Thanh Hóa đặt mục tiêu năm 2023 GRDP bình quân đầu người đạt 3.150 USD trở lên

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Chia sẻ

Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa, xác định chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 11,0% trở lên. Trong đó, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 3.150 USD trở lên….

Toàn cảnh phiên họp của UBND tỉnh Thanh Hóa
Toàn cảnh phiên họp của UBND tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11 năm 2022 thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022 và những kế hoạch, định hướng, mục tiêu mới trong năm 2023.

NHIỀU CƠ SỞ CÔNG NGHIỆP MỚI ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

Theo báo cáo đánh giá năm 2022, các lĩnh vực kinh tế của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có bước phát triển. Cụ thể lĩnh vực nông, lâm nghiệp thủy sản sản xuất ổn định và khá toàn diện, lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm.

Tổng sản lượng lương thực ước đạt 1,585 triệu tấn, năng suất các cây trồng chính đều cao hơn so với kế hoạch, trong đó năng suất lúa đạt gần 61 tạ/ha. Giá trị sản phẩm bình quân trên 01 ha đất trồng trọt ước đạt 115 triệu đồng, tăng 3 triệu đồng so với năm 2021.

Đã tích tụ, tập trung đất đai được hơn 7.300 ha, chuyển đổi trên 3.100 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản có giá trị cao hơn.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa ước tăng 16,31% so với cùng kỳ, hầu hết các sản phẩm công nghiệp truyền thống, chủ yếu vẫn duy trì đà phát triển ổn định, có sản lượng tăng cao.

Trong năm, Thanh Hóa có thêm nhiều cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động như: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu Adiana Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, Nhà máy may xuất khẩu S&D Thanh Hóa tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn... khởi công một số dự án quy mô lớn như: Dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, dự án Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2, góp phần tăng năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Ngành dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 của tỉnh này ước đạt 172.000 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Xuất, nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng cao, giá trị xuất khẩu ước đạt trên 5.500 triệu USD, tăng 1,6%, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 9.300 triệu USD, tăng 30,1%. Tổng lượng khách du lịch năm 2022 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt trên 11 triệu lượt, gấp 3,2 lần năm 2021.

Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vượt dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN ước đạt gần 49.000 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ, đạt cao nhất từ trước đến nay. Thành lập mới doanh nghiệp vượt gần 17% kế hoạch.

GIẢI PHÓNG MẶT BẶNG CHƯA ĐẠT YÊU CẦU

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu rõ một số tồn tại, hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2022 tại tỉnh Thanh Hóa như: Kết quả giải phóng mặt bằng các dự án sử dụng đất trên địa bàn đạt rất thấp so với kế hoạch (đạt 57,3% KH), nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài trong giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết.

Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế xảy ra ở nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Nợ đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm, việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thu hồi nợ đọng BHXH cho người lao động trong doanh nghiệp còn hạn chế. Một số đơn vị còn thiếu chủ động, quyết liệt trong giải quyết công việc, kết quả giải quyết công việc chưa cao.

Tiến độ, chất lượng tham mưu, chất lượng xây dựng các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách của một số sở, ngành, địa phương có lúc, có việc còn chưa đáp ứng được yêu cầu phải báo cáo lại nhiều lần. Kỷ luật, kỷ cương, tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa cao.

Đánh giá về nguyên nhân của những kết quả đạt được, ông Đỗ Minh Tuấn Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhận định, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch, đặc biệt có những chỉ tiêu vượt so với kế hoạch, các vướng mắc, hạn chế, tồn tại cũ và mới đều được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Đây là nỗ lực, sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, cấp ngành và cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của Trung ương.

Nhấn mạnh về những hạn chế, tồn tại, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa lưu ý tình trạng thu hút đầu tư chưa đạt yêu cầu, công tác chuyển đổi số ở một số ngành chưa đạt mục tiêu.

MỤC TIÊU NĂM 2023

Nội dung báo cáo tại phiên họp đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa năm 2023, một số chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,0% trở lên, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0% trở lên, công nghiệp - xây dựng tăng 14,2% trở lên, dịch vụ tăng 9,6% trở lên, thuế sản phẩm tăng 9,8% trở lên. Cơ cấu các ngành kinh tế: Nông, lâm, thủy sản chiếm 14,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 49,0%, dịch vụ chiếm 29,8%, thuế sản phẩm chiếm 6,8%, GRDP bình quân đầu người đạt 3.150 USD trở lên.

Đối với nhiệm vụ năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đánh giá, các khó khăn, thách thức tác động tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian tới vẫn rất lớn với nhiều yếu tố khó dự báo hơn, khó khăn, thách thức phải đối mặt còn nhiều, khó lường, nhất là biến động về giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào, áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng cao, rủi ro về chuỗi cung ứng, nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp, suy yếu, sự điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại.

Ông Đỗ Minh Tuấn yêu cầu, cần dự báo, đánh giá sát thực tiễn thuận lợi, khó khăn tình hình kinh tế - xã hội đảm bảo công tác lãnh, chỉ đạo điều hành “giữ ổn định”, đồng thời luôn nỗ lực cố gắng, thích ứng linh hoạt, sáng tạo để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra. Phải chuẩn bị chiến lược giai đoạn sau, chuẩn bị tốt công tác khởi công các dự án lớn.

Góp ý cụ thể vào kế hoạch năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cần nghiên cứu lại một số chỉ tiêu như xuất khẩu, huy động vốn phát triển... Cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, có tính răn đe đối với công chức, viên chức vi phạm thực thi công vụ, trách nhiệm của người đứng đầu khi đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu quan trọng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con