Tăng chất và lượng rau, hoa, quả xuất khẩu
Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam còn chưa xứng với tiềm năng. Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì?
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Trần Đức Minh, Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về tình hình xuất khẩu rau hoa quả trong thời gian qua?
Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều nỗ lực lớn nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng rau, hoa và quả nên kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của chúng ta có chiều hướng tăng, nhưng mức tăng trưởng chậm và không ổn định, kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ bé.
Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả đạt 213 triệu USD, thì tới năm 2003, con số này lại giảm xuống còn 151 triệu USD, năm 2004 là 179 triệu USD và đến năm 2005 lại tăng lên 250 triệu USD, ước tính năm 2006 đạt khoảng 280 triệu USD.
Rau, hoa, quả xuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô và một lượng nhỏ là xuất tươi hoặc cấp đông. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.
Thưa Thứ trưởng, tuy nước ta đã có những thế mạnh nhất định nhưng tại sao xuất khẩu rau, hoa, quả lại rơi vào tình trạng nhỏ lẻ, không ổn định như vậy?
Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của chúng ta trong những năm vừa qua không ổn định là do chúng ta chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên, hàng hoá có chất lượng thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm...
Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa, quả ra nước ngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường và giá cả, phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuất nhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu còn rất yếu kém.
Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩu rau, hoa, quả cũng mới chỉ chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch hoặc thu mua cung ứng cho bạn hàng nước ngoài theo từng lô hàng.
Tại Việt Nam mới chỉ có 1 doanh nghiệp của Hà Lan đầu tư có đầy đủ khả năng tổ chức từ sản xuất đến xuất khẩu hoa tươi và một vài doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau và quả nhưng cũng chỉ xuất khẩu được một số mặt hàng đơn giản, giá trị kinh tế thấp.
Có thể khẳng định vấn đề tổ chức sản xuất và tổ chức xuất khẩu chính là nguyên nhân bao trùm dẫn đến những yếu kém, tồn tại trong phát triển xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể đối với phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 là gì, thưa ông?
Xuất phát từ thực tế trên và căn cứ vào Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010, trong đó giao trách nhiệm cho các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng dự thảo “Chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi” để trình Chính phủ.
Mục tiêu trong Đề án phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả giai đoạn 2006 – 2010 là tăng kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả lên 600 – 700 triệu USD vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 23 – 25%/ năm và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2015.
Về thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới sẽ hướng tới các thị trường khác như Hoa Kỳ, các nước EU, Liên bang Nga... để đa dạng hoá, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu.
Thưa ông, trước những khó khăn và thách thức của thực trạng xuất khẩu rau, hoa, quả hiện nay, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu trên?
Theo tôi, có 3 đặc trưng lớn nhất trong nhóm giải pháp cho phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả tươi trong giai đoạn đến 2010.
Thứ nhất, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải cùng phối hợp gắn sản xuất với thị trường. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chịu trách nhiệm trong các khâu sản xuất, còn khi đã cho ra sản phẩm thì Bộ Thương mại phải có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Bộ Thương mại phải chỉ ra ai là người mua và mua như thế nào.
Thứ hai, cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tổ chức sản xuất và xuất khẩu, tạo cơ chế hợp tác tốt giữa các địa phương, các đơn vị sản xuất và kinh doanh, phối hợp hài hoà, linh hoạt giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn cung ứng ổn định, dần từng bước nâng cao năng lực xuất khẩu.
Thứ ba, muốn phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu.
Tất nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý đến một số giải pháp khác nữa, chẳng hạn như hỗ trợ vận hành các trung tâm giao dịch rau, hoa, quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chấn chỉnh lại hệ thống các trung tâm kiểm tra chất lượng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; thành lập và liên kết các hiệp hội, thống kê và thông tin thị trường; phát triển các hiệp hội ngành hàng.
Sau đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với ông Trần Đức Minh, Thứ trưởng Bộ Thương mại.
Thứ trưởng nhận định như thế nào về tình hình xuất khẩu rau hoa quả trong thời gian qua?
Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều nỗ lực lớn nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng rau, hoa và quả nên kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của chúng ta có chiều hướng tăng, nhưng mức tăng trưởng chậm và không ổn định, kim ngạch xuất khẩu còn rất nhỏ bé.
Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả đạt 213 triệu USD, thì tới năm 2003, con số này lại giảm xuống còn 151 triệu USD, năm 2004 là 179 triệu USD và đến năm 2005 lại tăng lên 250 triệu USD, ước tính năm 2006 đạt khoảng 280 triệu USD.
Rau, hoa, quả xuất khẩu chủ yếu là đóng hộp, sấy khô và một lượng nhỏ là xuất tươi hoặc cấp đông. Thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Singapore.
Thưa Thứ trưởng, tuy nước ta đã có những thế mạnh nhất định nhưng tại sao xuất khẩu rau, hoa, quả lại rơi vào tình trạng nhỏ lẻ, không ổn định như vậy?
Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của chúng ta trong những năm vừa qua không ổn định là do chúng ta chưa có được nguồn hàng cung cấp thường xuyên, chủ yếu theo mùa vụ tự nhiên, hàng hoá có chất lượng thấp và không đồng đều, nhiều lô hàng chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm...
Hơn nữa, trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu rau, hoa, quả ra nước ngoài của rất nhiều doanh nghiệp còn thấp, thiếu thông tin thị trường và giá cả, phương thức thanh toán không phù hợp với thông lệ quốc tế trong xuất nhập khẩu loại hàng này và nhất là phương pháp tổ chức từ sản xuất đến tiêu thụ và xuất khẩu còn rất yếu kém.
Bởi vậy, hầu hết những đơn vị xuất khẩu rau, hoa, quả cũng mới chỉ chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch hoặc thu mua cung ứng cho bạn hàng nước ngoài theo từng lô hàng.
Tại Việt Nam mới chỉ có 1 doanh nghiệp của Hà Lan đầu tư có đầy đủ khả năng tổ chức từ sản xuất đến xuất khẩu hoa tươi và một vài doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu rau và quả nhưng cũng chỉ xuất khẩu được một số mặt hàng đơn giản, giá trị kinh tế thấp.
Có thể khẳng định vấn đề tổ chức sản xuất và tổ chức xuất khẩu chính là nguyên nhân bao trùm dẫn đến những yếu kém, tồn tại trong phát triển xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể đối với phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả tươi của Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2010 là gì, thưa ông?
Xuất phát từ thực tế trên và căn cứ vào Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010, trong đó giao trách nhiệm cho các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng dự thảo “Chương trình quốc gia về phát triển sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả tươi” để trình Chính phủ.
Mục tiêu trong Đề án phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả giai đoạn 2006 – 2010 là tăng kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả lên 600 – 700 triệu USD vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2006 – 2010 là 23 – 25%/ năm và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2015.
Về thị trường xuất khẩu, ngoài thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong thời gian tới sẽ hướng tới các thị trường khác như Hoa Kỳ, các nước EU, Liên bang Nga... để đa dạng hoá, tránh lệ thuộc trong xuất khẩu.
Thưa ông, trước những khó khăn và thách thức của thực trạng xuất khẩu rau, hoa, quả hiện nay, làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu trên?
Theo tôi, có 3 đặc trưng lớn nhất trong nhóm giải pháp cho phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả tươi trong giai đoạn đến 2010.
Thứ nhất, Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải cùng phối hợp gắn sản xuất với thị trường. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chịu trách nhiệm trong các khâu sản xuất, còn khi đã cho ra sản phẩm thì Bộ Thương mại phải có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Bộ Thương mại phải chỉ ra ai là người mua và mua như thế nào.
Thứ hai, cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề tổ chức sản xuất và xuất khẩu, tạo cơ chế hợp tác tốt giữa các địa phương, các đơn vị sản xuất và kinh doanh, phối hợp hài hoà, linh hoạt giữa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tạo nguồn cung ứng ổn định, dần từng bước nâng cao năng lực xuất khẩu.
Thứ ba, muốn phát triển xuất khẩu rau, hoa, quả phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm xuất khẩu.
Tất nhiên, bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý đến một số giải pháp khác nữa, chẳng hạn như hỗ trợ vận hành các trung tâm giao dịch rau, hoa, quả, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; chấn chỉnh lại hệ thống các trung tâm kiểm tra chất lượng, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại; thành lập và liên kết các hiệp hội, thống kê và thông tin thị trường; phát triển các hiệp hội ngành hàng.