Thanh khoản chán nản, VN-Index mất điểm nhẹ

Kim Phong
Chia sẻ

Hôm nay là lần thứ 3 trong vòng có 8 phiên trở lại đây mức giao dịch khớp lệnh hai sàn niêm yết tụt xuống dưới mốc 10 ngàn tỷ đồng. Dòng tiền quá kém, dù mới đưa thị trường vào trạng thái giằng co, cũng là phản ánh sự chán nản. Thậm chí thanh khoản của UpCOM lẫn thị trường phái sinh cũng mất hút...

VN-Index hạ độ cao chiều nay.
VN-Index hạ độ cao chiều nay.

Hôm nay là lần thứ 3 trong vòng có 8 phiên trở lại đây mức giao dịch khớp lệnh hai sàn niêm yết tụt xuống dưới mốc 10 ngàn tỷ đồng. Dòng tiền quá kém, dù mới đưa thị trường vào trạng thái giằng co, cũng là phản ánh sự chán nản. Thậm chí thanh khoản của UpCOM lẫn thị trường phái sinh cũng mất hút.

Trước đây khi thanh khoản sụt giảm mạnh trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư hay đổ lỗi cho phái sinh. Nhưng lần này đến thị trường phái sinh cũng đã bốc hơi, khiến hôm nay và trung bình tuần trước ở ngưỡng thấp nhất kể từ đầu năm. UpCOM cũng chỉ giao dịch khoảng 464 tỷ đồng.

Như vậy, dòng tiền đã “teo tóp” trên toàn thị trường, thể hiện một trạng thái tâm lý chung là chán nản. Nhà đầu tư không bán ra nhiều mà cũng không muốn mua. Cung cầu cân bằng tạo tình thế giằng co. HoSE kết phiên với 228 mã tăng/219 mã giảm là cân bằng, VN-Index cũng chỉ mất 3,37 điểm tương đương 0,28%. VN30 giảm nhẹ 0,31%, Midcap tăng 0,41%, Smallcap tăng 0,08% và độ rộng của các rổ này cũng cân bằng.

Dĩ nhiên vẫn sẽ có các cổ phiếu giao dịch vượt trội lên trong tình thế ảm đạm hôm nay. 13 cổ phiếu tăng kịch trần ở HoSE có một số đại diện thanh khoản rất tốt. Chẳng hạn HAG hấp thụ toàn bộ số lượng bán ra để giữ giá kịch trần đến hết phiên. Mã này thị giá thấp nhưng cũng đạt 223,7 tỷ đồng thanh khoản với 23,6 triệu cổ. HCM cũng kịch trần với thanh khoản gần 143 tỷ. VIB giao dịch 101,8 tỷ đồng thanh khoản ở giá kịch trần. Rồi DBC, OGC cũng giao dịch khá nhiều...

Trong 228 cổ phiếu tăng giá ở HoSE cuối phiên, ngoài 13 mã kịch trần, còn 100 mã khác tăng trên 1%, số này có 23 mã đạt thanh khoản từ 20 tỷ đồng trở lên. Đây cũng là giao dịch tương đối nổi bật trong bối cảnh thị trường dập dình đi ngang biên độ rất hẹp và thanh khoản rất kém.

Về phân bổ vốn, thanh khoản trên HoSE hôm nay vẫn tập trung nhiều hơn ở nhóm tăng giá. Cụ thể, các cổ phiếu đóng cửa trên tham chiếu đạt 4.853,5 tỷ đồng thanh khoản, chiếm 54,4% tổng giá trị khớp của sàn này. Thanh khoản phía giảm đạt 3.491,5 tỷ đồng, chiếm 39,1%.

Trên cả HoSE lẫn HNX có 29 cổ phiếu đạt thanh khoản vượt 100 tỷ đồng - đóng góp 56,5% vào tổng giá trị khớp hai sàn này - thì  17 mã đóng cửa trên tham chiếu, 10 mã đóng cửa dưới tham chiếu.

Trong nhóm vốn hóa lớn nhất của VN-Index, số giảm vẫn nhiều hơn.
Trong nhóm vốn hóa lớn nhất của VN-Index, số giảm vẫn nhiều hơn.

VN-Index mất điểm nhẹ cuối ngày cũng như phiên chiều mặt bằng chỉ số xuống thấp hơn hẳn phiên sáng chủ yếu do ảnh hưởng của một số cổ phiếu lớn thay đổi giá. GAS là ví dụ ảnh hưởng nhất tới VN-Index khi chiều nay tụt dốc mạnh. So với giá cuối phiên sáng GAS giảm 1,45% và so với tham chiếu giảm 1,27% (hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của GAS nên giá tham chiếu có điều chỉnh kỹ thuật). Ảnh hưởng mạnh lên VN30-Index chiều nay là MWG, ngay từ sáng đã giảm 2,13% và chiều nay rơi sâu thêm 1,45% nữa, đóng cửa dưới tham chiếu 3,56%.

Những cổ phiếu rớt giá mạnh như MWG, HPG, DGC, VHC, ANV... thật sự có lực bán áp đảo và gia tăng về thanh khoản. Số lớn còn lại chủ yếu do lực cầu suy yếu nên biến động hẹp và thanh khoản cũng nhỏ.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán vẫn duy trì được độ cao, với HCM, DSC và ART đóng cửa ở giá trần. Nhóm tăng trên 4% bao gồm EVS, AGR, AAS, VIX, MBS, VFS, CTS.

Tổng giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết hôm nay chỉ đạt gần 9.737 tỷ đồng, giảm 18% so với phiên trước. Tuy mức giao dịch này chưa phá được kỷ lục của các phiên 23-24/6, nhưng cũng đã xuống dưới ngưỡng 10 ngàn tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài chiều nay giao dịch mạnh thêm không đáng kể, mức mua vào khoảng 472 tỷ đồng và bán ra 578 tỷ đồng. Vị thế bán ròng tổng hợp cả ngày khoảng 131,2 tỷ, vẫn chỉ tập trung vào MWG, HPG, NVL, CTG. Đây là các cổ phiếu bị bán ròng trên 20 tỷ đồng. Phía mua ròng có STB, VNM, VHC cũng là 3 mã duy nhất trên 20 tỷ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con