư ra bên ngoài của công ty Nhà nước được Bộ Tài chính đề cập khá chi tiết trong tờ trình nói trên.
Trước hết, trong hoạt động huy động vốn, theo Bộ Tài chính, do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã huy động vốn quá lớn, dư nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dễ dẫn rủi ro thanh toán cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo của 70 tập đoàn, tổng công ty cho thấy có tới 30 trường hợp có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều đơn vị vượt trên 20 lần.
Một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước huy động vốn từ các công ty tài chính, ngân hàng có vốn góp của mình và được hưởng nhiều ưu đãi, như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo, thủ tục vay vốn đơn giản…, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để khắc phục bất cập này, tờ trình nói trên đưa ra đề xuất quy chế tài chính cần sửa đổi, bổ sung nâng cao trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và của công ty Nhà nước trong việc huy động vốn, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước (thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính)…
Thứ hai, Bộ Tài chính cho biết thời gian qua, nhiều công ty Nhà nước đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều doanh nghiệp khác, phân tán vào những lĩnh vực, ngành nghề không thuộc hoạt động chính; trong đó, một số tập đoàn, tổng công ty đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Báo cáo của 70 tập đoàn, tổng công ty cũng cho thấy có 28 trường hợp hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng, bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra bên ngoài.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, đó là những lĩnh vực đầu tư nhạy cảm, dễ dẫn đến rủi ro, nhất là với các công ty Nhà nước chưa có kinh nghiệm.
Khuyến nghị đặt ra là quy chế quản lý mới cần có mức khống chế đối với hoạt động đầu tư tài chính của công ty Nhà nước để hạn chế rủi ro và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Một tồn tại khác mà Bộ Tài chính nhấn mạnh là hiện nay việc sử dụng thương hiệu, tài sản trí tuệ để góp vốn vào doanh nghiệp khác diễn ra khá phổ biến. Đây là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, vì vậy Bộ cho rằng cần bổ sung quy định rõ về vấn đề này.
Ngoài ra, những tồn tại khác cũng được Bộ Tài chính đặt ra trước yêu cầu phải sửa đổi và quy định chặt chẽ hơn, như việc sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước còn lại tại công ty cổ phần, việc phân phối lợi nhuận, phục lợi…
Khoanh vùng, định mức đầu tư ra bên ngoài
Theo quy định hiện hành, hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không bị hạn chế phạm vi ngành nghề, lĩnh vực và quy mô. Nhưng theo Bộ Tài chính, thực tế đang có tình trạng công ty Nhà nước đầu tư một lượng vốn không nhỏ ra bên ngoài, vào cả những lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính.
Để hướng các công ty Nhà nước tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch và có hiệu quả, yêu cầu đặt ra là cần có một tỷ lệ không chế nhất định.
Cụ thể, tờ trình đưa ra dự thảo nghị định quy định “các công ty Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có ngành nghề kinh doanh chính (hoặc chủ yếu). Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty Nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ”.
Và để đảm bảo thống nhất với Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, dự thảo nghị định còn bổ sung quy định “vốn đầu tư của công ty Nhà nước tại ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của các tổ chức này”.
Ngoài ra, các công ty Nhà nước không được góp vốn hoặc mua cổ phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
Các công ty Nhà nước hiện có giá trị đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác vượt quá mức quy định trên hoặc vào quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, theo nội dung tờ trình, trong thời gian 2 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực phải thực hiện điều chỉnh lại mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn.
Tờ trình chính thức về nghị định sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác vừa được Bộ Tài chính gửi lên Chính phủ.
Nhiều tồn tại…
Một loạt tồn tại trong quản lý tài chính, hoạt động đầu tư ra bên ngoài của công ty Nhà nước được Bộ Tài chính đề cập khá chi tiết trong tờ trình nói trên.
Trước hết, trong hoạt động huy động vốn, theo Bộ Tài chính, do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ nên nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã huy động vốn quá lớn, dư nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dễ dẫn rủi ro thanh toán cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Báo cáo của 70 tập đoàn, tổng công ty cho thấy có tới 30 trường hợp có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm chí nhiều đơn vị vượt trên 20 lần.
Một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước huy động vốn từ các công ty tài chính, ngân hàng có vốn góp của mình và được hưởng nhiều ưu đãi, như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo, thủ tục vay vốn đơn giản…, nên tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để khắc phục bất cập này, tờ trình nói trên đưa ra đề xuất quy chế tài chính cần sửa đổi, bổ sung nâng cao trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu và của công ty Nhà nước trong việc huy động vốn, tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước (thông qua cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Tài chính)…
Thứ hai, Bộ Tài chính cho biết thời gian qua, nhiều công ty Nhà nước đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều doanh nghiệp khác, phân tán vào những lĩnh vực, ngành nghề không thuộc hoạt động chính; trong đó, một số tập đoàn, tổng công ty đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Báo cáo của 70 tập đoàn, tổng công ty cũng cho thấy có 28 trường hợp hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý quỹ, ngân hàng, bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra bên ngoài.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, đó là những lĩnh vực đầu tư nhạy cảm, dễ dẫn đến rủi ro, nhất là với các công ty Nhà nước chưa có kinh nghiệm.
Khuyến nghị đặt ra là quy chế quản lý mới cần có mức khống chế đối với hoạt động đầu tư tài chính của công ty Nhà nước để hạn chế rủi ro và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Một tồn tại khác mà Bộ Tài chính nhấn mạnh là hiện nay việc sử dụng thương hiệu, tài sản trí tuệ để góp vốn vào doanh nghiệp khác diễn ra khá phổ biến. Đây là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, vì vậy Bộ cho rằng cần bổ sung quy định rõ về vấn đề này.
Ngoài ra, những tồn tại khác cũng được Bộ Tài chính đặt ra trước yêu cầu phải sửa đổi và quy định chặt chẽ hơn, như việc sử dụng tiền bán phần vốn Nhà nước còn lại tại công ty cổ phần, việc phân phối lợi nhuận, phục lợi…
Khoanh vùng, định mức đầu tư ra bên ngoài
Theo quy định hiện hành, hoạt động đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không bị hạn chế phạm vi ngành nghề, lĩnh vực và quy mô. Nhưng theo Bộ Tài chính, thực tế đang có tình trạng công ty Nhà nước đầu tư một lượng vốn không nhỏ ra bên ngoài, vào cả những lĩnh vực không thuộc ngành nghề kinh doanh chính.
Để hướng các công ty Nhà nước tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch và có hiệu quả, yêu cầu đặt ra là cần có một tỷ lệ không chế nhất định.
Cụ thể, tờ trình đưa ra dự thảo nghị định quy định “các công ty Nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có ngành nghề kinh doanh chính (hoặc chủ yếu). Tổng mức đầu tư ra ngoài công ty Nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dài hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ”.
Và để đảm bảo thống nhất với Luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, dự thảo nghị định còn bổ sung quy định “vốn đầu tư của công ty Nhà nước tại ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ của các tổ chức này”.
Ngoài ra, các công ty Nhà nước không được góp vốn hoặc mua cổ phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
Các công ty Nhà nước hiện có giá trị đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác vượt quá mức quy định trên hoặc vào quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, theo nội dung tờ trình, trong thời gian 2 năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực phải thực hiện điều chỉnh lại mức đầu tư trên nguyên tắc bảo toàn vốn.