“Siết” thuê bao trả trước, thông tin chính xác đến đâu?
Các nhà mạng rà soát lại việc đăng ký hộ thông tin của thuê bao trả trước, nhằm đảm bảo tính chính xác và quyền lợi khách hàng
Các nhà mạng rà soát lại việc đăng ký hộ thông tin của các thuê bao trả trước, nhằm đảm bảo tính chính xác và quyền lợi khách hàng.
Sau 31/12/2009, các cá nhân đăng ký quá 3 sim di động/1 mạng sẽ bị cắt dịch vụ kể từ sim thứ 4. Đây là một động thái mạnh của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm chấn chỉnh việc quản lý thuê bao trả trước. Tiếp theo động thái này, độ chính xác của thông tin đăng ký thuê bao trả trước sẽ chính xác đến đâu?
Theo nguồn tin từ 3 mạng di động lớn (MobiFone, VinaPhone và Viettel), trước khi có quy định về việc 1 cá nhân không được sở hữu quá 3 sim di động, khá nhiều đại lý thực hiện việc đăng ký thông tin “hộ” cho khách hàng.
Đây là nguyên nhân dẫn tới các “đại thuê bao” (một cá nhân đứng tên sở hữu nhiều thuê bao trả trước trên cùng một mạng dù thực chất không phải là người sử dụng các thuê bao đó). “Đại thuê bao” là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc không chính xác trong đăng ký thông tin của chủ thuê bao di động trả trước.
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quy định về quản lý đối với thuê bao trả trước cũng sẽ dẫn tới việc các đại lý không thể lấy một chứng minh thư nhân dân bất kỳ để đăng ký thông tin cho hàng loạt thuê bao như trước đây. Cũng vì thế, tính chính xác trong việc đăng ký cũng sẽ được cải thiện hơn trước.
Tuy nhiên, ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị của MobiFone, lại nhận định: “Vấn đề không chỉ nằm ở các đại lý mà còn phụ thuộc vào chính các khách hàng sử dụng dịch vụ trả trước”.
Theo ông Hưng, sim di động của mình sở hữu và sử dụng lại đứng tên một người khác là việc để tài sản của mình cho người khác đứng tên sở hữu. Điều này rất bất lợi cho người chủ thực sự khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến sim số đẹp.
Đại diện MobiFone nhận xét: “Dù không có quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 3 sim/1 mạng, MobiFone vẫn tiếp tục tiến hành rà soát lại việc đăng ký thông tin đối với thuê bao trả trước. Điều này là vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các khách hàng. Có được thông tin chính xác, chúng tôi có thể chăm sóc khách hàng của mình tốt hơn”.
Nguồn tin từ VinaPhone và Viettel cũng cho biết, các mạng di động này cũng đã khởi động chương trình đăng ký lại thông tin đối với các “đại thuê bao”.
Một lãnh đạo của VinaPhone cho biết: “Thực tế thì các đại lý là người đã đăng ký thông tin cho hàng loạt sim trả trước nhưng nếu bị cắt dịch vụ sau ngày 31/12/2009 thì khách hàng sử dụng mới là người phải chịu thiệt hại. Chính vì thế, VinaPhone cũng như các mạng đều phải rất tích cực trong việc khuyến khích các khách hàng trả trước đi đăng ký lại thông tin cho chính xác để bảo bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.
Một lãnh đạo của Viettel Telecom thì nhận xét: “Thời hạn 31/12/2009 không còn xa nếu so sánh với số lượng thuê bao trả trước cần đăng ký lại thông tin lên đến hàng chục triệu. Vì thế, khách hàng cần lưu ý đi đăng ký lại để tránh việc bị phiền phức sau này”.
Về vấn đề các đại lý có thể tìm ra cách “lách” mới khi đăng ký thông tin, ông Đinh Việt Hưng phía MobiFone cho biết: “Nếu phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm và sẽ phạt hoặc cắt hợp động với các đại lý tái phạm”.
Tuy nhiên, ông Hưng cũng nói thêm: “Việc chấn chỉnh đăng ký thông tin cũng khó có thể chính xác 100% ngay, mà cần phải có thời gian để chuẩn hóa dần. Trước mắt, rất nhiều khách hàng đi đăng ký lại thông tin để bảo vệ quyền lợi của mình sẽ làm cho cơ sở dữ liệu về thuê bao trả trước chính xác hơn. Đây cũng là một bước tiến trong quản lý thông tin đối với thuê bao trả trước nói chung”.
Sau 31/12/2009, các cá nhân đăng ký quá 3 sim di động/1 mạng sẽ bị cắt dịch vụ kể từ sim thứ 4. Đây là một động thái mạnh của Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm chấn chỉnh việc quản lý thuê bao trả trước. Tiếp theo động thái này, độ chính xác của thông tin đăng ký thuê bao trả trước sẽ chính xác đến đâu?
Theo nguồn tin từ 3 mạng di động lớn (MobiFone, VinaPhone và Viettel), trước khi có quy định về việc 1 cá nhân không được sở hữu quá 3 sim di động, khá nhiều đại lý thực hiện việc đăng ký thông tin “hộ” cho khách hàng.
Đây là nguyên nhân dẫn tới các “đại thuê bao” (một cá nhân đứng tên sở hữu nhiều thuê bao trả trước trên cùng một mạng dù thực chất không phải là người sử dụng các thuê bao đó). “Đại thuê bao” là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc không chính xác trong đăng ký thông tin của chủ thuê bao di động trả trước.
Việc Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quy định về quản lý đối với thuê bao trả trước cũng sẽ dẫn tới việc các đại lý không thể lấy một chứng minh thư nhân dân bất kỳ để đăng ký thông tin cho hàng loạt thuê bao như trước đây. Cũng vì thế, tính chính xác trong việc đăng ký cũng sẽ được cải thiện hơn trước.
Tuy nhiên, ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị của MobiFone, lại nhận định: “Vấn đề không chỉ nằm ở các đại lý mà còn phụ thuộc vào chính các khách hàng sử dụng dịch vụ trả trước”.
Theo ông Hưng, sim di động của mình sở hữu và sử dụng lại đứng tên một người khác là việc để tài sản của mình cho người khác đứng tên sở hữu. Điều này rất bất lợi cho người chủ thực sự khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến sim số đẹp.
Đại diện MobiFone nhận xét: “Dù không có quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 3 sim/1 mạng, MobiFone vẫn tiếp tục tiến hành rà soát lại việc đăng ký thông tin đối với thuê bao trả trước. Điều này là vì quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các khách hàng. Có được thông tin chính xác, chúng tôi có thể chăm sóc khách hàng của mình tốt hơn”.
Nguồn tin từ VinaPhone và Viettel cũng cho biết, các mạng di động này cũng đã khởi động chương trình đăng ký lại thông tin đối với các “đại thuê bao”.
Một lãnh đạo của VinaPhone cho biết: “Thực tế thì các đại lý là người đã đăng ký thông tin cho hàng loạt sim trả trước nhưng nếu bị cắt dịch vụ sau ngày 31/12/2009 thì khách hàng sử dụng mới là người phải chịu thiệt hại. Chính vì thế, VinaPhone cũng như các mạng đều phải rất tích cực trong việc khuyến khích các khách hàng trả trước đi đăng ký lại thông tin cho chính xác để bảo bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng”.
Một lãnh đạo của Viettel Telecom thì nhận xét: “Thời hạn 31/12/2009 không còn xa nếu so sánh với số lượng thuê bao trả trước cần đăng ký lại thông tin lên đến hàng chục triệu. Vì thế, khách hàng cần lưu ý đi đăng ký lại để tránh việc bị phiền phức sau này”.
Về vấn đề các đại lý có thể tìm ra cách “lách” mới khi đăng ký thông tin, ông Đinh Việt Hưng phía MobiFone cho biết: “Nếu phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm và sẽ phạt hoặc cắt hợp động với các đại lý tái phạm”.
Tuy nhiên, ông Hưng cũng nói thêm: “Việc chấn chỉnh đăng ký thông tin cũng khó có thể chính xác 100% ngay, mà cần phải có thời gian để chuẩn hóa dần. Trước mắt, rất nhiều khách hàng đi đăng ký lại thông tin để bảo vệ quyền lợi của mình sẽ làm cho cơ sở dữ liệu về thuê bao trả trước chính xác hơn. Đây cũng là một bước tiến trong quản lý thông tin đối với thuê bao trả trước nói chung”.