Thanh khoản vượt tỷ đô, nhà đầu tư cá nhân tung tiền gom toàn ngân hàng, bất động sản
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 293 tỷ đồng phiên này, trong đó họ mua ròng khớp lệnh 149,6 tỷ đồng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VRE, GMD, STB, TCB, DGC, TPB, VPB, VCI, VCB, VIC.
Những mảnh ghép đầu tiên về bức tranh kinh doanh quý 2/2023 được hé lộ cùng với việc Chỉnh phú yêu cầu đẩy mạnh giảm lãi suất trở thành hai động lực quan trọng giúp chỉ số đi lên trong phiên hôm nay. Vn-Index tăng 2,75% tiến về vùng 1.151 điểm dù có đôi lúc trong phiên mức tăng thậm chí khá hơn rất nhiều.
Thanh khoản ba sàn hôm nay vượt lên mức cao mới, hơn 25.000 tỷ đồng được khớp lệnh trên cả ba sàn.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 74,6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 125 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: SSI, CTG, VNM, KBC, DBC, PTB, VHC, VHM, HPG, GAS.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VRE, VCI, GMD, TPB, VCB, STB, PNJ, PVD, POW.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 293 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 149,6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VRE, GMD, STB, TCB, DGC, TPB, VPB, VCI, VCB, VIC.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có: SSI, VNM, HPG, DBC, GEX, KBC, VSC, HCM, PTB.
Tự doanh bán ròng 28,2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 46,1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 11/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MWG, FUEVFVND, GEX, NKG, KDH, POW, E1VFVN30, EIB, FPT, MSN.
Top bán ròng là nhóm Bất động sản. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VPB, BCM, BAF, DGW, TCB, STB, VCB, VHM, CTG, VIC.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 126,5 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 21,6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng có MWG, TCB, CTG, VHC, VRE, DGW, DGC, FPT, GMD, VIC.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có HPG, SSI, VCI, VSC, VCB, BCM, HSG, VIX, GVR, HCM.
Giao dịch thỏa thuận có sự tham gia chủ yếu của nhà đầu tư cá nhân trong nước và nước ngoài. Top giao dịch thỏa thuận trong phiên là VJC, EIB, VCB, SBT, VSC trong đó nhà đầu tư Tổ chức trong nước giao dịch liên quan đến EIB, SBT, VSC nước ngoài giao dịch VCB. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch thỏa thuận các mã FPT, SSI, MSN, VPB, VNM, BID.
Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 18,34% tăng từ mức 16,73% phiên trước, và cao nhất trong vòng 10 phiên liên tiếp, chỉ số ngành tăng 0,43%, với MBB, CTG, SSB vượt đỉnh 3 tháng, MBB vượt đỉnh 6 tháng và SSB vượt đỉnh 1 năm.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Ngân hàng tăng mạnh trong ngày hôm nay và có giá trị dương cho thấy dòng tiền vào nhóm này ròng trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, dòng tiền vào nhóm này cũng chỉ đang ở mức “trung vị” trong vòng 1 năm, nên có nhiều room để tăng.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Ngân hàng tăng trong ngày hôm nay và có giá trị âm cho thấy dòng tiền vào nhóm này đang yếu hơn chỉnh nó cùng kỳ.
Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm và đồ uống ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 11,17%, là mức cao so với 10 phiên gần nhất, chỉ số ngành tăng 1,23% cho thấy bên mua chủ động đẩy giá tăng, thanh khoản tăng.
Các cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất gồm VNM, HAG, MSN, DBC, BAF, TAR, VHC, ANV, IDI, QNS trong đó 8/10 mã tăng điểm. Trong đó HAG, TAR, BAF là những mã vượt đỉnh 3 tháng.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Thực phẩm và đồ uống tăng trong ngày hôm nay LÊN mức cao nhất trong vòng 1 năm cho thấy dòng tiền vào mạnh nhóm này.
Chỉ số FMI-Rel của nhóm Thực phẩm và đồ uống tăng nhưng vẫn ở vùng thấp trong vòng 1 năm cho thấy nhóm này còn nhiều room để hấp dẫn dòng tiền.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 tăng lên 41,18% trên HOSE. Chỉ số VN30 tăng 0,31%. Giao dịch tập trung vào SSI, HPG, STB, CTG, VNM, VPB, MWG, MBB, NVL, PDR trong đó 6/10 mã tăng điểm.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID giảm xuống 42,76% chỉ số VNMID tăng 0,27%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm xuống 12% Chỉ số VNSML tăng 0%.