Tham nhũng nếu “lập công lớn” có thể miễn án tử
Dự thảo luật mới nhất đã nâng độ tuổi không áp dụng hình phạt tử hình từ 70 tuổi lên 75 tuổi
Đã qua nhiều phiên thảo luận, song dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) mới nhất vẫn còn khá nhiều nội dung còn ý kiến rất khác nhau, tại phiên họp sáng 14/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Dự thảo luật mới nhất đã nâng độ tuổi không áp dụng hình phạt tử hình từ 70 tuổi lên 75 tuổi.
“75 tuổi trở lên nếu phạm tội nghiêm trọng thì xử tù chung thân, không giảm án, đằng nào chả chết, bắn làm gì cho tốn đạn?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý.
Bỏ tử hình tội danh nào?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, nhiều ý kiến đề nghị quy định không thi hành án tử hình đối với người phạm tội vì mục đích kinh tế nếu sau khi bị kết án đã khắc phục hậu quả, vì quy định này dễ dẫn tới hiểu là dùng tiền để thoát án tử hình.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, quy định loại tội phạm “có mục đích kinh tế” là không rõ, cần phải quy định cụ thể hơn và người phạm tội này phải hội đủ nhiều yếu tố mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình.
Vơi lập luận này, Ủy ban Tư pháp đề nghị chỉnh lý theo hướng không thi hành án tử hình với “người bị kết án tử hình về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Vẫn liên quan đến việc áp dụng hình phạt tử hình, dự thảo luật đã tách riêng hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thành tội danh riêng (điều 251), và bỏ hình phạt tử hình ở tội này.
Theo Ủy ban Tư pháp thì để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, chưa nên bỏ hình phạt tử hình ở tội vận chuyển trái phép chất ma túy .
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng nên bỏ tử hình ở tội này, vì vận chuyển ma túy đa số rơi vào đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đồng ý nên bỏ tử hình với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Còn nếu để hình phạt tử hình ở tội này thì phái cá thể ra là khối lượng ma túy được vận chuyển trái phép lớn đến mức nào và chỉ áp dụng đối với các đối tượng chuyên vận chuyển xuyên quốc gia.
Không thể bỏ tội cố ý làm trái
Bỏ hay không bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cũng là vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp là cần thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng các tội phạm cụ thể đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế, xét cần thiết phải xử lý về hình sự để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm sự minh bạch và an toàn của môi trường sản xuất, kinh doanh.
Nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng tán thành với việc bỏ tội danh này.
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 14/9, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trần Công Phàn cho biết thực tế đã xử khá nhiều vụ về tội cố ý làm trái và được nhân dân đồng tình, và rất khó có thể bỏ tội này vì chưa cụ thể ở các tội danh khác được.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh quan điểm đã được nêu nhiều lần là tội cố ý làm trái cần được thay bằng các điều luật cụ thể chứ không nên giữ lại điều luật chung chung như hiện nay.
Bên cạnh quan điểm về tội danh cố ý làm trái, Phó viện trưởng Trần Công Phàn cũng nêu một vướng mắc rất lớn là Bộ luật Hình sự hiện hành có 246 điều quy định về định tính, định lượng như phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng... nhưng mới chỉ có 60 điều có hướng dẫn.
Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Sơn đề nghị nên xác định luôn các mức độ lớn, rất lớn, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Vì các nội dung này là dấu hiệu để định khung hình phạt, nếu không xác định được thì không định được hình phạt, và các văn bản dưới luật đều không được quyền xác định các mức độ này.
Hai lần phát biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đều đề nghị không thể để các cơ quan tố tụng hướng dẫn về các mức độ phạm tội mà phải tổng kết việc áp dụng thời gian qua để đưa vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Dự thảo luật mới nhất đã nâng độ tuổi không áp dụng hình phạt tử hình từ 70 tuổi lên 75 tuổi.
“75 tuổi trở lên nếu phạm tội nghiêm trọng thì xử tù chung thân, không giảm án, đằng nào chả chết, bắn làm gì cho tốn đạn?”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng góp ý.
Bỏ tử hình tội danh nào?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, nhiều ý kiến đề nghị quy định không thi hành án tử hình đối với người phạm tội vì mục đích kinh tế nếu sau khi bị kết án đã khắc phục hậu quả, vì quy định này dễ dẫn tới hiểu là dùng tiền để thoát án tử hình.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, quy định loại tội phạm “có mục đích kinh tế” là không rõ, cần phải quy định cụ thể hơn và người phạm tội này phải hội đủ nhiều yếu tố mới có thể được xem xét không thi hành án tử hình.
Vơi lập luận này, Ủy ban Tư pháp đề nghị chỉnh lý theo hướng không thi hành án tử hình với “người bị kết án tử hình về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản hoặc tội nhận hối lộ đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.
Vẫn liên quan đến việc áp dụng hình phạt tử hình, dự thảo luật đã tách riêng hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy thành tội danh riêng (điều 251), và bỏ hình phạt tử hình ở tội này.
Theo Ủy ban Tư pháp thì để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, chưa nên bỏ hình phạt tử hình ở tội vận chuyển trái phép chất ma túy .
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng nên bỏ tử hình ở tội này, vì vận chuyển ma túy đa số rơi vào đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đồng ý nên bỏ tử hình với tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Còn nếu để hình phạt tử hình ở tội này thì phái cá thể ra là khối lượng ma túy được vận chuyển trái phép lớn đến mức nào và chỉ áp dụng đối với các đối tượng chuyên vận chuyển xuyên quốc gia.
Không thể bỏ tội cố ý làm trái
Bỏ hay không bỏ tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cũng là vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp là cần thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng các tội phạm cụ thể đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế, xét cần thiết phải xử lý về hình sự để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bảo đảm sự minh bạch và an toàn của môi trường sản xuất, kinh doanh.
Nhiều vị đại biểu Quốc hội cũng tán thành với việc bỏ tội danh này.
Phát biểu tại phiên thảo luận sáng 14/9, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Trần Công Phàn cho biết thực tế đã xử khá nhiều vụ về tội cố ý làm trái và được nhân dân đồng tình, và rất khó có thể bỏ tội này vì chưa cụ thể ở các tội danh khác được.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh quan điểm đã được nêu nhiều lần là tội cố ý làm trái cần được thay bằng các điều luật cụ thể chứ không nên giữ lại điều luật chung chung như hiện nay.
Bên cạnh quan điểm về tội danh cố ý làm trái, Phó viện trưởng Trần Công Phàn cũng nêu một vướng mắc rất lớn là Bộ luật Hình sự hiện hành có 246 điều quy định về định tính, định lượng như phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng... nhưng mới chỉ có 60 điều có hướng dẫn.
Phó chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Sơn đề nghị nên xác định luôn các mức độ lớn, rất lớn, nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng...vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Vì các nội dung này là dấu hiệu để định khung hình phạt, nếu không xác định được thì không định được hình phạt, và các văn bản dưới luật đều không được quyền xác định các mức độ này.
Hai lần phát biểu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý đều đề nghị không thể để các cơ quan tố tụng hướng dẫn về các mức độ phạm tội mà phải tổng kết việc áp dụng thời gian qua để đưa vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi).