Tái cơ cấu nền kinh tế đang mắc ở đâu?

Nguyễn Lê
Chia sẻ

Các giải pháp thực hiện vẫn mang tính hành chính và ở khung cơ chế, chưa có những thay đổi mang tính đột phá

Dù đến tháng 8/2013, Thủ tướng đã phê duyệt 100/101 đề án sắp xếp, đổi 
mới doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015, song
 việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được Ủy ban 
Kinh tế đánh giá là chưa có tính chiến lược, còn rời rạc.
Dù đến tháng 8/2013, Thủ tướng đã phê duyệt 100/101 đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015, song việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được Ủy ban Kinh tế đánh giá là chưa có tính chiến lược, còn rời rạc.
Tương đối chậm so với yêu cầu, các giải pháp thực hiện vẫn mang tính hành chính và ở khung cơ chế, chưa có những thay đổi mang tính đột phá là đánh giá chung của Ủy ban Kinh tế về kết quả ban đầu tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế.

Vậy công việc đã được đồng thuận cao về chủ trương này đang có những “mắc mớ” gì?

Báo cáo một số ý kiến về việc triển khai thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế của Ủy ban Kinh tế vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội đã giải đáp phần nào câu hỏi này.

Vẫn chưa có đề án tái cơ cấu đầu tư công

Với tái cơ cấu đầu tư công, báo cáo cho biết, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã giảm tương đối nhanh, từ mức 54,3% thời kỳ 1999-2000, xuống 51,8% thời kỳ 2001-2005, xuống 38,7% thời kỳ 2006-2010, còn 37,4% thời kỳ 2011-2012 và ở mức 37,1% trong 9 tháng 2013.

Cân đối vốn đầu tư đã được thực hiện theo kế hoạch trung hạn bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thế nhưng, báo cáo cũng chỉ ra rằng, đến nay Chính phủ chưa phê duyệt đề án toàn diện tái cơ cấu đầu tư công. Tái cơ cấu đầu tư công chỉ thực hiện theo Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, là giải pháp mang tính chất tình huống và ngắn hạn.

Đáng chú ý là các dự án luật được cho là rất cần để hoàn thiện thể chế nhất là Luật Đầu tư công, Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn đang trong quá trình xây dựng.

Rời rạc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Dù đến tháng 8/2013, Thủ tướng đã phê duyệt 100/101 đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2015, song việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được Ủy ban Kinh tế đánh giá là chưa có tính chiến lược, còn rời rạc.

Chủ yếu là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước, chưa tạo ra động lực và áp lực để buộc các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo đánh giá tại báo cáo là diễn ra chậm, cả năm 2013 mới tiến hành được 25 doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi những ngành nghề không phải là ngành nghề chính còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán không thuận lợi, có một số cổ phiếu niêm yết thấp hơn mệnh giá hoặc giá hiện tại thấp hơn thời điểm doanh nghiệp mua cổ phần nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn do các doanh nghiệp phải đảm bảo quy định về bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư.

Bên cạnh đó, vướng mắc từ một số quy định pháp luật hiện hành khiến các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa thể thoái vốn khỏi những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả, hoặc ngành nghề không phù hợp với định hướng phát triển.

Việc chậm tiến hành tái cơ cấu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, tập trung vào ngành nghề sản xuất - kinh doanh chính đã làm kéo dài thời gian phục hồi của nền kinh tế, chậm thúc đẩy thị trường vốn phát triển, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, báo cáo nhấn mạnh.

Tái cơ cấu ngân hàng chưa đạt yêu cầu

Với 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém đã được phê duyệt, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại có vẻ đỡ mắc hơn hai lĩnh vực nói trên.

Việc Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) bắt đầu đi vào hoạt động cũng được ghi nhận.

Tuy nhiên, báo cáo nêu rõ, kết quả tái cơ cấu các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém vẫn chưa đáp ứng theo mục tiêu của Đề án tái cơ cấu là tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính, củng cố năng lực hoạt động của các ngân hàng thương mại, nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường hóa hoạt động ngân hàng.

Việc xử lý nợ xấu mới ở giai đoạn đầu, mặc dù tốc độ tăng nợ xấu có dấu hiệu giảm, tuy nhiên chưa mang tính bền vững và những giải pháp vẫn chưa cho thấy góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  

Ủy ban cũng dẫn con số cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước, sau khi giảm từ mức 4,67% vào tháng 4 xuống mức 4,46% vào tháng 6, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối tháng 7/2013 đã tăng nhẹ trở lại và ở mức 4,58% tương ứng với quy mô 138,98 nghìn tỷ đồng.
 
Như vậy, nợ xấu vẫn chưa thể giảm bền vững sau khi cho tín hiệu giảm nhẹ trong tháng 5 và tháng 6. So với đầu năm, nợ xấu đã tăng đáng kể, từ 4,3% lên 4,58%, báo cáo nêu rõ.

Một trong những nguyên nhân đang làm khó việc tái cơ cấu ngân hàng là vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa được hạn chế và kiểm soát hiệu quả, ảnh hưởng đến sự lành mạnh trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, các chi phí khác liên quan đến việc thực hiện những giải pháp tái cơ cấu của chính các ngân hàng như chi phí đánh giá chất lượng tài sản; sắp xếp lại; nâng cao năng lực quản trị, hoạt động của các ngân hàng; chi phí thoái vốn, rút khỏi lĩnh vực đầu tư phi tài chính… cũng chưa được đề cập đến.

Trong các đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế thời gian tới, Ủy ban Kinh tế cho rằng tái cơ cấu đầu tư công cần bảo đảm mức tổng đầu tư toàn xã hội trong 2 năm 2014-2015 duy trì khoảng 32% GDP và phấn đấu đưa hệ số ICOR hiện nay ở mức 5,5 xuống mức 5,2 sẽ tạo tăng trưởng khoảng 6,1%/năm là phù hợp.

Ủy ban cũng đề nghị bố trí đủ vốn, giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công để thanh toán nợ xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm về trả nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương và có cơ chế xử lý nhanh tình trạng này.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, theo Ủy ban, cần ưu tiên các biện pháp tài chính và cổ phần hóa.

Tập trung rà soát, đánh giá tình trạng sở hữu chéo và công khai, minh bạch hoạt động doanh nghiệp, cá nhân là cổ đông lớn, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó của tổ chức tín dụng là lưu ý được nêu với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con