Thăm Trung Quốc, Duterte tuyên bố “tạm biệt” Mỹ
“Tôi sẽ không cần Mỹ [viện trợ] nữa”, Duterte nói. “Chúng ta sẽ bị họ sỉ nhục”
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thể hiện rõ hơn bao giờ hết sự xoay trục chính sách đối ngoại về phía Trung Quốc khi tuyên bố rằng “đã đến lúc nói lời tạm biệt” Mỹ.
Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố trên được ông Duterte đưa ra trong một bài phát biểu trước cộng đồng người Philippines tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Trung Quốc.
“Chính sách đối ngoại [của Philippines] giờ đây hướng về phía” Trung Quốc - ông Duterte nói vào tối ngày thứ Tư, trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày thứ Năm. “Không còn sự can thiệp của Mỹ nữa. Không còn tập trận với Mỹ nữa”, nhà lãnh đạo Philippines nói với đám đông đang reo hò.
Kể từ khi lên cầm quyền tại Philippines vào tháng 6, vị Tổng thống 71 tuổi nổi tiếng với nhiều phát ngôn gây tranh cãi đã liên tục đặt ra những câu hỏi xung quanh mối quan hệ liên minh giữa Manila với Washington. Cùng với đó, ông Duterte cũng ca ngợi những lợi ích kinh tế từ một mối quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc.
Chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 4 ngày lần này của ông Duterte là một cơ hội để Philippines cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc sau mấy năm quan hệ song phương xấu đi vì tranh chấp trên biển Đông.
Phát biểu ngày 19/10, ông Duterte nói ông sẽ hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về viện trợ và cấp vốn vay xây dựng cơ sở hạ tầng cho Philippines. Theo dự kiến, sẽ có 25 thỏa thuận được hai bên ký kết trong chuyến thăm này, bao gồm thỏa thuận trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, và một hạn ngạch tín dụng 3 tỷ USD từ ngân hàng Bank of China.
“Tôi sẽ không xin, nhưng nếu họ đề xuất và nếu họ hỏi tôi có cần viện trợ không, thì tôi sẽ nói dĩ nhiên là có bởi vì chúng tôi rất nghèo”, Tổng thống Philippines nói. “Các bạn cần đường sắt chứ? Vâng, chúng tôi cần. Và nếu có thể, hãy cho chúng tôi vay vốn với điều kiện ưu đãi, chẳng hạn thời hạn thanh toán là 20 năm”.
“Tôi sẽ không cần Mỹ [viện trợ] nữa”, Duterte nói. “Chúng ta sẽ bị họ sỉ nhục”.
Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Philippines kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1946, và giữa hai nước có các hiệp ước quân sự chính thức. Các quan chức Chính phủ Philippines thời gian qua đã nhiều lần cố gắng “chữa cháy” những phát biểu mang tính xúc phạm của Duterte nhằm vào Mỹ, chẳng hạn ông nói Tổng thống Barack Obama nên “xuống địa ngục”. Giới chức Philippines cũng nhấn mạnh rằng một chính sách đối ngoại độc lập hơn không có nghĩa là cắt đứt quan hệ với Mỹ.
Ông Duterte ngày 19/10 nói với các phóng viên rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông sẽ không dẫn tới một liên minh quân sự với Bắc Kinh hay một thỏa thuận hợp tác thăm dò năng lượng chung ở khu vực tranh chấp. Ông cho biết sẽ “đề cập qua” với ông Tập Cận Bình việc ngư dân Philippines mong muốn trở lại đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp mà Trung Quốc giành quyền kiểm soát từ năm 2012.
Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về chính sách của Duterte. Đại sứ Mỹ tại Manila, ông Philip Goldberg, ngày 19/10 nói rằng những nỗ lực của Philippines nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc “không nên là một trò chơi có tổng bằng 0”.
Không chỉ phê phán Mỹ, Duterte còn kịch liệt chỉ trích Liên hiệp quốc và Liên minh châu Âu (EU) vì những tổ chức này đã lên án chiến dịch chống ma túy đẫm máu của Philippines và cho rằng chiến dịch có thể vi phạm nhân quyền. Theo số liệu từ cảnh sát Philippines, hơn 3.000 nghi phạm ma túy đã thiệt mạng kể từ khi chiến dịch này được Duterte khởi xướng.
Ngược lại, nhà lãnh đạo nói Trung Quốc “rất tử tế” khi cung cấp vốn để giúp Philippines xây dựng một trung tâm cai nghiện.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 19/10 nói rằng Bắc Kinh “đánh giá cao những nỗ lực của Tổng thống Duterte trong việc trấn áp tội phạm ma túy và cải thiện an sinh xã hội bằng sự quan tâm đến những lợi ích nền tảng và sự thịnh vượng của đất nước và nhân dân”.
Bà Hoa cũng ca ngợi những nỗ lực của ông Duterte nhằm tìm kiếm một sự “hạ cánh mềm” cho những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
“Trung Quốc và Philippines đang quay trở lại đúng hướng để giải quyết tốt vấn đề biển Đông thông qua đối thoại và tham vấn song phương”, bà Hoa nói. “Láng giềng hữu nghị nên sống hòa thuận với nhau theo cách như vậy”.
Theo hãng tin Bloomberg, tuyên bố trên được ông Duterte đưa ra trong một bài phát biểu trước cộng đồng người Philippines tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Trung Quốc.
“Chính sách đối ngoại [của Philippines] giờ đây hướng về phía” Trung Quốc - ông Duterte nói vào tối ngày thứ Tư, trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày thứ Năm. “Không còn sự can thiệp của Mỹ nữa. Không còn tập trận với Mỹ nữa”, nhà lãnh đạo Philippines nói với đám đông đang reo hò.
Kể từ khi lên cầm quyền tại Philippines vào tháng 6, vị Tổng thống 71 tuổi nổi tiếng với nhiều phát ngôn gây tranh cãi đã liên tục đặt ra những câu hỏi xung quanh mối quan hệ liên minh giữa Manila với Washington. Cùng với đó, ông Duterte cũng ca ngợi những lợi ích kinh tế từ một mối quan hệ khăng khít hơn với Trung Quốc.
Chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài 4 ngày lần này của ông Duterte là một cơ hội để Philippines cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc sau mấy năm quan hệ song phương xấu đi vì tranh chấp trên biển Đông.
Phát biểu ngày 19/10, ông Duterte nói ông sẽ hoan nghênh đề xuất của Trung Quốc về viện trợ và cấp vốn vay xây dựng cơ sở hạ tầng cho Philippines. Theo dự kiến, sẽ có 25 thỏa thuận được hai bên ký kết trong chuyến thăm này, bao gồm thỏa thuận trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, và một hạn ngạch tín dụng 3 tỷ USD từ ngân hàng Bank of China.
“Tôi sẽ không xin, nhưng nếu họ đề xuất và nếu họ hỏi tôi có cần viện trợ không, thì tôi sẽ nói dĩ nhiên là có bởi vì chúng tôi rất nghèo”, Tổng thống Philippines nói. “Các bạn cần đường sắt chứ? Vâng, chúng tôi cần. Và nếu có thể, hãy cho chúng tôi vay vốn với điều kiện ưu đãi, chẳng hạn thời hạn thanh toán là 20 năm”.
“Tôi sẽ không cần Mỹ [viện trợ] nữa”, Duterte nói. “Chúng ta sẽ bị họ sỉ nhục”.
Mỹ là đồng minh thân cận nhất của Philippines kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1946, và giữa hai nước có các hiệp ước quân sự chính thức. Các quan chức Chính phủ Philippines thời gian qua đã nhiều lần cố gắng “chữa cháy” những phát biểu mang tính xúc phạm của Duterte nhằm vào Mỹ, chẳng hạn ông nói Tổng thống Barack Obama nên “xuống địa ngục”. Giới chức Philippines cũng nhấn mạnh rằng một chính sách đối ngoại độc lập hơn không có nghĩa là cắt đứt quan hệ với Mỹ.
Ông Duterte ngày 19/10 nói với các phóng viên rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông sẽ không dẫn tới một liên minh quân sự với Bắc Kinh hay một thỏa thuận hợp tác thăm dò năng lượng chung ở khu vực tranh chấp. Ông cho biết sẽ “đề cập qua” với ông Tập Cận Bình việc ngư dân Philippines mong muốn trở lại đánh bắt cá ở khu vực bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp mà Trung Quốc giành quyền kiểm soát từ năm 2012.
Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về chính sách của Duterte. Đại sứ Mỹ tại Manila, ông Philip Goldberg, ngày 19/10 nói rằng những nỗ lực của Philippines nhằm cải thiện quan hệ với Trung Quốc “không nên là một trò chơi có tổng bằng 0”.
Không chỉ phê phán Mỹ, Duterte còn kịch liệt chỉ trích Liên hiệp quốc và Liên minh châu Âu (EU) vì những tổ chức này đã lên án chiến dịch chống ma túy đẫm máu của Philippines và cho rằng chiến dịch có thể vi phạm nhân quyền. Theo số liệu từ cảnh sát Philippines, hơn 3.000 nghi phạm ma túy đã thiệt mạng kể từ khi chiến dịch này được Duterte khởi xướng.
Ngược lại, nhà lãnh đạo nói Trung Quốc “rất tử tế” khi cung cấp vốn để giúp Philippines xây dựng một trung tâm cai nghiện.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 19/10 nói rằng Bắc Kinh “đánh giá cao những nỗ lực của Tổng thống Duterte trong việc trấn áp tội phạm ma túy và cải thiện an sinh xã hội bằng sự quan tâm đến những lợi ích nền tảng và sự thịnh vượng của đất nước và nhân dân”.
Bà Hoa cũng ca ngợi những nỗ lực của ông Duterte nhằm tìm kiếm một sự “hạ cánh mềm” cho những tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
“Trung Quốc và Philippines đang quay trở lại đúng hướng để giải quyết tốt vấn đề biển Đông thông qua đối thoại và tham vấn song phương”, bà Hoa nói. “Láng giềng hữu nghị nên sống hòa thuận với nhau theo cách như vậy”.