"Tân binh" ngân hàng trên sàn chứng khoán có được thị trường ưu ái?

Nguyên Minh
Chia sẻ

Đến nay, đã có 3 ngân hàng mới lên UPCoM và 2 ngân hàng đã chuyển sàn thành công từ UPCoM lên niêm yết trên HoSE

ACB là ngân hàng chuẩn bị hủy niêm yết trên HNX để chuyển sang HoSE.
ACB là ngân hàng chuẩn bị hủy niêm yết trên HNX để chuyển sang HoSE.

Nửa cuối năm 2020 là thời điểm chứng kiến sự xuất hiện dồn dập của các ngân hàng trên sàn chứng khoán. Đến nay, đã có 3 ngân hàng mới lên UPCoM và 2 ngân hàng đã chuyển sàn thành công từ UPCoM lên niêm yết trên HoSE.

Chưa dừng lại ở đó, loạt ngân hàng như ACB, SHB, OCB, SeABank, MSB cũng đang rục rịch lên sàn, chuyển sàn. Dù đáp ứng yêu cầu lên sàn theo quy định, việc đăng ký giao dịch/niêm yết vào thời điểm này liệu có thuận lợi với cổ phiếu ngân hàng?

Nhìn lại những cổ phiếu ngân hàng mới trên sàn, điều đáng chú ý là thị giá các cổ phiếu này dường như đang quy về một mức. 

Ba mã chứng khoán mới xuất hiện và đăng ký giao dịch trên UPCoM trong năm vừa qua bao gồm BVB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt), SGB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương) và NAB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á) đều có thị giá giảm so với thời điểm mới chào sàn dù thời điểm niêm yết của những cổ phiếu này đang trong giai đoạn thăng hoa của một số mã chứng khoán ngân hàng khác. 

"Tân binh" ngân hàng trên sàn chứng khoán có được thị trường ưu ái?  - Ảnh 1.

Ngân hàng Bản Việt là ngân hàng đầu tiên đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán trong năm nay. Ngày 09/07/2020, cổ phiếu BVB lên UPCoM với giá tham chiếu 10.700 đồng/cổ phiếu và có lúc được giao dịch lên mức kịch trần 14.900 đồng/cổ phiếu ngay trong phiên. Cổ phiếu này nhanh chóng tăng 30% chỉ trong vòng 3 phiên, đạt mức 18.200 đồng/cổ phiếu trong phiên ngày 13/7. Tuy vậy, đây cũng là mức đỉnh của BVB mà sau hơn 4 tháng vẫn chưa thể vượt qua. Đáng nói, trong nhiều phiên, cổ phiếu này còn rơi xuống dưới mệnh giá. Chốt phiên ngày 30/11, BVB đóng cửa ở mức 12.400 đồng/cổ phiếu, giảm 11% so với mức chốt phiên đầu tiên và giảm 32% so với mức đỉnh đạt được. 

Cổ phiếu SGB tiếp nối lên UPCoM và nhanh chóng rớt giá từ những phiên đầu tiên. Giao dịch phiên đầu tiên trên UPCoM vào ngày 15/10 với giá tham chiếu 25.800 đồng/cổ phiếu nhưng SGB nhanh chóng "quét sàn", giảm một mạch xuống 15.500 đồng trong phiên đầu, tương đương giảm 39,9%. Số phiên cổ phiếu này hồi phục chỉ đếm trên đầu ngón tay trong hơn 1 tháng vừa qua, chủ yếu là giảm và đứng giá. Chốt phiên cuối tháng 11, SGB đóng cửa ở 12.900 đồng/cổ phiếu, giảm 16% so với mức chốt phiên đầu tiên và giảm 50% so với giá tham chiếu. 

NAB cũng đang được giao dịch ở ngưỡng 13.900 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á tuy có mức giảm nhẹ hơn nhưng cũng đã mất 13% giá trị so với phiên đầu tiên lên sàn (9/10). Đó cũng là phiên duy nhất NAB có mức tăng mạnh mẽ trên 18,5%. 

Như vậy, dù lên sàn vào thời điểm khác nhau và có mức giá tham chiếu được định giá khác nhau, nhưng hiện tại, cổ phiếu của 3 ngân hàng trên đều đang loanh quanh ngưỡng 12-13.000 đồng/cổ phiếu. 

Ở nhóm ngân hàng mới chuyển diện giao dịch trên UPCoM lên niêm yết trên HoSE điểm tên VIB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam) và LPB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt). 

Đối với VIB, sau khi chính thức giao dịch trên HoSE ngày 10/11 với giá 32.300 đồng/cổ phiếu, ngân hàng này đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng. Sau pha loãng, cổ phiếu được điều chỉnh giảm nhẹ, phiên cuối tháng 11 đóng cửa ở mức 27.600 đồng/cổ phiếu. 

LPB cũng chính thức giao dịch trên HoSE từ ngày 9/11 với mức giá giá 11.800 đồng/cổ phiếu. Sau khi tăng nhẹ phiên đầu tiên, cổ phiếu này rớt giá 3 phiên liên tiếp. Chốt phiên 31/11, LPB đóng cửa ở mức 12.450 đồng/cổ phiếu, tăng nhẹ so với phiên đầu tiên. 

Ngày 2/12 tới, cổ phiếu ACB sẽ chính thức hủy niêm yết trên HNX để lên HoSE. SHB cũng đang rục rịch kế hoạch tương tự này. Trong khi đó, OCB, MSB và SeABank quyết định niêm yết thẳng trên HoSE thay vì giao dịch trước trên UPCoM, tại các nhà băng này, việc mua bán cổ phiếu của cổ đông nội bộ khá sôi động trong thời gian qua.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con