Susanne Klatten: “Bông hồng thép” thừa kế BMW và cuộc sống của giới siêu giàu chưa kể
Với khối tài sản tính đến ngày 13/3/2023 theo Forbes vào khoảng 26,9 tỷ USD, bà Susanne Klatten sinh ngày 28/4/1962, hiện đang là tỷ phú giàu thứ 51 trên thế giới. Bà Susanne Klatten sở hữu khoảng 19% cổ phần của hãng xe BMW đình đám. Ngoài là người thừa kế tập đoàn xe sang hàng đầu thế giới, bà còn là một nhà kinh tế có bằng MBA, Klatten đã giúp biến Altana AG của ông nội mình thành một tập đoàn dược phẩm/hóa chất đặc biệt tầm cỡ thế giới. Klatten cũng là chủ sở hữu duy nhất và là phó chủ tịch của Altana, công ty có doanh thu hàng năm hơn 2,5 tỷ USD. Ngoài ra, “bông hồng thép” này còn nắm giữ cổ phần trong Entrust, công ty chuyên về nhận dạng kỹ thuật số và bảo mật dữ liệu, và nhà sản xuất carbon - than chì SGL Group.
Xuất thân danh giá
Cha của Susanne Klatten là nhà công nghiệp huyền thoại Herbert Quandt, người đã biến BMW trở thành gã khổng lồ xe sang như ngày nay. Khi qua đời vào năm 1982, ông để lại cho Susanne, em trai của bà là Stefan và người vợ thứ ba Johanna Quandt tài sản BMW cùng nhiều tài sản khác.
Ngoài cổ phần của BMW thời điểm đó, Susanne còn có cổ phần kiểm soát tại Altana, một trong những công ty dược phẩm và hóa chất thành công nhất châu Âu. Herbert Quandt cũng để lại những khoản tiền lớn cho các con từ hai cuộc hôn nhân đầu tiên của mình.
Mẹ của Klatten, Johanna, là thư ký lâu năm của Herbert Quandt, đồng thời là người vợ thứ ba và cũng là người vợ cuối cùng của ông.
Sau khi học xong trung học, Susanne Klatten học kinh doanh và kinh tế ở Frankfurt và sau đó lấy bằng MBA tại trường kinh doanh IMD ở Lausanne, Thụy Sĩ. Nhưng phần lớn những gì bà học được là thông qua quá trình đào tạo tại chỗ có được trong một loạt các kỳ thực tập bên trong đế chế của chính gia đình mình.
Điều đặc biệt là Susanne Klatten thực tập tại nhà máy BMW ở Regensburg dưới cái tên khác để không ai biết về gia thế của mình. Susanne Klatten đã thực tập dưới cái tên Susanne Kant. Ở đó, Susanne Klatten gặp kỹ sư Jan Klatten, người không biết gì về xuất thân thực sự của bà và sau đó cũng là chồng của bà.
"Tôi muốn tìm hiểu xem anh ấy có thực sự yêu tôi không", Susanne Klatten nói. Cặp đôi kết hôn vào năm 1990.
Cực giàu có và kín tiếng
Khi xuất hiện trước công chúng, những người quan sát thường nhận xét rằng Klatten, một phụ nữ xinh đẹp với mái tóc ngắn và nụ cười rộng, ăn mặc theo phong cách thanh lịch nhưng kín đáo. Công chúng biết rất ít về cuộc sống cá nhân của Klatten, ngoại trừ việc bà có chồng và ba đứa con sống ở Munich. Klatten chỉ trả lời một cuộc phỏng vấn duy nhất trong sự nghiệp của mình, với người viết tiểu sử Quandt, Rüdiger Jungbluth. Theo tờ Bild, bà nói với Jungbluth rằng cuộc sống của bà là "nhiều mặt".
Từ năm 1989 đến năm 1990, Klatten làm trợ lý ban quản lý tại Hubert Burda Media. Sau khi học thêm ở Boston, bà bắt đầu đảm nhận các vị trí trong hội đồng quản trị của nhiều công ty. Năm 1993, Klatten, tham gia hội đồng quản trị của Altana và được ghi nhận là người đã giúp biến công ty thành một tập đoàn tầm cỡ thế giới, với doanh thu 4 tỷ USD vào năm 2004.
Tham gia hội đồng quản trị BMW
Trong Thế chiến II, vận may của BMW bùng nổ phần lớn nhờ lao động cưỡng bức, các tù nhân thường bị bắt làm việc trong những điều kiện khốn khổ. Để bù đắp cho một quá khức nhiều vấn đề, các quỹ của Quandt đã khắc phục bằng cách trao tiền cho các tổ chức từ thiện dành cho những người từng là lao động cưỡng bức và gia đình của họ.
Susanne và em trai Stefan đặt mục tiêu của họ là đảm bảo sự độc lập của BMW trong dài hạn. Cách đây rất lâu, cha của họ đã cứu công ty khỏi phá sản và những người thừa kế rõ ràng cảm thấy có nghĩa vụ để bảo toàn thành quả của cha mình. Thực tế là BMW đã phát triển vượt bậc dưới sự lãnh đạo của gia đình Quandt.
Theo tạp chí Stern, Klatten từng nói: “Chúng tôi không giữ cổ phần của mình vì cái tôi của mình. Chúng tôi giữ mọi thứ yên bình, và mọi người thích điều đó”.
Nữ tỷ phú thừa kế BMW mắc “lưới tình”
Trong cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Susanne Klatten, ký ức mà “bông hồng thép” này có lẽ muốn quên nhất chính là vụ việc bị lừa cả tình và tiền bởi một kẻ có biệt danh “trai gọi Thụy Sĩ" Helg Sgarbi. Sunsanne Klatten là một nhà kinh tế dày dặn kinh nghiệm trên thương trường nhưng bà lại ngây thơ trong tình trường.
Chính vì sự ngây thơ đó mà một người đã có chồng và 3 mặt con đã bị gã đàn ông điển trai tên là Helg Sgarbi tống tiền bằng một chiêu lừa hết sức cổ điển. Sgarbi là một tên lừa đảo có tri thức. Hắn tốt nghiệp ngành luật, nói được 6 thứ tiếng và từng làm nhân viên ngân hàng Credit Suisse cho tới những năm 1990.
Theo lời khai của Helg Sgarbi, tháng 9/2007, trong một lần hẹn hò với Klatten tại khách sạn, gã lừa đảo đã bịa chuyện và mượn Klatten 7 triệu USD để bồi thường nếu không sẽ bị bọn mafia sẽ trả thù.
Thấy lừa nữ tỷ phú quá dễ dàng, Helg Sgarbi tiếp tục thực hiện phi vụ tiếp theo với “cấp độ” cao hơn khi thuyết phục Klatten bỏ chồng và gửi 290 triệu euro vào một tài khoản với những lời mật ngọt rằng dùng tiền để… vun đắp tương lai.
Tuy nhiên, Klatten dù có rất ngây thơ nhưng cũng đã tỉnh ngộ ra và đòi chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên Sgarbi lúc này đã trở mặt, lộ rõ bản chất, hắn đe dọa Klatten phải nộp 49 triệu USD nếu không sẽ gửi băng hình ghi cảnh giường chiếu đi khắp nơi, gửi cho cả báo chí và ông chồng Jan Klatten. Lo sợ trước sự thật bị phơi bày, số tiền “thoả thuận” đã xuống còn 14 triệu USD.
Biết không thể yên ổn với kẻ tống tiền, nữ tỉ phú Klatten quyết định nén nỗi xấu hổ đi báo cảnh sát, trước thời hạn nộp tiền cuối cùng mà Sgarbi đặt ra.
Sau những lùm xùm mệt mỏi, vụ việc đã khép lại 9/3/2029 khi thủ phạm với biệt danh "trai gọi Thụy Sĩ" bị kết án 6 năm tù giam.
Người giàu chưa chắc đã sung sướng
Đó là vấn đề thực sự với cặp chị em thừa kế đế chế BMW. Họ nói rằng cuộc sống của họ không sung sướng như nhiều người nghĩ.
“Nhiều người tin rằng chúng tôi đang ngồi trên một chiếc du thuyền ở Địa Trung Hải”, Klatten nói với Manager Magazin trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với em trai. “Vai trò là người bảo vệ của cải cũng có những khía cạnh cá nhân không mấy tốt đẹp".
Stefan Quandt nói: “Đối với cả hai chúng tôi, tiền chắc chắn không phải là động lực thúc đẩy chúng tôi. Trên tất cả, đó là trách nhiệm đảm bảo việc làm ở Đức”.
Hai người thừa kế BMW cho biết họ cảm thấy thoải mái với vai trò của mình, nhưng ban đầu gặp khó khăn khi đảm nhận các vị trí cấp cao khi còn quá trẻ. Quandt, 30 tuổi khi lần đầu tiên ngồi vào hội đồng quản trị, cho biết ông có thể muốn làm việc vài năm với tư cách là giám đốc sản phẩm “đơn giản” ở đâu đó hoặc học kiến trúc.
Klatten thì lại thành người nổi tiếng vào năm 1978 khi cảnh sát phá vỡ âm mưu bắt cóc bà và mẹ là Johanna. Bà nói rằng việc phân phối lại của cải không hiệu quả và một xã hội công bằng cho phép mọi người theo đuổi các cơ hội tùy theo khả năng của họ.
“Cơ hội chúng tôi bắt nguồn từ vai trò là người thừa kế và phát triển điều đó”, cô nói. “Chúng tôi làm việc chăm chỉ mỗi ngày”.